Tại Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Hồ Cẩm Đào đã trao lại toàn bộ quyền lực cho Tập Cận Bình. Ông Tập thông qua việc “đả hổ” mà từng bước làm suy yếu thế lực của Giang Trạch Dân. Trước Đại hội 19 sắp tới, xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy Tập Cận Bình sẽ tiến thêm một bước nữa trong việc tập trung quyền lực.

Ho Cam Dao
Tại Đại hội 18 của ĐCSTQ, Hồ Cẩm Đào đã trao lại toàn bộ quyền lực cho Tập Cận Bình, giúp ông Tập quét sạch các nguyên lão tham chính, đặt định một cơ sở. Theo tin được đưa, lần này tại hội nghị Bắc Đới Hà, ông Tập lại tiến thêm một bước trong việc tập trung quyền lực (Ảnh: Wikipedia)

Cách nói “nguyên lão tham chính” trong ĐCSTQ là bắt đầu từ thời Đặng Tiểu Bình. Khi đó “bát đại nguyên lão” của ĐCSTQ bao gồm Đặng Tiểu Bình, Trần Vân, Lý Tiên Niệm, Bành Chân, Dương Thượng Côn, Bạc Nhất Ba, Vương Chấn và Tống Nhiệm Cùng, đã lần lượt cho miễn nhiệm hai Tổng Bí thư Đảng là Triệu Tử Dương và Hồ Diệu Bang.

Năm 1989, sau khi Giang Trạch Dân đảm nhận vị trí cao nhất trong ĐCSTQ đã đi theo cách làm cực tả, hoàn toàn tương phản với đường lối “cải cách mở cửa” của Đặng Tiểu Bình. Tháng 1/1992, ông Đặng thông qua quan chức cấp cao tại địa phương phía nam gửi tin cho Giang rằng ai phản đối lộ tuyến của “Đại hội 13” thì người đó “xuống”, và trong buổi diễn thuyết tại Thẩm Quyến, ông còn nhấn mạnh “Ai không cải cách thì người đó xuống”. Đây cũng là lần ông Đặng gửi thông điệp cuối cùng tới Giang Trạch Dân.

Do đó, tại Đại hội 14 của ĐCSTQ, Giang Trạch Dân không thể không kiên trì lộ tuyến “cải cách mở cửa”, đồng thời trong hội nghị cũng triệt tiêu lề lối lấy các “nguyên lão” làm trung tâm, từ “nguyên lão” cũng không còn được chính thức sử dụng.

Nhưng vào tháng 11/2002 tại Đại hội 16 của ĐCSTQ, khi mãn nhiệm vị trí Tổng Bí thư sau 13 năm đảm nhiệm, Giang Trạch Dân vẫn tiếp tục nắm giữ quân quyền, và còn gọi một cách mỹ miều là “nâng lên ngựa, tiễn một đoạn đường”. Mà việc “tiễn một đoạn đường” của ông này vẫn luôn bị ngoại giới phê bình là ví dụ điển hình của “nguyên lão tham chính”.

Trong thời kỳ của Hồ Cẩm Đào, Giang Trạch Dân đã cài rất nhiều tâm phúc trong Thường ủy Bộ Chính trị, phe phái của ông này chiếm đại đa số. Ngoài ra, trong quân đội hai vị Phó Chủ tịch Quân ủy là Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu cũng là tâm phúc của Giang, còn Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo thì bị khống chế quyền lực.

Ngay trước Đại hội 18, sự kiện Trùng Khánh bộc phát, người của phe ông Giang là Bạc Hy Lai, Tăng Khánh Hồng và Chu Vĩnh Khang bị bại lộ âm mưu chính biến đối với Tập Cận Bình. Sau đó Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo liên thủ với Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường để hạ bệ người kế thừa quyền lực của Giang Trạch Dân là Bạc Hy Lai.

Trong Đại hội 18 của ĐCSTQ, Hồ Cẩm Đào đã giao lại toàn bộ quyền lực Tổng Bí thư, Chủ tịch Quân ủy cho người kế nhiệm là Tập Cận Bình. Ngoài ra, Hồ Cẩm Đào còn báo cáo hết nhiệm kỳ tại Đại hội 18 rằng tình trạng quan viên hủ bại rất nặng nề, và lại một lần nữa đưa ra cảnh cáo “hủ bại vong Đảng”.

Sau khi Tập Cận Bình tiếp nhiệm đã nhiều lần đã cảm ơn việc chuyển giao quyền lực của Hồ Cẩm Đào, và còn lập tức triển khai hành động “đả hổ” chống tham nhũng chưa từng có trong lịch sử của ĐCSTQ. Sau đó các quan lớn trong phe Giang lần lượt “ngã ngựa”, trong đó bao gồm Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, Tô Vinh và Lệnh Kế Hoạch.

Trước khi hội nghị Bắc Đới Hà khai mạc vào đầu tháng 8 năm nay, người kế thừa quyền lực của phe ông Giang trong ĐCSTQ, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Tôn Chính Tài đột nhiên bị điều tra vào ngày 24/7. Tôn Chính Tài được những người trong phe Giang là Giả Khánh Lâm, Lưu Kỳ và Tăng Khánh Hồng bồi dưỡng trở thành “người kế nhiệm” vị trí thủ tướng trong nhiệm kỳ sau.

Việc “ngã ngựa” của Tôn Chính Tài được cho là cải biến quang phổ quyền lực của ĐCSTQ một cách sâu sắc, việc này đã dẫn khởi vấn đề trống vị trí quyền lực trong Hội nghị Bắc Đới Hà.

Đồng thời, bắt đầu từ ngày 7/8, những người đứng đầu cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ là “Nhân dân Nhật Báo” tại các tỉnh thành Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Tây, Liêu Ninh đua nhau thể hiện lòng trung thành với “Tập hạt nhân”, được cho là có mục đích tăng cường trợ lực cho quyền uy của Tập Cận Bình tại hội nghị Bắc Đới Hà.

RFI của Pháp trích dẫn kênh truyền thông tiếng Trung ở Hải ngoại nói rằng, từ những dấu hiệu của các hoạt động tại Bắc Đới Hà có thể phán đoán chế độ chỉ định “người kế nhiệm” cách khóa rất có thể đã bị hủy bỏ. Dấu hiệu Tập Cận Bình sẽ tiếp tục giữ chức tại Đại hội 20 vào năm 2022 đã hiển lộ rõ ràng.

Tin tức còn cho hay, người thay Tập Cận Bình “đả hổ” là Bí thư Ủy ban Kỷ luật Trung ương Vương Kỳ Sơn sẽ không phải chịu ảnh hưởng của quy tắc ngầm “bảy lên tám xuống” mà sẽ tiếp tục giữ chức.

Tôn Vân

Xem thêm: