Sau 35 năm tăng trưởng nhanh chóng, nền kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại đáng kể trong vài năm qua. Thời kỳ tăng trưởng hai con số đã thu nhỏ lại còn khoảng 6-7%, giảm gần một nửa. có nhiều bằng chứng cho thấy sự tiêu dùng nội địa yếu kém tại Trung Quốc. Tuy nhiên, vấn đề thực sự lại chính là hệ thống phân phối của cải cứng nhắc.

(Ảnh: Pixabay)
(Ảnh: Pixabay)

Tiêu dùng khó khăn

Đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu từ lâu đã trở thành ba trụ cột của nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, mặc dù trên thực tế tiêu dùng đã có chút tăng trưởng trong vài năm qua, đầu tư và xuất khẩu đã chiếm phần lớn hơn trong hai mươi năm qua cộng với những năm trước 2011, trong khi đó tiêu dùng còn tương đối yếu. Đặc biệt trong 10 năm sau năm 2000, tiêu dùng vốn là một phần của GDP, tiếp tục giảm từ 46% trong năm 2000 xuống còn 34% trong năm 2010.

Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Tuy nhiên, dân số Trung Quốc nhiều hơn Mỹ cả tỷ người, và tất cả người Trung Quốc đều nghĩ rằng họ là nhà giàu mới nổi. Theo một cuộc khảo sát của Ngân hàng Thế giới, năm 2012 mức tiêu dùng bình quân đầu người tại Hoa Kỳ là 30.903 USD, trong khi ở Trung Quốc, nó chỉ là 1.221 USD. Tiêu dùng bình quân đầu người trên thế giới, không tính Trung Quốc, là khoảng 5.400 USD. Điều này cho thấy mức tiêu dùng bình quân đầu người của Trung Quốc ít hơn một phần tư mức tiêu dùng của thế giới và chỉ bằng 4% của Hoa Kỳ.

Bùng nổ xây dựng đã làm thay đổi các thành phố lớn của Trung Quốc, điều này tạo nên một ấn tượng sai rằng tất cả người dân ở Trung Quốc đều giàu có và người Trung Quốc đủ giàu có vượt mặt Mỹ vài lần. Nhưng nếu đến các vùng nông thôn của đất nước này, sẽ thấy những người nông dân thậm chí còn không có khả năng mua một lon soda.

Với dân số 1,4 tỷ người, tiêu dùng của Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào đầu tư của chính phủ. Điều này rất nghiêm trọng, nó cho thấy những vấn đề nằm trong cơ cấu kinh tế. Ví dụ, một mét vuông nhà ở Bắc Kinh có giá trung bình khoảng 50.000 Nhân dân tệ (7.500 USD). Ai có thể có đủ khả năng mua loại bất động sản này? Ít hơn 1% dân số Trung Quốc có thể mua. Nói cách khác, giá bất động sản của Bắc Kinh không phải là thành quả hay lợi ích dành cho 99% người dân Trung Quốc, ngay cả khi giá đã tăng lên đến 1 triệu Nhân dân tệ trên mỗi mét vuông.

Người dân phổ thông Trung Quốc là không giàu, mặc dù có khá nhiều nhà giàu mới nổi, những người đã trở nên giàu có trong hai thập kỷ qua. Trên thực tế, Trung Quốc có những người giàu nhất châu Á. Nhưng so với tổng dân số Trung Quốc, họ là một tỷ lệ rất nhỏ và họ không thể là thành phần có thể trông cậy vào để gia tăng tiêu dùng nội địa của Trung Quốc lên nhiều lần.

Phân phối sự giàu có

Trong hơn 90% người Trung Quốc, tiêu dùng thấp là một vấn đề liên quan đến thu nhập thấp, thiếu của cải, đất đai và vốn. Để cải thiện nền kinh tế Trung Quốc, người Trung Quốc phải giải quyết sự phân cực giàu nghèo và thiết kế một hệ thống hỗ trợ phát triển thịnh vượng cho đại đa số công dân.

Trong một thời gian dài cho mãi đến bây giờ, một chính sách gây bất lợi vẫn còn tồn tại trong kế hoạch kinh tế của Trung Quốc. Cụ thể, trọng tâm phát triển của chính sách này chỉ tạo nên lợi ích cho một nhóm nhỏ người dân.

Do đó, vấn đề thực sự cần đối mặt của nền kinh tế Trung Quốc là hệ thống phân phối giàu có đã lỗi thời và cứng nhắc không còn có khả năng phân phối của cải một cách công bằng. Vì chỉ có vài người có thể hưởng lợi, nó gia tăng bất đình đẳng xã hội, người giàu trở nên giàu hơn và người nghèo trở nên nghèo hơn.

Hệ thống phân phối xã hội của Trung Quốc không còn hữu dụng nữa không chỉ liên quan đến vấn đề thu nhập, mà còn liên quan đến tín dụng và cơ hội ngân hàng. Để có được sự giàu có về tài chính, làm việc chăm chỉ là không đủ. Một người còn cần kiến thức, vốn, các mối quan hệ chính trị và kinh doanh, cùng những cơ hội khác. Ví dụ, một nhà kinh doanh nhỏ cần thanh khoản để mở một cửa hàng hay mở rộng kinh doanh của mình. Việc anh ta có vốn hay không là rất quan trọng. Thiếu vốn, chỉ dựa vào làm việc chăm chỉ, anh có thể không đạt được giấc mơ của đời mình là mở một cửa hàng.

Các khoản vay sẵn có của ngân hàng là một phần của hệ thống phân phối nguồn vốn xã hội. Tiếp cận kiến thức là vấn đề bình đẳng giáo dục cho tất cả mọi người. Cơ hội tích lũy giàu có là vấn đề bình đẳng và công bằng. Làm thế nào một xã hội phân phối các nguồn lực này cho tất cả người dân không chỉ là câu hỏi về phân phối thu nhập, mà là một vấn đề về cạnh tranh công bằng.

Nếu hệ thống phân phối của cải của Trung Quốc không thay đổi, đa số người dân Trung Quốc sẽ vẫn không với tới được các cơ hội và nguồn lực, cũng không thể tích lũy bất kỳ sự giàu có ý nghĩa nào. Do đó, triển vọng phát triển kinh tế của Trung Quốc nằm trong việc cải cách hệ thống phân phối của cải.

Fan Di là một nhà kinh tế học độc lập và giáo sư bán thời gian của Đại học Bắc Kinh và Đại học Sun Yat-sen. Ông lấy bằng tiến sĩ tại Đại học California, thành phố Berkeley, được hướng dẫn bởi Li Yining của Đại học Bắc Kinh và người đạt giải Nobel George Akerlof Arthur. Fan từng là lãnh đạo cấp cao và là nhà tư vấn tại các ngân hàng lớn, các công ty tài chính và công ty lớn. Đây là một bản dịch tóm tắt của một bài viết xuất bản vào ngày 12/7/2016 trên tài khoản Wechat của ông.

Hoàng Vũ

Xem thêm: