So với chính sách cấm trồng và mua bán thuốc phiện của Quốc dân Đảng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại vì lợi ích bản thân mà không tiếc làm hại người dân, có thể thấy câu cửa miệng “vì nhân dân phục vụ” chẳng qua chỉ là lời nói dối mà thôi.

Trung Quoc trong thuoc phien
Cuộc vận động “tăng gia sản xuất” tại Diên An của ĐCSTQ chính là để cho quân đội trồng thuốc phiện (Ảnh từ internet)

Tại Trung Quốc, những người hiện ở độ tuổi 50 đều đã từng được học bài “Vì nhân dân phục vụ” từ khi lên 6 – 7 tuổi. Đây là bài phát biểu của Mao Trạch Đông trong lễ truy điệu Trương Tư Đức năm 1944. Trong những năm 60 của thế kỷ 20, bài phát biểu này được coi là một trong 3 “lão tam thiên” (3 bài viết ngắn của Mao Trạch Đông trước khi thành lập Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa), và người dân bị ép buộc phải học thuộc lòng. Bài viết nói: “Đồng chí Trương Tư Đức hy sinh vì lợi ích nhân dân, cái chết của đồng chí còn nặng hơn cả núi Thái Sơn.” Vậy Trương Tư Đức là người thế nào mà cái chết lại nặng hơn cả Thái Sơn? Ông đã làm việc gì cho có ích cho nhân dân Trung Hoa?

Tài liệu của chính quyền Trung Quốc ghi chép như sau: Trương Tư Đức sinh năm 1915 tại huyện Nghi Long, tỉnh Tứ Xuyên, xuất thân là tá điền. Năm 1933 tham gia Hồng quân, sau đó tham gia Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, rồi tham gia quân trường chinh. Năm 1935, khi Hồng quân Trung ương đến Thiểm Bắc, Trương Tư Đức đảm nhận chức Tiểu đội trưởng Đội Thông tin trong Doanh trại Cảnh vệ của Hồng quân. Năm 1937, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1942, làm cảnh vệ của Đoàn Cảnh vệ Trung ương; năm 1943, làm chiến sĩ cảnh vệ của Mao Trạch Đông. Năm 1944, tham gia cuộc vận động “tăng gia sản xuất”, đốt than củi tại huyện An Tắc, tỉnh Thiểm Tây; ngày 5/9/1944, nhà hầm bị sập, Trương Tư Đức bị đè chết. Ngày 8/9/1944, Mao Trạch Đông phát biểu bài “Vì nhân dân phục vụ” trong lễ truy điệu Trương Tự Đức.

Xem ra, lý lịch của Trương Tư Đức có vẻ không làm được việc gì nổi bật lắm, trong khi với thân phận cảnh vệ, thì cũng chưa đủ tư cách để tổ chức lễ truy điệu có được lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ tham gia. Tuy nhiên, thực tế lại ngược lại, cơ quan trực thuộc trung ương không chỉ tổ chức lễ truy điệu cho Trương Tư Đức, mà Mao Trạch Đông còn đích thân có bài phát biểu. Vậy bên trong việc này có ẩn tình gì?

Ẩn tình nằm ở nguyên nhân cái chết của Trương Tư Đức. Theo nghiên cứu của học giả tại Đại lục Trương Diệu Kiệt, Trương Tư Đức không phải chết vì đốt than củi, mà là do xảy ra sự cố ngoài ý muốn trong quá trình chế thuốc phiện nên mất mạng.

Theo những tài liệu lịch sử liên tiếp được tiết lộ, ĐCSTQ luôn tuyên truyền việc triển khai “vận động tăng gia sản xuất” tại khu vực Nam Ni Loan, nhưng thực ra chỉ có số ít đất đai là dành cho trồng lương thực, còn phần lớn là dành cho trồng thuốc phiện. Trương Diệu Kiệt tiết lộ, mấy năm trước ông đã từng đích thân đến khu Nam Ni Loan ở Diên An để khảo sát, “theo quan chức địa phương kể, Nam Ni Loan vốn là khu rừng rậm nguyên sinh duy nhất ở Diên An, sau khi bị lữ đoàn 359 của Vương Chấn dùng phương thức lạc hậu chặt phá khai hoang, thì biến thành cánh rừng trồng thuốc phiện, người ‘vì nhân nhân phục vụ’ Trương Tư Đức bị chôn sống trong nhà hầm trong khi nấu thuốc phiện sống.

Bố vợ một cư dân mạng tên Đồng Sinh Trai là người Diên An, gần đây anh có nói trong một bài viết trên mạng: “tôi nhớ khi bố vợ còn sống, ông tiết lộ cho tôi bí mật hiếm người biết.

Vùng Thiểm Bắc là vùng đất cằn cỗi, thiếu nước. Cho đến hiện nay, vẫn luôn thuộc số những khu vực nghèo đói nhất nước, vẫn luôn hưởng đãi ngộ của nhà nước. Đến nay vẫn không khá khẩm hơn, chủ yếu là dựa vào giúp đỡ của nhà nước và sự chèo chống của ngành du lịch mới nổi ở địa phương.

Căn cứ địa Thiểm Bắc những năm tháng đó tự nhiên lại có đoàn hàng mấy chục ngàn người cần ăn uống. Cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương ở đây vốn đã phải chắt chiu từng chút, lại thêm vào sự phong tỏa của quân Quốc dân Đảng, việc tập trung lương bổng và cấp dưỡng mà chính quyền biên khu yêu cầu, thật khiến cho lãnh đạo ĐCSTQ thời đó phải nhọc lòng. Thế là “cuộc vận động tăng gia sản xuất”, tự thân vận động, ăn mặc no đủ tại Diên An bắt đầu rầm rộ, Lữ đoàn 359 nhanh chóng đến đóng quân tại Nam Ni Loan. Nhưng vùng đất hoang sơ cằn cỗi này, thời kỳ có sương muối hàng năm lại kéo dài, thì có thể sản xuất được bao nhiêu lương thực chứ?

“Người dân có tập tục trồng thuốc phiện, chủ yếu là để chữa bệnh đau bụng, bộ đội của chúng ta lại thiếu bác sĩ và thuốc men, giảm đau cho thương binh, đây không phải là đã có sẵn thuốc rồi sao? Vừa có thể giải quyết được giảm đau do viêm nhiễm, vừa có thể đem thứ này đến chiến khu Nhật để bán, để đổi lấy những thiếu thốn về thuốc men, tiền bạc, vải bông, đạn dược và súng ống của căn cứ địa, thế là Hồng quân bắt đầu triển khai trồng thuốc phiện trên đất hoang.

Bố vợ tôi và chiến hữu của ông nhận nhiệm vụ mới, thâm nhập vào huyện Hưng ở khu Tấn Tây Bắc, lợi dụng quan hệ với đồng hương Sơn Tây, thông qua kênh buôn bán kinh doanh của Lưu Thiếu Bạch ở biên khu Tấn Thụy, tham dự vào thành lập Ngân hàng Nông dân ở huyện Hưng để vay vốn cho căn cứ địa, nhằm mua thuốc men, súng ống, đạn dược mà căn cứ địa đang cần gấp.”

Hồi tôi còn nhỏ, hàng xóm nhà tôi là một Hồng quân lâu năm đã từng tham gia trường chinh. Ông thường lẳng lặng nói với người nhà tôi, khi Hồng quân đến Thiểm Bắc, người dân thấy vô cùng phản cảm, thường hay xảy ra những việc toàn thôn dân cùng chống lại bộ đội, thậm chí còn có thương tích máu chảy…”

Liên quan đến việc ĐCSTQ trồng thuốc phiện và bán kiếm lời, phóng viên của hãng tin TASS (Liên Xô), đặc phái viên của Moscow trú tại Diên An Peter Vladimirov đã viết trong “Nhật ký Diên An” của mình: “Giao dịch thuốc phiện phi pháp diễn ra khắp nơi. Ví như, ở Trà Lăng, cách xa hậu phương Sư đoàn 120, họ lấy một căn phòng để sản xuất thuốc phiện, thuốc phiện thành phẩm từ đây sẽ được tuồn ra ngoài thị trường.”, “Bộ Chính trị đã bổ nhiệm Nhâm Bật làm chủ nhiệm ban quản lý “vật tư đặc chủng”, chuyên quản lý việc sản xuất và bán thuốc phiện”.

Khi Peter Vladimirov hỏi Mao Trạch Đông: “Người dân đặc khu thường  bị trừng trị do mua bán thuốc phiện, trong khi hiện nay quân đội do ĐCSTQ lãnh đạo và các cơ quan liên quan cũng công khai sản xuất thuốc phiện – việc này rốt cuộc là thế nào?” Mao Trạch Đông không dám hé môi, Trịnh Phát đứng bên cạnh trả lời thay Mao: “Trước đây đặc khu chỉ là đem muối và kiềm vận chuyển đến khu Quốc dân Đảng thống trị. Từng chuyến xe đầy ắp muối của chúng tôi đã được chuyển đi, nhưng túi tiền mang về lại xẹp lép, mà chỉ có một cái túi tiền thôi đấy. Hiện nay chúng tôi chuyển đi một túi thuốc phiện, lại có thể mang về một xe đầy ắp tiền. Chúng tôi dùng số tiền này để mua vũ khí của Quốc dân Đảng, để rồi dùng chính vũ khí này trừng trị họ.

ĐCSTQ cũng nhận thức được rằng việc chế thuốc phiện sẽ để lại tai tiếng không được tốt lắm, do đó những người tham gia phải là những người tin tưởng được, tức vừa có thể giữ bí mật được, vừa phải đảm bảo người tham gia công việc này không đút túi riêng. Do đó mà ưu tiên tuyển chọn chiến sĩ trong đoàn cảnh vệ trước, những người này có “đảng tính mạnh”, “tính kỷ luật mạnh”. Được biết, ngoài Trương Tư Đức, rất nhiều cán bộ, binh lính của đoàn cảnh vệ trung ương đều luân phiên tham gia công việc sản xuất thuốc phiện.

Còn có người tiết lộ, Trương Tư Đức mặc dù trung thành với công việc, nhưng lại là người thô kệch, mù chữ, chỉ thích hợp làm công việc chân tay nặng nhọc. Sau khi Hồng quân đến Thiểm Bắc, cuộc sống yên bình hơn nhiều. Bởi vì Trương Tư Đức là một người tương đối ngốc nghếch trong số những cảnh vệ của Mao Trạch Đông, thường hay làm nhỡ việc của Mao, nên nhiều lần bị Mao phê bình. Vì thế Mao mới cho Trương Tư Đức đi nấu thuốc phiện. Không ngờ được vài ngày thì mất mạng. Khi đó Mao cảm thấy vô cùng áy náy, nên đã viết bài “Vì nhân dân phục vụ” để che miệng lưỡi thế gian.

Ngoài ra, một số học giả còn tìm thấy văn kiện năm 1945 cho phép 3 huyện Hoài Dương, Thái Khang, Tây Hóa thuộc khu Căn cứ địa kháng Nhật (gồm 3 tỉnh Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông) được kinh doanh thuốc phiện hợp pháp và thu thuế mua bán thuốc phiện, văn kiện có tên “Biện pháp tạm thời về trưng thu thuế và quản lý thuốc phiện sống tại 3 huyện Hoài Dương, Thái Khanh, Tây Hóa”.

Hơn 70 năm trôi qua, đến khi lời nói dối đã bị phanh phui, không biết, những tổ chức và cá nhân còn đang cổ xúy cho những lời dối trá “vì nhân dân phục vụ” trong tâm nghĩ những gì?

Blog Mặc Oa

Xem thêm: