Việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐSCTQ) tăng cường khống chế chính trị trong các trường đại học liên doanh với nước ngoài như: bắt buộc phải có chi bộ Đảng, yêu cầu thẩm quyền quyết định của quan chức Đảng, và buộc bí thư chi bộ đảng của mỗi trường phải giữ vị trí phó hiệu trưởng và chủ tịch hội đồng quản trị…, đã phá bỏ lời hứa về quyền tự do học thuật trước đó.

Embed from Getty Images

Đại học New York cũng có chi nhánh tại Thượng Hải

Từ năm 2003 đến nay, đã có hơn 2000 trường đại học liên doanh với nước ngoài mới được thành lập tại Trung Quốc. Trong đó có một số Đại học nổi tiếng như chi nhánh Thượng Hải của Đại học New York, chi nhánh Ninh Ba của Đại học Nottingham, chương trình hợp tác giữa Đại học Pittsburgh và Đại học Giao thông Thượng Hải… Theo pháp luật Trung Quốc hiện nay, đại học liên doanh được xem là pháp nhân độc lập, bên góp vốn trong nước nắm giữ 51% vốn cổ phần, còn nước ngoài nắm 49% vốn cổ phần. Đa số đại học cấp văn bằng chính thức của mình.

Gần đây, Financial Times của Anh dẫn nguồn tin cho biết, những đại học liên doanh này phải xây dựng một chi bộ Đảng để giám sát hoạt động, có quyền chi phối trong các việc hành chính quan trọng. Ngoài ra, theo mệnh lệnh hành chính mới nhất của Bộ Giáo dục Trung Quốc, bí thư chi bộ Đảng của mỗi trường liên doanh sẽ phải giữ vị trí phó hiệu trưởng và chủ tịch hội đồng quản trị. Người cung cấp thông tin cho biết thêm, trong vài tháng tới những đại học và tổ chức nước ngoài phải cho thấy hiệu quả hợp tác đối với sự việc này.

Mệnh lệnh hành chính này do Ban Tổ chức Trung ương Trung Quốc khởi thảo. Ban này phụ trách việc bổ nhiệm quan chức cấp cao trong Đảng và Chính phủ Trung Quốc. Người cung cấp thông tin chia sẻ: “Việc thay đổi bản chất trò chơi này báo hiệu hậu quả không tốt trong tự do học thuật.”

Ngoài ra, với những tổ chức Đại học nước ngoài thành lập mới tại Trung Quốc, các hội đồng quản trị được yêu cầu trong những quyết định quan trọng như tuyển dụng nhân viên cấp cao, phân bổ ngân sách, phải được sự đồng ý chung của mọi người. Việc này đồng nghĩa với chức vụ mới là đại biểu Đảng trong trường có quyền phủ quyết.

Phó Hiệu trưởng chi nhánh Thượng Hải của Đại học New York, ông Jeffrey Lehman nói, ông Du Lập Trung là Hiệu trưởng kiêm Bí thư chi bộ Đảng và ngay từ đầu đã là Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Thông tin về mệnh lệnh hành chính này đã sớm lan truyền trong giới giáo dục Trung Quốc từ hồi tháng Tám. Chính quyền Trung Quốc chính thức có quyết định từ sau Đại hội 19, theo đó “toàn bộ chính phủ, quân đội, xã hội cũng như các trường học” phải tuân theo lãnh đạo của Đảng.

Đối với các trường Đại học nước ngoài tại Trung Quốc, quyền tự do học thuật luôn là vấn đề nhạy cảm. Họ cũng phải đối mặt với những chỉ trích về việc làm kinh doanh trong một quốc gia mà tình trạng nhân quyền đặc biệt tồi tệ.

Những năm gần đây, ĐCSTQ khống chế chính trị chặt chẽ đối với các tổ chức giáo dục, đưa chương trình ý thức hệ của Đảng vào trường học. Việc làm này khiến giới giáo sư đại học không hài lòng.

Một số đại học liên doanh nổi tiếng như Đại học Duke (liên doanh cùng Đại học Vũ Hán ở Côn Sơn – Giang Tô), đã ký kết thỏa thuận với Bộ Giáo dục Trung Quốc yêu cầu bảo đảm quyền tự do học thuật. Nhiều học giả nghi ngờ không biết thỏa thuận này có được thực thi không. Phó Hiệu trưởng Denis Simon của chi nhánh Côn Sơn Đại học Duke cho biết, trước mắt ông chưa có bình luận gì về vấn đề này.

Tuyết Mai

Xem thêm: