Ngày 3-5 tháng 8 vừa qua, hội nghị thường niên về vấn đề cấy ghép tạng đã diễn ra tại Côn Minh, Vân Nam. Cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc nhiều lần tuyên bố cải cách cấy ghép nội tạng đã thành công, nhưng các chuyên gia quốc tế đã phủ nhận cách nói này.

Screen Shot 2017 08 13 at 6.33.07 PM
Người phụ trách của “Hiệp hội các Bác sĩ chống Mổ cướp nội tạng” (gọi tắt là DAFOH), Tiến sĩ Torsten Trey (Ảnh: Epoch Times)

Tiến sĩ Torsten Trey, người phụ trách “Hiệp hội các Bác sĩ chống mổ cướp nội tạng” (gọi tắt là DAFOH) trong cuộc phỏng vấn với Epoch Times đã phát biểu: “Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố tiến hành cải cách cấy ghép nội tạng, cách làm này không khác gì một kẻ sát nhân lạm sát vô cớ đang tìm cách xóa đi tang chứng.”

Tiến sĩ Trey cho rằng, ý đồ của ĐCSTQ là muốn tẩy sạch và che giấu nguồn nội tạng vốn không cách nào giải thích được, che giấu hành vi mổ cướp nội tạng của các tù nhân lương tâm như những người tập Pháp Luân Công.

Ông còn nói, đối chiếu với hệ thống hiến tặng nội tạng ở phương Tây, cho dù chiểu theo điều mà cơ quan truyền thông của ĐCSTQ tuyên bố có 300.000 người đăng ký hiến tặng nội tạng, thì cuối cùng cũng chỉ có khoảng 21 – 42 người là hiến tặng nội tạng thành công.

ĐCSTQ đánh lạc hướng chú ý của xã hội phương Tây

Ông Trey cho hay: “ĐCSTQ đã thiết lập một hệ thống quyên tặng nội tạng hoặc là cấy ghép nội tạng, dụng ý nhằm tạo nên một cơ chế hòng che đậy hệ thống cấy ghép nội tạng phi đạo đức, đánh lạc hướng chú ý và xoa dịu các bác sĩ phương Tây, xóa đi dấu vết.”

“Cái gọi là cải cách này đã khiến cho người ta quên đi vấn đề lạm dụng cấy ghép nội tạng, kéo xã hội Tây phương vào quan niệm cải cách sai lầm.”

So sánh hệ thống hiến tạng của Mỹ, Anh và Trung Quốc

Tiến sĩ Trey nói: “Ở Mỹ, kiến lập một hệ thống hiến tạng ước chừng mất gần 20 năm.”

“So sánh với nước Mỹ, hoàn cảnh hiến tạng của Trung Quốc còn khó khăn hơn nữa. Xét từ góc độ truyền thống Trung Quốc (muốn bảo toàn thi thể sau khi chết), người Trung Quốc luôn phản đối hiến tạng. Trung Quốc còn có quy định, chỉ cần có một thành viên trong gia đình phản đối người thân đã tử vong hiến tạng, thì không được phép mổ lấy nội tạng đó. Do vậy, ở Trung Quốc cho dù có người đã đăng ký làm người hiến tạng, thì vẫn có tồn tại những chướng ngại mà nước Mỹ không có.”

“Hơn nữa, thông thường mà nói, sau khi đăng ký hiến tạng, người đăng ký sẽ không chết ngay trong vòng 2-3 năm.”

Theo con số thống kê, thì cuối năm 2010, tỷ lệ công dân Trung Quốc hiến tạng sau khi chết ước chừng 0,6/1 triệu người, là một trong những quốc gia có tỷ lệ hiến tạng thấp nhất. Giáo sư Trần Trung Hoa tại Viện y học Đồng Tế trường Đại học Khoa học Kỹ thuật Hoa Trung cho biết, từ năm 2003 đến tháng 8/2009, Trung Quốc chỉ có 130 công dân hiến tạng thành công sau khi chết. Năm 2014 con số được tiết lộ tại Hội nghị cấy ghép Nội tạng Trung Quốc năm 2014 cho thấy, 3 năm từ 2010- 2013, số lượng công dân hiến tạng sau khi chết chỉ có 1.448 trường hợp.

Trung Quốc tuyên bố rằng hiện tại có 300.000 người đăng ký hiến nội tạng nhưng tiến sĩ Trey nói, nước Mỹ có 140 triệu người đăng ký hiến nội tạng, nước Anh có khoảng 21 triệu người đăng ký. Mà cho dù có người đăng ký hiến tạng như vậy, nhưng năm 2016, nước Mỹ chỉ có 15.951 người thực sự hiến tạng, ở Anh, con số này chỉ là 1.364 người.

“Nếu như xét đến tỷ lệ tử vong 7/1.000, thì chỉ có chừng đó người hiến tạng. Do các nguyên nhân như người hiến tạng bị bệnh, và lối sống không lành mạnh, vấn đề tuổi tác, vấn đề sai lệch thời gian giữa tử vong và và việc mổ lấy tạng, nên cuối cùng chỉ có khoảng 1-2% những người đăng ký hiến tạng sau khi chết là phù hợp với điều kiện cấy ghép nội tạng.”

Nếu như dùng cách suy luận như trên để xét 300.000 người Trung Quốc hiến tạng, thì kết quả theo lời của ông Trey sẽ là: “Năm 2016, trong 300.000 người này theo tỷ lệ 7/1.000 qua đời, ước chừng là 2.100 người qua đời. Mà trong 2.100 người đã qua đời năm 2016, thì chỉ có từ 1% đến 2% số người là có thể cung cấp nội tạng cho cấy ghép, tương đương với 21-42 người hiến tạng. Nhưng ĐCSTQ lại tuyên bố năm 2016 có 4.000 người hiến tạng. Có nghĩa là, của Trung Quốc có nguồn cung cấp tạng khác.”

“So sánh với hệ thống hiến tạng của Mỹ và Anh, thì con số mà hệ thống nội tạng của Trung Quốc cung cấp là không đáng tin cậy. Mô thức này đủ để người ta nghi vấn cơ chế hệ thống hiến nội tạng, quốc tế cần tiến hành điều tra khẩn cấp.”

Số người hiến tạng ở Trung Quốc có xuất hiện dấu hiệu bất thường

Tiến sĩ Trey cũng nghi vấn, cái gọi là 300.000 người Trung Quốc đăng ký liệu có phải là chân thực không, bởi vì, số người hiến tạng của Trung Quốc đã từng xuất hiện dấu hiệu bất thường:

Slide2 533x400 1
Biểu đồ thống kê số người hiến tạng của Hội chữ thập đỏ Trung Quốc từ ngày 18/1/2015 đến ngày 18/12/2016 (DAFOH cung cấp)

DAFOH theo dõi con số đăng ký hiến tạng của Trung Quốc hơn 18 tháng, phát hiện từ 30 đến 31/12/2015, một ngày tăng lên 25.000 người.

Tiến sĩ Trey nói: “Đột nhiên gia tăng thì cũng có thể, nhưng việc gia tăng này lại xảy ra vào ngày 30 tháng 12 cuối năm, thật sự không hợp lý, có vẻ như cố ý tạo ra con số này.”

Cũng vậy vào tháng 12/2016, DAFOH quan sát thấy, trong 1 tuần, số người hiến tạng tăng lên 88.000 người. Cơ quan truyền thông của ĐCSTQ thì lên tiếng rằng, đây là vì hai hệ thống hiến tạng hợp nhất.

“Tuy nhiên, trước đây không ai biết đến hệ thống kia, hơn nữa vì sao người hiến tạng không đăng ký trong hệ thống của quốc gia, điều này không hợp lý. So sánh ra, thì trong các thời gian khác trong cùng một năm đó, tỷ lệ số người hiến tạng gia tăng là vô cùng thấp. Số người (hiến tạng) gia tăng, dường như là con số nhân tạo, hơn nữa là chưa từng có,” tiến sĩ Trey nói thêm.

Năm 2020 Trung Quốc vượt Mỹ trở thành quốc gia cấy ghép tạng lớn nhất?

Ông Hoàng Khiết Phu, cựu Bộ trưởng Y tế nói, năm 2020, trên lĩnh vực cấy ghép nội tạng Trung Quốc có hy vọng vượt trên Mỹ. Đối với việc này, tiến sĩ Trey cho hay: “Điều này khiến cho người ta phải lo lắng, bởi vì hệ thống hiến tạng mới không thể cung cấp nhiều nội tạng một cách nhanh chóng như vậy được, điều đó là không thể. Việc mổ cướp nội tạng phi đạo đức lại tiến thêm một bước nữa.”   

“Thiết lập một hệ thống hiến tạng tự nguyện, miễn phí, cần có thời gian. Phát triển nhanh chóng như vậy cho thấy, hệ thống này là không tự nguyện. Hơn nữa, lại sinh ra một vấn đề nữa: Những nội tạng này đến từ đâu?”

“Nếu như kiểu cải cách này được tán dương, thì sự thật về việc ĐCSTQ tiếp tục mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác mà nó vẫn che đậy, sẽ là việc mang tính hủy diệt.”

Cao Tĩnh

Xem thêm: