Cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc Hoàng Khiết Phu biến sắc khi bị hỏi về vấn đề mổ cướp nội tạng bên ngoài hội trường Đại hội của “Hiệp hội Cấy ghép Nội tạng Quốc tế” khai mạc tại Hồng Kông từ ngày 18/8.

Ông Hoàng Khiết Phu đang rời khỏi hội trường Đại hội. (Ảnh: NTDTV)
Ông Hoàng Khiết Phu đang rời khỏi hội trường Đại hội. (Ảnh: NTDTV)

Biến sắc khi bị hỏi về vấn đề mổ cướp nội tạng

Đại hội của “Hiệp hội Cấy ghép Nội tạng Quốc tế” (The Transplantation Society Congress) lần thứ 26 diễn ra tại Trung tâm triển lãm Hồng Kông, kéo dài từ ngày 18 – 23/8. Tham dự phát biểu có ông Hoàng Khiết Phu và hơn 50 bác sĩ Trung Quốc. Nơi diễn ra Đại hội được bảo vệ một cách nghiêm ngặt, các thảo luận đều không công khai với truyền thông. Ông Hoàng Khiết Phu khi rời khỏi hội trường đã bị phóng viên vây quanh, có người đặt câu hỏi liên quan đến tội ác mổ cướp nội tạng sống tại Trung Quốc. Ông Hoàng nhất thời biến sắc và không đưa ra câu trả lời.

Ông Hoàng Khiết Phu, hiện đang là Phó chủ nhiệm Hội đồng Bảo hiểm Trung Quốc, Chủ nhiệm Hội đồng Hiến tạng và Ghép tạng Trung Quốc, Tổng giám đốc Quỹ phát triển Ghép tạng Trung Quốc. Từ năm 2001 khi nhậm chức Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc, ông này là người phát ngôn và trực tiếp quản lý hệ thống ghép tạng của Trung Quốc.

Những năm gần đây, chính quyền Trung Quốc nhiều lần tuyên bố sẽ ngừng hẳn việc sử dụng nội tạng tử tù và sửa đổi các quy định về cấy ghép tạng. Cụ thể tháng 12/2014, ông Hoàng Khiết Phu công bố từ ngày 1/1/2015, Trung Quốc sẽ hoàn toàn ngừng việc sử dụng nội tạng tử tù.

Tuy nhiên, Đài phát thanh Châu Á Tự Do có bài viết “Ghép tạng – Lời nói dối toàn diện của Trung Quốc” nhận xét rằng, ông Hoàng thay đổi cách giải thích liên quan đến cấy ghép tạng nhiều lần, khiến người ta hoàn toàn không biết được câu nào là thật, câu nào là không. Theo thống kê, tính đến nay ông Hoàng Khiết Phu đã có ít nhất 7 cách giải thích khác nhau về nguồn gốc nội tạng cấy ghép.

Báo New York Times cũng từng đưa tin, ông Hoàng chỉ đang chơi đùa với câu chữ khi đề cập đến việc ngừng sử dụng nguồn nội tạng tử tù. Thực chất, số tử tù mỗi năm tại Trung Quốc mỗi giảm mạnh, vậy đâu là nguồn gốc kho nội tạng khổng lồ mà Trung Quốc tiến hành cấy ghép hàng năm? Đây là chính là điểm khiến cộng đồng quốc tế quan tâm và đặt dấu hỏi.

Hoang Khiet Phu

Nhân hội nghị ghép tạng tại Hồng Kông khai mạc, tổ chức nhân quyền “Hiệp hội bác sĩ chống mổ cướp nội tạng” (DAFOH) tại Mỹ đưa ra văn bản kiến nghị: “Hội nghị ghép tạng có khả năng đang hoan nghênh những bác sĩ ngoại khoa Trung Quốc đã tiến hành các tội ác phản nhân loại, với bàn tay nhuốm đầy máu của những con người vô tội. Giới học thuật ghép tạng cần có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, đồng thời tôn trọng các mối quan ngại của cộng đồng quốc tế.”

Tử tù không phải là nguồn chính

Tháng 11/2012, tờ báo “Buổi tối Dương Thành” tiết lộ, chỉ riêng tại bệnh viện Hiệp Hòa Bắc Kinh, ông Hoàng Khiết Phu mỗi tuần trung bình có 2 ca mổ cấy ghép gan.

Tháng 3/2013, “Quảng Châu Nhật Báo” cho biết, trong năm 2012, ông Hoàng là người mổ chính của hơn 500 ca ghép gan, trong đó chỉ có duy nhất 1 ca là từ nguồn hiến tặng tự nguyện.

Không chỉ vậy, vào ngày 28/9/2005, trong một ca phẫu thuật ghép gan tự thân lần đầu tiên ở Trung Quốc tại Bệnh viện Số 1 Đại học Tân Cương, chỉ trong một thời gian ngắn đã có thể chuẩn bị 2 người có gan phù hợp từ các tỉnh khác nhau để dự trữ. Điều này làm dấy lên nghi vấn, liệu có hay không nguồn cung cấp nội tạng sống khổng lồ tại Trung Quốc?

Tiến sĩ Y khoa đại học Harvard, ông Uông Chí Viễn, người phát ngôn của “Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG)” cho biết “Gan không thể nào để lưu quá 15 giờ, vì vậy mà Hoàng Khiết Phu phải yêu cầu người ta chuẩn bị sẵn 2 bộ gan dự trữ”. Nếu gửi khẩn cấp từ Quảng Châu hay Trùng Khánh đến Ô Lỗ Mộc Tề (Tân Cương), nơi diễn ra ca phẫu thuật thì không kịp, đến nơi gan không dùng được nữa.

Ông Vương nhấn mạnh: “Vì vậy, có khả năng rất cao là có 2 người còn sống. Họ không thể là tử tù, cũng không thể tự nguyện đi máy bay đường dài đến Tân Cương. Chỉ có thể nói rằng 2 người này đặc biệt bị cưỡng chế, thuộc nhóm người có khả năng bị giết hàng loạt để lấy nội tạng.”

Theo thống kê của chính quyền Trung Quốc, trước năm 2003, mỗi năm tại nước này có từ 5.000 – 6.000 ca cấy ghép nội tạng. Từ năm 2003 – 2006, con số này tăng vọt lên 12.000 ca/năm và sau đó là 20.000 ca.

Tuy nhiên, Tổ chức Ân xá Quốc tế ước tính từ năm 2000 – 2005, tại Trung Quốc bình quân mỗi năm có 1.616 phạm nhân bị tử hình, trong 5 năm tổng cộng có 8.080 người. Tổng hợp nguồn tin của nhiều tổ chức quốc tế cũng như truyền thông chính thống tại Trung Quốc, số phạm nhân bị tử hình nhiều nhất cũng chỉ khoảng 10.000 người/năm.

Giới y học nhận định, với xác suất về tương thích nhóm máu và kháng gen bạch cầu giữa người lạ, cùng với rất nhiều hạn chế khác, xác suất nội tạng của tử tù có thể sử dụng là không quá 30%, tức là khoảng 3.000 người.

Tính toán tối đa, mỗi người có thể cung cấp 2 quả thận, 1 lá gan, cộng thêm việc Trung Quốc trước năm 2009 không có hệ thống đăng ký hiến tặng nội tạng, thì việc sử dụng cả 3 nội tạng là không thể đạt được 100%. Vì vậy giới y học cho rằng, ước tính với mức độ cao nhất thì cũng chỉ sử dụng được 75%. Như vậy nguồn nội tạng từ tử tù chỉ đạt 6.750 ca ghép gan, thận mỗi năm.

Nguồn nội tạng đến từ đâu?

Vậy thì nguồn nội tạng chủ yếu đến từ đâu? Theo báo cáo trong cuốn “Thu hoạch đẫm máu” và “Đại thảm sát”, nguồn nội tạng có số lượng lớn đến từ những người vô tội bị sát hại, chủ yếu là những người tu Pháp Luân Công, ngoài ra còn có người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và tín đồ Cơ đốc giáo. Thêm vào đó, số ca cấy ghép tạng trên thực tế vượt xa rất niều so với con số được chính quyền công bố.

Thu hoach dam mau

Nhà báo điều tra độc lập Ethan Gutmann và cuốn "The slaughter" (Đại thảm sát) nói về vấn đề mổ cướp nội tạng người tu Pháp Luân Công tại Trung Quốc.
Nhà báo điều tra độc lập Ethan Gutmann và cuốn “The slaughter” (Đại thảm sát) nói về vấn đề mổ cướp nội tạng người tu Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

WOIPFG cũng chỉ ra rằng, ông Hoàng Khiết Phu khi đang giữ chức vụ tại Đại học Y cũng có ám chỉ thừa nhận, từng cưỡng chế lấy nội tạng của người tu Pháp Luân Công. Bệnh viện thứ nhất Đại học Trung Sơn trực thuộc Đại học Y bắt đầu làm phẫu thuật ghép tạng từ năm 1999, cùng năm cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công.

Ngày 10/10/2015, WOIPFG khởi tố ông Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công và ra “Công bố tội trạng của Hoàng Khiết Phu, thủ phạm mổ cướp nội tạng sống người tu Pháp Luân Công”. Trong đây chỉ ra rằng, ông Hoàng Khiết Phu từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc 12 năm, tích cực tham gia mổ cướp nội tạng sống người tu Pháp Luân Công theo lệnh của tập đoàn ông Giang Trạch Dân.

Tuần san “Sinh Hoạt Tam Liên” của Trung Quốc từng đăng bài “Rất khó để định chế pháp luật việc cấy ghép nội tạng”, trong đó viết: “tại Trung Quốc, 98% nguồn nội tạng cấy ghép đều không nằm trong hệ thống của Bộ Y tế.”

Ông Uông Chí Viễn cho biết thêm, hiện tại WOIPFG đang thực hiện “báo cáo tổng hợp” các dữ liệu thu được trong 10 năm gần đây, bao gồm: 60 băng ghi âm, 1.628 các tài liệu bằng chứng. Trong băng ghi âm điều tra Bệnh viện 205 của quân đội Trung Quốc cho thấy, việc mổ cướp sống nội tạng người tu Pháp Luân Công là đã “thông qua tòa án”. Tòa án không chỉ công nhận việc này không vi phạm pháp luật, mà còn khẳng định là “có thể dùng được”. Trưởng ban Y tế Tổng cục Hậu cần Trung Quốc Bạch Thư Trung từng tiết lộ, việc bắt đầu tiến hành mổ cướp nội tạng chính là do cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân chỉ đạo.

Tự Minh

Xem thêm: