Cựu nhân viên tại Bệnh viện Trung tâm Số 1 Thiên Tân, được biết đến như là Trung tâm ghép tạng lớn nhất châu Á, kể về sự thật rùng rợn được che giấu rất kỹ ở đây.

Bệnh viện Trung tâm Số 1 Thiên Tân
Bệnh viện Trung tâm Số 1 Thiên Tân

Mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc không còn là vấn đề mới. Ngày càng có nhiều bằng chứng từ các nhà điều tra ngoại quốc. Nghị viện Châu Âu, Bộ Ngoại giao Mỹ… lần lượt ra các công ước báo động về hoạt động vô nhân đạo nay vẫn còn đang tiếp diễn tại Trung Quốc.

Xem thêm: 

Tờ thời báo Mỹ Epoch Times hôm 15/9 đăng tải lại một bức thư của một người xưng là cựu nhân viên từng làm việc tại Trung tâm ghép tạng Bệnh viện số 1 Thiên Tân trong những năm 2000, gửi cho Đài truyền hình Tân Đường Nhân (Mỹ). Người này kể lại những việc mắt thấy tai nghe về hoạt động mổ ghép nội tạng từ tù nhân lương tâm còn sống được thực hiện trắng trợn như thế nào tại Trung tâm ghép tạng lớn nhất châu Á.

Dưới đây là bản dịch lá thư có chỉnh sửa cho ngắn gọn và rõ ràng hơn:

Hiện tôi đang sống tại Trung Quốc. Tôi từng làm việc tại Trung tâm Cấy ghép tạng của Bệnh viện Trung tâm Số 1 Thiên Tân. Những gì tôi biết có thể được xem như một lời cảnh báo hiếm hoi đến những ai duy trì cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Đây cũng là câu chuyện cảnh báo cho những con người còn có lương tâm ở nước tôi.

Đảng Cộng sản Trung Quốc bán nội tạng người

Khi Trung Quốc chào đón một lượng lớn bệnh nhân cấy ghép tạng ngoại quốc, tôi bắt đầu làm việc tại tầng bảy của trung tâm cấy ghép tạng của Bệnh viện Trung tâm Số 1 Thiên Tân. Bằng quan hệ, tôi đã có được một công việc tại đây.

Bệnh viện Trung tâm Số 1 Thiên Tân còn được biết đến với cái tên Trung tâm Ghép tạng Đông phương vì số lượng lớn ca cấy ghép tạng thực hiện tại đây. Ngày nay, bệnh viện này vẫn là trung tâm lớn nhất tại châu Á.

Thế giới của những người môi giới nội tạng là một chiếc hộp đen – nhưng từ liên hệ của tôi với thế giới này, tôi nhận ra rằng có nhiều kênh để tìm kiếm nội tạng.

Trong đó có một kênh là thông qua người trung gian. Một bác sĩ nổi tiếng tại một trong những bệnh viện lớn nhất ở Hàn Quốc sẽ giới thiệu bệnh nhân với một người trung gian. Sau đó, người này sẽ hướng họ đến bệnh viện Thiên Tân.

Không có thoả thuận ngoại giao về việc ghép tạng giữa Trung Quốc và Hàn Quốc. Thay vào đó, những người trung gian thuộc các tập đoàn kiểu như mafia tự tiến hành thỏa thuận.

Nhiều bệnh nhân ghép tạng ngoại quốc đến Trung Quốc để tìm gan hoặc thận. Phần lớn họ là người Hàn Quốc, số còn lại đến từ Nhật Bản và Đài Loan.

Các bác sĩ ngoại quốc là một kênh khác cho việc cấy ghép nội tạng. Vì sự thiếu hụt bác sĩ ghép tạng tại Trung Quốc nên một bệnh viện giấu tên đã thuê một bác sĩ Hàn Quốc với mức lương cao. Vị bác sĩ này kể với tôi rằng những đồng nghiệp của ông tại Trung Quốc có 2 hộ khẩu – một ở Hàn Quốc và một ở Trung Quốc – và bản thân ông cũng là một công dân Trung Quốc hợp pháp. Tôi không biết bàn tay của những vị bác sĩ hai quốc tịch này đã nhuộm máu của bao nhiêu người dân Trung Quốc.

Kênh thứ ba là thông qua quảng cáo thương mại. Những quảng cáo này có nội dung là các ngôi sao nổi tiếng Trung Quốc nói dối và lôi kéo bệnh nhân tiềm năng. Một bệnh nhân Hàn Quốc tôi còn giữ liên lạc nói rằng, đồng hương của ông đổ xô đến Trung Quốc sau khi xem một quảng cáo ghép tạng của diễn viên Phó Bưu (Fu Biao)

Ngày 26/8/2004, Phó Bưu vào Bệnh viện 309 của Bắc Kinh để kiểm tra. Ngày hôm sau, ông được chẩn đoán mắc ung thư gan. Ngày 2/9, ông được phẫu thuật ghép gan tại Bệnh viện Đa khoa của Cảnh sát Vũ trang Bắc Kinh.

Bác sĩ phẫu thuật chính cho ông là Shen Zhongyang, một người được truyền thông Trung Quốc ca ngợi là bác sĩ phẫu thuật hàng đầu. Bác sĩ Shen đứng đầu viện nghiên cứu ghép tạng tại Bệnh viện Cảnh sát Vũ trang Nhân dân và Trung tâm Ghép tạng Đông phương tại Bệnh viện Trung tâm Số 1 Thiên Tân.

Tháng 4/2005, Phó Bưu bị tái phát ung thư. Ông được cấy ghép lần hai vào ngày 28/4 và cũng do bác sĩ Shen tiến hành, nhưng lần này thực hiện tại Trung tâm Ghép tạng Đông phương.

Mặc dù vậy, ngày 30/8, Phó Bưu vẫn qua đời.

Tháng Ba năm sau, việc mổ cướp nội tạng người tu Pháp Luân Công còn sống tại quận Tô Gia Đồn thuộc thành phố Thẩm Dương bị lộ. Trong khoảng từ năm 2002 – 2005 là thời kỳ đỉnh cao cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân tiến hành mổ cướp nội tạng người tu Pháp Luân Công. Sau đó, một bài báo vạch trần việc bác sĩ Shen Zhongyang sử dụng người sống để tiến hành các thí nghiệm cấy ghép gan khiến nhiều người bị chết trong khi thí nghiệm.

Sau đó, một người đã cung cấp tin tức về nguồn gốc hai lá gan cấy ghép cho Phó Bưu đến từ người tu Pháp Luân Công tại tỉnh Sơn Đông. Bác sĩ Shen đã giết họ để lấy nội tạng.

Mặc dù Phó Bưu có thể chỉ sống được thêm 1 năm nữa sau hai lần ghép gan, nhưng quảng cáo ghép tạng của ông ta vẫn tiếp tục được truyền bá tại Hàn Quốc. Vì vậy, người Hàn Quốc vẫn đến Trung Quốc để phẫu thuật vào năm 2006 bởi vì họ không phải người Trung Quốc, không biết được là Phó Bưu đã qua đời.

Những người cần ghép gan trên thế giới đã trở thành nạn nhân bị lừa dối bởi ĐCSTQ.

Ngân hàng nội tạng lớn nhất thế giới

Một bệnh nhân Hàn Quốc từng nói với tôi rằng các bác sĩ Trung Quốc học kỹ thuật ghép tạng từ các bác sĩ kỹ thuật cao Nhật Bản.

Khi tôi còn làm tại Trung tâm Ghép tạng Thiên Tân, nhân viên bệnh viện quen thuộc với giáo sư Zheng, một chuyên gia trong lĩnh vực ghép gan và giáo sư Song, chuyên gia ghép thận. Họ được xem là những nhà phẫu thuật giỏi nhất trong lĩnh vực của mình và cả hai đều học nghề tại Nhật. Hai vị giáo sư này không làm việc cho chỉ một bệnh viện – hôm nay họ có thể phẫu thuật tại Trung Quốc, ngày hôm sau họ đã đến Nhật hoặc nước nào khác rồi.

Tại Bệnh viện Trung tâm Số 1 Thiên Tân, các bác sĩ phẫu thuật theo nhóm 3 người. Tôi không biết rõ có bao nhiêu nhóm ở đó. Những bác sĩ này làm việc đêm này qua đêm khác trong khi những người phiên dịch của bệnh viện và người nhà bệnh nhân chờ ngoài hành lang. Một ca ghép gan có thể mất đến 10 giờ.

Vì sao những người nước ngoài này, đặc biệt là người Nhật và Hàn Quốc đến Trung Quốc để ghép tạng, tôi hỏi giáo sư Zheng và giáo sư Song. Họ nói rằng mặc dù có kỹ thuật cao, những không thể tìm được nội tạng hiến tặng trong một thời gian ngắn tại các nước châu Á cùng múi giờ. Ví dụ chờ nội tạng hiến tặng tại Nhật và Hàn có khi mất đến 10 năm, từ 5 đến 6 năm là ít nhất. Một số bệnh nhân qua đời trong khi chờ nội tạng vì không dễ để có được.

Hai vị giáo sư còn nói thêm là ai trong ngành y tế và bệnh nhân của họ cũng đều biết về thời gian chờ đợi nội tạng. Vì thế, nhiều bệnh nhân ngoại quốc du lịch đến Trung Quốc bởi vì ở đây có nhiều người hiến tạng.

Bệnh nhân sốc và đau khổ

Hầu hết những bệnh nhân tôi gặp tại Bệnh viện Trung tâm Số 1 Thiên Tân đều cần gan hoặc thận. Trừ khi bệnh nhân bị thải ghép, còn không họ sẽ được xuất viện một thời gian ngắn sau đó. Trong trường hợp bình thường, các bệnh nhân sẽ nhận được một nội tạng trong vòng 2 ngày, trong khi một số khác phải chờ đâu đó từ 10 ngày đến nửa tháng – bệnh nhân cho rằng như thế là quá nhanh.

Tôi gặp một bệnh nhân người Hàn Quốc có thời gian chờ nội tạng lâu nhất trong số đó – gần một tháng – tại Trung tâm Ghép tạng Thiên Tân khi scandal thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ bị phơi bày.

Sau khi trải qua một tháng tại Thiên Tân, bệnh viện nói với bệnh nhân đến thành phố Vũ Hán ở miền Trung Trung Quốc để cấy ghép và họ lập tức bay tới đó. Tôi đã không biết rằng mạng lưới cấy ghép tạng thực sự có tồn tại.

Phẫu thuật tại Vũ Hán rất thành công, bệnh nhân và người nhà của ông rất hài lòng với kết quả. Trước khi trở về Hàn Quốc, bệnh nhân và vợ – một phụ nữ có tín ngưỡng – hỏi ai là người đã hiến tạng. Ca ghép gan có giá khoảng 300.000 – 500.000 tệ, tương đương với 45.000 – 75.000 USD, bệnh nhân cho biết, nhưng quan trọng là người hiến tạng đã cho ông lấy lại sức khỏe và kéo dài thêm mạng sống.

“Tôi muốn biết người đã hiến gan để có thể cảm ơn gia đình của người này và cho tiền hoặc bất kỳ thứ gì họ cần. Tôi thật sự rất biết ơn,” bệnh nhân nói.

Vào lúc đó, không có cách gì nhân viên bệnh viện biết được nội tạng đến từ đâu. Chúng tôi cũng bị cảnh cáo trước khi được thuê rằng không nên đi tìm hiểu vòng quanh hoặc ham mê nói chuyện phiếm với các bệnh nhân.

Nhưng tôi muốn đáp ứng yêu cầu của bệnh nhân Hàn Quốc trước khi ông trở về nhà.

Dĩ nhiên, bệnh nhân không biết rằng chúng tôi bị cấm đi tìm hiểu và lẽ ra không nên hỏi tôi những câu hỏi này, nhưng dù sao tôi cũng nói với bác sĩ ghép tạng của bệnh nhân.

Vị bác sĩ này nói: “Anh đang hỏi về người hiến tạng sao? Chúng ta không bao giờ biết ai là người hiến tạng và không có cách gì để tìm ra được. Không ai có thể nói cho anh biết bất kỳ điều gì, và cũng không có ghi chép nào tồn tại”.

Tôi kể lại những gì vị bác sĩ kia nói với bệnh nhân và gia đình ông, họ rất sửng sốt.

Bệnh nhân nói rằng theo luật quốc tế quy định về việc chuyển giao nội tạng. Theo những luật này, người hiến tạng và gia đình anh ta được yêu cầu ký vào những văn bản ghép tạng. Không có những chứng từ hợp lệ này, bác sĩ ghép tạng sẽ bị trừng phạt. Tại Hàn Quốc, mọi người đều biết người hiến tạng cho họ là ai vì thông tin được công bố công khai.

Trước đó, nhân viên bệnh viện chúng tôi không biết chút gì về luật quốc tế liên quan đến cấy ghép nội tạng. Bệnh nhân Hàn Quốc giải thích rằng không có những luật lệ cấy ghép này, con người có thể bị giết trên diện rộng bởi những tên tội phạm tìm kiếm lợi nhuận từ nội tạng. (Sau đó, một nội tạng được bán đi với giá khoảng 300.000 – 700.000 tệ).

Trước khi rời khỏi bệnh viện, vị bệnh nhân Hàn Quốc này nói rằng bệnh viện cần đưa cho ông chứng từ chính thức thể hiện rõ ông vừa được phẫu thuật và nội tạng ông được nhận, cũng như thông tin và chữ ký của người hiến tạng. Nếu không có thông tin này, bệnh nhân sẽ không thể lên máy bay được.

Tôi hộ tống bệnh nhân và gia đình ông đến sân bay. Họ và những bệnh nhân ghép tạng khác được sắp xếp cho lên một chiếc máy báy hai tầng đặc biệt thay vì một chiếc may bay thương mại. Cuối cùng, các bệnh nhân ghép tạng cũng được cấp cho các chứng từ cấy ghép mà trong đó ghi thông tin họ nhận được nội tạng từ một nam tử tù 30 tuổi. Chỉ có điều tên của tử tù là có khác nhau.

Mọi thứ đều được dàn dựng

Vào thời điểm đó tôi không nhận thức được rằng nội tạng những người ngoại quốc bỏ tiền ra mua đó là của người tu Pháp Luân Công. Nhiều người trong chúng tôi quá ngây thơ và không tưởng tượng được rằng có những người mù quáng vì tiền mà thực tế đã bị tẩy não bởi ĐCSTQ.

Người này đến người khác, các thiên thần áo trắng biến thành quỷ dữ giết người. Hiểu rằng việc này không thể được phép tiếp tục, tôi nghỉ việc tại Bệnh viện Trung tâm Số 1 Thiên Tân.

Sau đó, tôi biết được thông tin về mổ cướp nội tạng người tu Pháp Luân Công qua nhiều kênh khác nhau. Tôi đã làm những gì cần phải làm và phơi bày sự thật với cả thế giới để những ai có lương tâm có thể tự giải thoát họ khỏi sự kiềm tỏa của quỷ dữ.

Gần đây, Hạ viện Hoa Kỳ đã ra Nghị quyết số 343 kêu gọi chính quyền Trung Quốc dừng ngay hành vi mổ cướp và buôn bán nội tạng những người tu Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác.

Trong 17 năm qua, người tu Pháp Luân Công – những cá nhân sống theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn – là đối tượng của hàng trăm phương thức tra tấn vô nhân đạo, bao gồm cả hành động tà ác mổ cướp nội tạng. Điều này phải được chấm dứt ngay lập tức và không được phép lôi cả nhân loại dính vào tội ác này.

Theo Epoch Times

Bảo Minh

Xem thêm: