Xung quanh vấn đề Hồng Kông, có nhận định thế trận giữa hai phe Giang – Tập trong Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đã rất rõ ràng. Cuộc chiến tranh giành chức Trưởng Đặc khu Hồng Kông chính là cuộc chiến tiền đồn của ván cờ trước Đại hội 19.

Cuộc chiến tranh giành chức Trưởng Đặc khu Hồng Kông là cuộc chiến tiền đồn Đại hội 19 giữa hai phe Giang – Tập hiện nay.
Cuộc chiến tranh giành chức Trưởng Đặc khu Hồng Kông là cuộc chiến tiền đồn Đại hội 19 giữa hai phe Giang – Tập hiện nay. Trong ảnh là ông Lương Chấn Anh (trái) và ông Trương Hiểu Minh (phải).

Ngày 5/3 vừa qua, Hội nghị Nhân đại của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đọc Báo cáo Công tác Chính phủ. Trong báo cáo dài 32 trang, như thường lệ, chuyên mục liên quan đến Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao được xếp cuối cùng. Ông Lý Khắc Cường nhấn mạnh vấn đề “Hồng Kông độc lập” đang gặp bế tắc; cần đảm bảo sao cho quan điểm “một nước hai chế độ” ổn định tại Hồng Kông và Ma Cao, không được biến dạng. Đây là lần đầu tiên Chính phủ Trung Quốc công khai đề cập đến vấn đề “Hồng Kông độc lập” trong cục diện biến động bất ổn về chủ quyền Hồng Kông gần 20 năm qua.

Hồng Kông là địa bàn mà xưa nay nằm trong kiểm soát của thế lực phe phái cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân. Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lương Chấn Anh hiện nay là do nhân vật số hai phái Giang, ông Tăng Khánh Hồng dựng lên. Trong nhiệm kỳ 4 năm qua, ông Lương Chấn Anh bị xem là nguyên nhân chính gây chia rẽ sâu sắc trong xã hội Hồng Kông, nghiêm trọng nhất là trong “Phong trào ô dù” đòi quyền dân chủ vào năm 2014 đã phối hợp cùng Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trương Đức Giang toan tính đàn áp bằng súng, còn thời gian gần đây thì liên tục tưởng tượng ra những chiêu trò liên quan đến vấn đề “Hồng Kông độc lập” khiến tình hình Hồng Kông rối loạn.

Thực tế, “Hồng Kông độc lập” là việc ông Lương Chấn Anh và Văn phòng Liên lạc Trung Quốc tự bịa ra “kẻ thù giả” sau “Phong trào ô dù” năm 2014, mục đích tạo cục diện hỗn loạn, qua đó gia cố vị thế chính trị của ông Lương Chấn Anh.

Năm 2012, sau khi ông Lương Chấn Anh nhậm chức không lâu thì nổi lên vấn đề “Hồng Kông độc lập”. Khi đó ông Trần Tá Nhĩ (Chen Zuoer) (cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Hồng Kông – Ma Cao, thuộc phe phái ông Giang Trạch Dân), sau khi đến thăm Hồng Kông đã phát biểu “cảm giác vô cùng chua xót khi trông thấy lá cờ chữ mễ ()”, “những năm gần đây có thế lực Hồng Kông độc lập nổi lên, lây lan nhanh như vi-rút”. Tiếp theo, «Thời báo Hoàn cầu» đã đăng tải loạt bài tự tưởng tượng ra cái gọi là “Hồng Kông độc lập”.

Tháng 8/2015, sau vụ án nổ nhà máy hóa chất tại Thiên Tân đã gây mâu thuẫn sâu sắc giữa phe phái ông Giang Trạch Dân và ông Tập Cận Bình. Khi đó tại Hồng Kông, ông Trần Tá Nhĩ và Trương Hiểu Minh bắt đầu kích động gây chia rẽ xã hội Hồng Kông bằng những ngôn từ “thoát khỏi kìm kẹp của Trung Quốc”

Trong tuyển cử Nghị viện Hồng Kông cuối năm 2015, truyền thông phái Giang tuyên truyền vu khống rằng thế lực “Hồng Kông độc lập” đã thâm nhập vào tuyển cử, gọi đây là phái “cấp tiến”, “phần tử muốn độc lập”, vì thế mà không được ủng hộ, không giành được ghế trong nghị viện, cho thấy người Hồng Kông không ủng hộ “Hồng Kông độc lập”.

Từ cuối tháng Tám năm ngoái đến nay đã xảy ra nhiều sự kiện thanh trừng phái Giang: tờ Thành Báo (Sing Pao) đã liên tục lên án ông Trương Đức Giang, Trương Hiểu Minh và nhân vật đứng sau là ông Tăng Khánh Hồng, Giang Trạch Dân; ông Tập Cận Bình không chấp nhận cho ông Lương Chấn Anh tiếp tục làm Trưởng Đặc khu; ngay 30 Tết, tỉ phú Tiêu Kiến Hoa (người kiểm soát cổ phần tập đoàn Tomorrow) bị bắt về Trung Quốc Đại Lục trong một khách sạn ở Hồng Kông; ông Trần Tá Nhĩ bị cách chức; Chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc Trương Hiểu Minh cũng đang đứng trước nguy cơ bị mất chức.

Hàng loạt sự kiện cho thấy Hồng Kông đã trở thành tâm điểm trong ván cờ Giang – Tập trước Đại hội 19 ĐCSTQ. Bầu cử Trưởng Đặc khu Hồng Kông ngày 26/3 đang trong thời điểm nước sôi lửa bỏng chính là cuộc chiến tiền đồn của Đại hội 19 ĐCSTQ.

Trong thời khắc nhạy cảm này, ông Lý Khắc Cường đã lần đầu nhắc đến vấn đề “Hồng Kông độc lập” trong Báo cáo Công tác Chính phủ, nhấn mạnh rằng “đang gặp bế tắc”. Như vậy, âm mưu “Hồng Kông độc lập” đã được phái Giang công khai hóa, một tín hiệu về đấu đá phe phái quyết liệt đang âm thầm diễn ra.

Đáp trả, ông Chủ tịch Chính hiệp Du Chính Thanh (Yu Zhengsheng) đã có hành động đặc biệt nhắm vào vấn đề Hồng Kông trước “lưỡng hội”. Ngày 3/3 đã khai mạc Hội nghị Chính hiệp ĐCSTQ, phát biểu Báo cáo Công tác, ông Du Chính Thanh nhấn mạnh cần quán triệt “một nước hai chế độ”, “người Hồng Kông tự quản Hồng Kông”, “người Ma Cao tự quản Ma Cao”

Cuối tháng Hai, sau khi ông Lương Chấn Anh nhậm chức Ủy viên Chính hiệp toàn Trung Quốc, có tin đồn cho rằng ông này sẽ nhậm chức Phó Chủ tịch Chính hiệp. Hệ quả là ngày 28/2, có 26 nghị viên phái dân chủ Hồng Kông đã viết thư chung gửi ông Chủ tịch Chính hiệp Du Chính Thanh phản đối bổ nhiệm ông Lương Chấn Anh làm Phó Chủ tịch Chính hiệp. Theo nội dung lá thư, chức Phó Chủ tịch Chính hiệp và Quan trưởng Hành chính đều là chức vụ quan trọng, trong bối cảnh “một nước hai chế độ”, “người Hồng Kông cai quản Hồng Kông” mà cho một người kiêm nhiệm hai chức vụ này là bất hợp lý. Hiện ông Lương Chấn Anh đang bị “soi” vì sự kiện nhận tiền không rõ ràng của tập đoàn UGL, vì thế nếu ông Lương trở thành Phó Chủ tịch Chính hiệp sẽ khiến trung ương rơi vào thế khó xử.

Năm ngoái, Chính hiệp Hồng Kông đã nằm trong kế hoạch chỉnh đốn của ông Tập Cận Bình, số người nằm trong Chính hiệp theo đó sụt giảm nhanh chóng. Có thông tin chỉ ra, ông Du Chính Thanh đã “thanh lý” những Ủy viên Chính hiệp Hồng Kông dùng tiền mua chức và liên quan đến xã hội đen, tiêu biểu là thế lực làm loạn Hồng Kông thuộc bang Phúc Kiến, Quảng Đông và Văn phòng Liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông, Bộ Mặt trận Thống nhất.

Ngày 26/1, tại buổi gặp Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, vị trí ngồi của 4 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị thuộc phe ông Tập Cận Bình và 3 Ủy viên Thường vụ phái Giang được bố trí chia rẽ rất rõ ràng. Ngồi bên phải của ông Tập Cận Bình lần lượt là các ông Lý Khắc Cường, Du Chính Thanh, Vương Kỳ Sơn, còn bên trái là các ông Trương Đức Giang, Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ. Đáng chú ý là ghế của ông Tập Cận Bình và ông Trương Đức Giang được bố trí cách xa nhau khác thường.

Biểu hiện này cho thấy, tình trạng chia rẽ hai phe Giang – Tập đã được công khai hơn bao giờ hết.

Ngày 3/2, ông Trương Đức Giang đã đến Thẩm Quyến gặp mặt một số ủy viên phe kiến chế Hồng Kông, truyền đạt quan điểm ủng hộ bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga trở thành Trưởng Đặc khu Hồng Kông.

Sự kiện này đã bị tờ Sing Pao liên tục đăng bài công kích, gọi ông Trương Đức Giang và ông Trương Hiểu Minh là “quốc yêu”, tùy tiện can dự vào nội bộ tranh cử Hồng Kông, phá hoại “một nước hai chế độ”; tờ báo cũng dẫn thuật lại quan điểm của ông Tập Cận Bình để chất vấn 5 vấn đề đối với ông Trương Đức Giang, qua đó nhận định nếu không diệt trừ “quốc yêu” thì Hồng Kông sẽ không có một ngày yên ổn.

Xung quanh vấn đề Hồng Kông, tờ Sing Pao nhận định thế trận đối đầu giữa hai phe Giang – Tập trong Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đã rất rõ ràng. Cuộc chiến tranh giành chức Trưởng Đặc khu Hồng Kông chính là cuộc chiến tiền đồn của ván cờ trước Đại hội 19.

Tạ Thiên Kỳ

Xem thêm: