Từ khi cầm quyền vào năm 2012 và thực hiện chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” đến nay, Chủ tịch Trung Quốc đương nhiệm Tập Cận Bình đã có những bước tiến lớn trong sự nghiệp chính trị như: xác lập vị trí “lãnh đạo hạt nhân”, giành vị thế áp đảo trong cuộc chiến chống tham nhũng, dần chuyển tội danh “đả hổ” từ “tham nhũng” sang “chính biến”, “thay máu” Hồng Kông – Ma Cao, chuẩn bị xử lý 3 Ủy viên Bộ Chính trị thuộc phe cánh của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, tiến đến phá bỏ phương thức chuyển giao quyền lực truyền thống và có thể tiếp tục cầm quyền Trung Quốc sau hai nhiệm kỳ…

Tap Can Binh Giang Trach Dan

Tập Cận Bình xác lập vị trí “lãnh đạo hạt nhân”, quyền uy tối thượng

Ngày 27/10/2016, sau khi bế mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 6 Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khóa 18, ông Tập Cận Bình chính thức xác lập địa vị “lãnh đạo hạt nhân”. Đây là danh xưng do ông Đặng Tiểu Bình nghĩ ra và từ trước đến nay mới chỉ có ông Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân được gọi như vậy. Tuy nhiên, cũng có nhận định cho rằng thực tế địa vị hạt nhân của ông Giang Trạch Dân trước đây chưa được thông qua và trao quyền trong nội bộ ĐCSTQ.

Danh xưng này có ý nghĩa tối thượng trong hệ thống chính trị của ĐCSTQ. Một người có thể là lãnh đạo mà không cần là “hạt nhân”, nhưng đã là hạt nhân thì theo lý thuyết có quyền uy “thượng hoàng”, không phải trả lời trước bất kỳ ai.

Điều đáng lưu ý là quyết định này xảy ra trong bối cảnh mà thiết nghĩ, ông Tập không cần phải làm gì thêm để khẳng định vị thế của mình. Ông Tập đã nắm tất cả các vị trí cực phẩm nhất: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy, quân đội,… Phe cánh đối thủ đã bị ông “đả hổ” gần hết. Việc ông Tập quyết định “lên chức” có khả năng là để dùng quyền lực mới này xử lý cựu lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân(?)

Xét trong bối cảnh có nhiều vụ khủng hoảng mà ĐCSTQ phải đối mặt gần đây, ông Tập cũng có thể dùng quyền lực mới này để làm đòn bẩy kéo dài quyền lực sau nhiệm kỳ, thậm chí yêu cầu sửa đổi hiến pháp đến mức có thể thay đổi chế độ chính trị Trung Quốc.

Giành vị thế áp đảo trong cuộc chiến chống tham nhũng

Gần năm mới 2017, Trung Nam Hải liên tục triệu tập hội nghị. Ngày 28/12/2016, ông Tập Cận Bình triệu tập hội nghị Bộ Chính trị lần thứ hai trong tháng, được giới quan sát nhận định là động thái khá hiếm thấy. Hội nghị nghe Báo cáo Công tác Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung Ương (UBKTKLTW) năm 2016 và nghiên cứu bố trí công tác chống tham nhũng năm 2017.

Trả lời phỏng vấn trên truyền thông ngoài Trung Quốc, ông Tân Tử Lăng (Xin Ziling), cựu Giám đốc Nhà Xuất bản Học viện Quân sự cho biết: “Điểm sáng trong hội nghị lần này nằm ở phát biểu của ông Tập Cận Bình, theo đó ông Tập nhận định: Tình thế mang tính áp đảo trong chống tham nhũng đã hình thành”.

Ông Tân Tử Lăng cho rằng, ông Tập Cận Bình là người rất cẩn trọng trong cách dùng từ ngữ: “Vào năm 2014, khi bắt Chu Vĩnh Khang và Từ Tài Hậu nhiều người cảm thấy ông Tập quá quyết đoán, nhưng ông ấy vẫn nói tình thế còn hạn chế. Năm 2015, ông Tập Cận Bình vẫn tiếp tục nhận định tình thế áp đảo chưa định hình, dù khi đó đã bắt ông Quách Bá Hùng”.

Ông Tân Tử Lăng nói: “Cho đến giờ ông Tập Cận Bình mới nhận định thế áp đảo đã hình thành. Đây là bước chuyển quan trọng…”.

Trong năm nay, Trung Quốc đã tuyên án 30 “hổ to” (quan chức cấp bộ và tỉnh trở lên), là những cán bộ cấp cao có thâm niên trong quan trường Trung Quốc. Như vậy tính tổng cộng, kể từ sau Đại hội 18 đến nay đã có 50 “hổ to” là cựu quan chức cấp bộ và tỉnh trở lên bị tuyên án, giới quan sát cũng chỉ ra đa số những người này đều thuộc phe cánh của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân. Những quan chức Trung Quốc “ngã ngựa” kể từ sau Đại hội 18 không chỉ vì vấn đề tham nhũng. Có nghiên cứu tổng kết, đa số họ đều là hung thủ bức hại những người tập Pháp Luân Công, vì tham gia tích cực trong hoạt động này nên được phái Giang ghi nhận công lao, theo đó thăng tiến nhanh trên quan trường. Đa số họ đều nằm trong danh sách truy cứu của Tổ chức quốc tế Điều tra bức hại Pháp Luân Công. Ví dụ những quan to “ngã ngựa” như: Chu Vĩnh Khang, Tô Vinh, Từ Tài Hậu, Tưởng Khiết Mẫn, Lý Đông Sinh, Lệnh Kế Hoạch, Chu Bản uận, Vương Mân, Lý Xuân Thành, Vương Vĩnh Xuân, Vạn Khánh Lương, Chu Minh Quốc, Dương Vệ Trạch, Cừu Hòa, Lữ Tích Văn…

Chính biến sẽ là tội danh mấu chốt trong chiến dịch “đả hổ” sắp tới của ông Tập Cận Bình

Những quan to thuộc phe cánh của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đã “ngã ngựa” như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch… gần đây liên tục bị nêu tên trên «Thời báo Học Tập» của Trường Đảng Trung ương Trung Quốc, nhấn mạnh đây chính là kẻ dã tâm, kẻ âm mưu, “là mặt phản diện điển hình ngông cuồng muốn cướp quyền lực trong Đảng và Chính phủ”.

Vừa bước vào năm mới 2017, tạp chí Cầu Thị của nhà nước Trung Quốc đã đăng đoạn trích bài phát biểu của ông Tập Cận Bình tại Hội nghị toàn thể lần thứ Hai của ĐCSTQ khóa 18. Theo nội dung đăng tải, ông Tập Cận Bình đã nói thẳng:

“Những người như Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, Bạc Hy Lai, Lệnh Kế Hoạch… không chỉ tham ô về kinh tế mà còn sa đọa về phương diện cuộc sống, về chính trị thì bành trướng dã tâm, bề ngoài ngọt ngào nhưng trong lòng nham hiểm, kéo kết bè phái nhằm âm mưu về chính trị. Vấn đề nghiêm trọng về chính trị của họ làm tôi phải cân nhắc thấu đáo”.

Ngày 2/12/2016, tạp chí Cầu Thị nhắc lại phát biểu của ông Vương Kỳ Sơn tại Hội nghị lần thứ 18 Ban Thường vụ Chính hiệp khóa 12, theo đó ông Vương Kỳ Sơn cho biết: “Có người có dã tâm chính trị muốn cướp quyền lực trong Đảng và Chính phủ, âm mưu gây chia rẽ nội bộ, uy hiếp nghiêm trọng đến an ninh chính trị quốc gia. Trung ương xử lý nghiêm Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Quách Bá Hùng, Lệnh Kế Hoạch, Từ Tài Hậu để diệt trừ thế lực dã tâm và âm mưu trong Đảng”.

Có thể thấy, dù ông Chu Vĩnh Khang đã “ngã ngựa” hơn 2 năm nhưng lãnh đạo đương nhiệm Trung Quốc vẫn luôn phải cảnh giác trước ảnh hưởng chính trị của quan to này. Sau Hội nghị UBKTKLTW vào tháng 1/2016, lần đầu tiên ông Tập Cận Bình đã sử dụng cụm từ “loại bỏ hiểm họa chính trị ngầm nghiêm trọng trong Đảng”, cho thấy tâm lý cảnh giác về âm mưu chính biến trong quan trường Trung Quốc.

Tờ Thông tin Quân sự Toàn cầu của Hồng Kông (được cho là của quân đội Trung Quốc) đã chỉ ra ông Giang Trạch Dân chính là nhân vật đứng sau “tân Tứ nhân bang” (Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch) cùng ông Quách Bá Hùng và ông Tô Vinh.

Có nhận định, kể từ Đại hội 18 đến nay, ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn đã dùng danh nghĩa chống tham nhũng để hạ những “hổ to” phái Giang. Dù phái Giang đã thất thế nhưng dã tâm thì chưa bao giờ cạn, đã gây nhiều sự kiện khủng bố bạo lực gây rối loạn cục diện để nhân cơ hội tiếp tục xây dựng thế lực làm chính biến.

Ngày đầu tiên của năm mới, truyền thông nhà nước Trung Quốc thông qua việc nhắc lại phát biểu của ông Tập Cận Bình để điểm danh quan to “ngã ngựa” Chu Vĩnh Khang, qua đó bán công khai nhắc đến tội danh “chính biến”, đây là lời cảnh báo về mục tiêu “đả hổ” trong năm 2017.

“Thay máu” Hồng Kông – Ma Cao

Một bài viết trên Thành Báo (Sing Pao – Hồng Kông) chỉ ra, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trương Đức Giang chính là thân tín của ông Tăng Khánh Hồng, hiện đang làm Trưởng ban Điều phối Công tác Hồng Kông – Ma Cao Trung ương. Ông Trương Đức Giang cũng là sân sau của trưởng Đặc khu Hồng Kông Lương Chấn Anh và Chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc của Trung Quốc tại Hồng Kông ông Trương Hiểu Minh. Ba người hợp thành thế lực từ sau năm 2012, từ đó tình hình Hồng Kông ngày càng rối ren. Gần đây, sau khi ông Lương Chấn Anh tuyên bố không tiếp tục tranh cử thì tình hình mới tạm yên.

Ngày 27/12/2016, Chính phủ Trung Quốc công bố thay đổi nhân sự Văn phòng Hồng Kông – Ma Cao. Theo đó, ông Chu Ba – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Hồng Kông và Ma Cao bị thay thế. Đây chính là điềm báo cho “cơn giông” sắp nổi lên. Trung Nam Hải đang tập trung xử lý ông Liêu Huy, cựu Chủ nhiệm Văn phòng Hồng Kông – Ma Cao, được cho là “nghỉ mà không hưu” và là cánh tay đắc lực của phái Giang trong hơn chục năm qua. Nhờ có “bóng mát” của ông Giang Trạch Dân mà sau khi nghỉ hưu, ông Liêu Huy vẫn phụ trách “nhiệm vụ đặc biệt”, trở thành “Chủ nhiệm ảo” của Văn phòng Hồng Kông – Ma Cao để gây dựng thế lực can dự chính sự, đã gây những tác động vô cùng tiêu cực.

Về quan điểm trên tờ Thành Báo: “Cuộc đại cải tổ hệ thống Hồng Kông – Ma Cao chia thành ba giai đoạn, theo trình tự: Văn phòng Chính quyền Hồng Kông và Ma Cao, Văn phòng Liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông, Ban Điều phối Công tác Hồng Kông và Ma Cao Trung ương”.

Kể từ cuối tháng Tám năm 2016, Thành Báo của Hồng Kông đã liên tục đăng hơn 30 bài viết chỉ trích các thế lực của ông Giang Trạch Dân tại Hồng Kông bao gồm: Ông Trương Hiểu Minh, Lương Chấn Anh và Trương Đức Giang.

Ngày 9/12/2016 ông Lương Chấn Anh thông báo không tiếp tục ứng cử cho vị trí Trưởng Đặc khu Hồng Kông trong nhiệm kỳ tiếp theo, thông báo này được công bố vào thời điểm ngay trước cuộc bầu cử.

Tháng 10 năm 2016, Tổ Tuần tra Trung ương Trung Quốc đã báo cáo về việc Phòng Công tác Hồng Kông – Ma Cao vi phạm nhiều vấn đề nghiêm trọng như “tuyển dụng người không phù hợp” cũng như các vấn đề về tham nhũng, đồng thời nhắc đến “nguyên nhân cốt lõi nằm ở quản lý cấp cao”.

Ông La Vũ, một “ Thái tử Đảng” rành tình hình Hồng Kông – Ma Cao cho biết: “Chắc chắn ông Trương Hiểu Minh của Văn phòng Liên lạc sẽ bị thanh trừng, việc này chỉ còn là sớm hay muộn mà thôi, nghe nói ông này đã bị gọi về Bắc Kinh, chưa biết Tập và Vương tính toán như thế nào”.

Ba Ủy viên Bộ Chính trị thuộc phái Giang khó hạ cánh an toàn

Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trương Đức Giang

Nhà bình luận Hoa Pha (Huo Po) cho rằng, sau Đại hội 19 việc “đả hổ” sẽ tập trung vào giới Ủy viên Bộ Chính trị. Vì từ cấp này trở lên đều là giới tinh anh trong Đảng, nằm trong “trung tâm lãnh đạo”. Nhưng nếu quá nhiều người ở đây có vấn đề thì sẽ gây bùng nổ mạnh mẽ hơn phong trào lên án xét lại đối với thể chế chính trị. Vì vậy, nếu không xử lý những người này thì khó ổn định cục diện.

Theo dự đoán của ông Tân Tử Lăng – chuyên gia phân tích tình hình chính trị Trung Nam Hải, năm 2017, trong ba Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc thuộc phe cánh của ông Giang Trạch Dân sẽ có người ‘thoái vị’ trước Đại hội 19.

Thế lực phái Giang hiện chiếm 3 ghế trong Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị (gồm ông Trương Đức Giang, Lưu Vân Sơn và Trương Cao Lệ). Theo ông Tân Tử Lăng, nếu việc gì cũng có 3 phiếu phản đối thì rất khó khăn. Nếu xử lý được một thì tỷ lệ sẽ là 2 chọi 4, đây là vấn đề khó khăn nhưng đã đến lúc phải giải quyết.

Hiện nay còn cách Đại hội 19 khoảng 10 tháng, ông Tân Tử Lăng cho rằng không loại trừ trong ba người này có người “mãn khóa” sớm. “Tôi nghĩ sẽ có hành động, phải chú ý phát biểu của ông Vương Kỳ Sơn: “cho dù Ủy viên Bộ Chính trị hay Ủy viên ường vụ Bộ Chính trị, ai có vấn đề cũng sẽ bị xử lý”.

Chuyên gia Tân Tử Lăng phân tích thêm:

Tính toán ban đầu cho rằng để họ làm hết nhiệm kỳ xem ra không xong. Vấn đề Hồng Kông do ông Trương Đức Giang gây ra rất ghê sớm, phía sau lại có ông Tăng Khánh Hồng. Việc ông Trương Đức Giang nghỉ sớm là hoàn toàn có khả năng. Vì mỗi khi ông Tập Cận Bình đưa ra chính sách mới đều bị ông Trương Đức Giang phản đối, ngay cả việc bỏ chế độ cưỡng bức lao động. Trong vai trò là nhân vật quyền lực thứ ba, ông Trương đã gây nhiều cản trở cho ông Tập”.

Ông Tân Tử Lăng nhấn mạnh: “Việc giải quyết vấn đề Hồng Kông hiện nay là có ý đồ, kết quả cuối cùng sẽ tập trung vào ông Trương Đức Giang”.

Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trương Cao Lệ

Theo Tạp chí Động Hướng của Hồng Kông số tháng 12/2016, vừa qua UBKTKLTW và Ban Tổ chức Trung ương Trung Quốc đã nhận được hơn 11.700 thư tố cáo ông Trương Cao Lệ liên quan đến nhiều vụ bê bối trong quá trình thăng tiến trên quan trường. Thư tố cáo đến từ các giới trong xã hội và nội bộ tổ chức Chính hiệp, Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc, trong Đảng…

Các quan chức gần gũi với ông này cũng lần lượt “ngã ngựa” như: ông Phó Thi trưởng Thiên Tân Doãn Hải Lâm (Yin Hailin), người được chính ông Trương Cao Lệ đề bạt; ông Hoàng Hưng Quốc (Huang Xingguo), Thị trưởng kiêm Bí thư tạm quyền của thành phố Thiên Tân “ngã ngựa” vào tháng 9/2016; ông Vương Mẫn (Wang Min) và Nhan ế Nguyên (Yan Shiyuan) – hai Ủy viên ường vụ tỉnh Sơn Đông cùng thời khi ông Trương Cao Lệ còn công tác tại đây.

Ngày 27/12/2016, ông Triệu Thiếu Lân (Zhao Shaolin), cựu Thư ký trưởng và Ủy viên Thường vụ tỉnh Giang Tô bị xét xử vì tội nhận hối lộ và lừa đảo mua ngoại tệ với tổng số tiền hơn 40 triệu đô la Mỹ. Ông Triệu Thiếu Lân đã nhận tội, vụ án đang chờ ngày tuyên án. Tháng Tám năm 2015, trang thông tin toàn cầu Sina đăng bài viết “Vụ án Triệu Thiếu Lân và vụ nổ Thiên Tân là hai cú đánh trúng ông Trương Cao Lệ”. Bài viết dẫn thông tin được cho là do một quan chức trong UBKTKLTW Trung Quốc tiết lộ, sau khi cha con Triệu Thiếu Lân bị thanh trừng đã khai nhiều tội chứng liên quan đến ông Trương Cao Lệ.

Một thông tin khác trên Tạp chí Động Hướng số tháng 4/2014, ông Phó Thủ tướng Uông Dương (Wang Yang) từng lên án ông Trương Cao Lệ làm giả quá trình học đại học, tố cáo ông Trương Cao Lệ sống sa đọa và sở hữu các biệt thự ở Mậu Danh, âm Quyến, Quảng Châu, Tế Nam trước khi nhậm chức Phó Thủ tướng.

Tháng Tám năm 2015, ông Trương Cao Lệ bị tố cáo là quan to phá hoại kinh khủng nhất quan trường Trung Quốc trong thời gian cầm quyền lực ở Thâm Quyến, thành phố Thiên Tân, Sơn Đông, giữ kỷ lục về số tình nhân…

Trong Hồ sơ Panama bị phanh phui hồi tháng Tư năm nay, con rể Lý Thánh Bát (Li Shengpo) của ông Trương Cao Lệ cũng nằm trong danh sách với quyền sở hữu 3 công ty tại nước ngoài, có chứng minh nhân thân ở Hồng Kông.

Ông Trương Cao Lệ cũng bị tố cáo là bang chủ “bang sông Tấn” thuộc quê hương Phúc Kiến của ông. Ngày 25/8/2016, truyền thông hải ngoại đăng bài viết “Hùng hậu hơn bang Sơn Tây! Tập đoàn tư bản quan lại bang sông Tấn có tiền tỷ”, theo đó tại sông Tấn ở Tuyền Châu – Phúc Kiến đã hình thành thế lực hùng mạnh liên kết giữa giới chính trị và kinh doanh do ông Trương Cao Lệ làm bang chủ.

Gần đây, trang tin Nhìn về Trung Quốc có bài phân tích cho rằng, ông Trương có thể sẽ là “hổ to” nối gót ông Quách Bá Hùng, rất khó “hạ cánh” an toàn.

Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Lưu Vân Sơn

Tờ Thành Báo của Hồng Kông tiết lộ, ông Lưu Vân Sơn thường xuyên dùng hệ thống tuyên truyền gây khó cho ông Tập Cận Bình, dùng thân phận là Tổ trưởng Tiểu tổ Lãnh đạo Trung ương về Xây dựng Đảng để quấy rối ông Tập Cận Bình. Việc ông Lưu Vân Sơn và ông Tập Cận Bình đối đầu nhau hầu như ai cũng hiểu.

Giới quan sát chính sự Bắc Kinh cũng chỉ ra, mâu thuẫn giữa Lưu và Tập rất khó hòa giải. Hiện nay ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn đang chĩa mũi nhọn vào hệ thống tuyên truyền, nhiều vị trí quan trọng đang đứng trước nguy cơ bị xử lý giáng chức hoặc thuyên chuyển công tác. Có nhận định cho rằng, “không có gì đảm bảo không xảy ra chuyện đối với chính bản thân ông Lưu Vân Sơn”.

Theo thống kê, từ đầu năm 2015 đến nay, ông Tập Cận Bình đã thay mới hơn 20 Giám đốc Sở Tuyên truyền các tỉnh, bao gồm Thiên Tân, Thượng Hải, Trùng Khánh, Hà Bắc, Thiểm Tây, Cam Túc, Liêu Ninh, Cát Lâm, Hồ Bắc, Hồ Nam, Thanh Hải, Tây Tạng, Tân Cương, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Giang Tây, Tứ Xuyên, An Huy, Sơn Tây và cả Bắc Kinh. Trong số này chỉ có ông Doãn Lực (Yinli), Giám đốc Sở Tuyên truyền tỉnh Tứ Xuyên được lên chức Tỉnh trưởng và Phó Bí thư tỉnh ủy. Ngày 8/11/2016, ông Trương Văn Hùng (Zhang Wenxiong), Giám đốc Sở Tuyên truyền và Ủy viên Thường vụ tỉnh Hồ Nam cũng đã bị điều tra.

Khả năng tiếp tục cầm quyền sau hai nhiệm kỳ

Hiện nay, sau khi sắp kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên, nhiều nhân sĩ trong Đảng cho rằng ông Tập Cận Bình đang muốn ngăn chặn người tiếp quản quyền lực (hiện chưa rõ) vào Đại hội 19 năm nay, vì thế có thể nhà lãnh đạo này sẽ tiếp tục nắm quyền lực sau khi kết thúc nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2022.

Một quan chức cấp cao tên Đặng Mậu Sinh (Deng Maosheng) cho biết trên “The Wall Street Journal” rằng: “Quy tắc Ủy viên Thường vụ ‘bảy lên tám xuống’ (68 tuổi phải về hưu) chỉ là tin đồn trong dân gian chứ không khả tín. Điều này cho thấy ông Tập Cận Bình sẽ phá bỏ nguyên tắc hạn chế tuổi tác đối với Ủy viên Thường vụ theo truyền thống. Ông Tập đang muốn cài cắm thêm đồng minh vào Ủy viên Thường vụ, đang muốn giữ lại ông Bí thư Ban Kỷ luật Vương Kỳ Sơn cho dù ông Vương đã 68 tuổi. Thậm chí có thể ông Vương Kỳ Sơn sẽ được giao chức Thủ tướng”.

The Wall Street Journal dẫn nguồn tin cho biết thêm, những cuộc họp trong nội bộ Trung Nam Hải thời gian gần đây cho thấy sẽ không có chuyện công bố người tiếp quản quyền lực trong năm tới, ông Tập Cận Bình có thể sẽ tiếp tục nắm quyền sau năm 2022, nhà lãnh đạo này đang muốn học theo mô hình giống như Putin ở Nga. Ông Hoàng Tĩnh (Huangjing), chuyên gia chính trị Trung Quốc thuộc Đại học Quốc lập Singapore chia sẻ trên The Wall Street Journal: “Khó khăn của ông Tập là nếu không làm thế thì ông ấy không thể làm việc được”.

Việc ông Tập đẩy mạnh chống tham nhũng đã gây thù oán với nhiều người. Trên The Wall Street Journal, học giả lịch sử Bắc Kinh Chương Lập Phàm (Zhang Lifan) nói: “Nếu ông Tập Cận Bình nghỉ hưu vào năm 2022 thì có thể sẽ gặp nguy hiểm. Đây là lý do ông Tập muốn giữ lại ông Vương Kỳ Sơn”.

Một thông tin khác chỉ ra, có thể nhà lãnh đạo này sẽ giảm biên chế số Ủy viên Thường vụ hoặc hủy luôn cơ cấu này để thực hiện chế độ Tổng thống theo mô hình Putin ở Nga.

Bảo Minh (T/H)

Xem thêm: