Vừa qua, cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã cho công khai 930.000 tài liệu mật với tổng số 12 triệu trang. Theo đó, CIA nhận định Quân đoàn 27 là đối tượng phải chịu trách nhiệm chính trong việc thảm sát sinh viên tại Thiên An môn năm 1989.

Trong văn kiện giải mật của CIA, sự kiện đàn áp dân chủ tại Thiên An Môn – Trung Quốc năm 1989 được nhiều người quan tâm.
Trong văn kiện giải mật của CIA, sự kiện đàn áp dân chủ tại Thiên An Môn – Trung Quốc năm 1989 được nhiều người quan tâm.

Ngày 18/1, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã cho công bố lên mạng gần một triệu tài liệu mật từ thập niên 40 – 90 của thế kỷ trước. Cục Tình báo Trung ương Mỹ vì chịu kiểm soát của Đạo luật Tự do Thông tin Mỹ (Freedom of Information Act) nên đã phải cho công bố tài liệu mật này. Theo Đạo luật, tài liệu mật phải được kiểm định qua thời gian dài 25 năm và xác định lại cấp độ bảo mật. Những tài liệu được công bố không còn thuộc diện tài liệu cần thiết phải giữ bí mật nữa. 

CIA website
Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã cho công khai 930.000 tài liệu mật với tổng số 12 triệu trang.

Trong những văn kiện giải mật lần này, sự kiện đàn áp phong trào sinh viên đòi dân chủ năm 1989 tại Thiên An Môn nằm trong số những đề tài được nhiều người chú ý.

Theo tài liệu được giải mật, trong sự kiện Thiên An Môn năm 1989, chính quyền Trung Quốc bố trí 300.000 quân làm nhiệm vụ giới nghiêm và chuẩn bị hành động “làm sạch” Bắc Kinh. Cho dù khi đó đa số quân nhân không muốn tham gia trấn áp sinh viên và thị dân, nhưng cuối cùng chỉ có Quân đoàn 38 không tham gia hành động. Vì việc này mà Thiếu tướng Từ Cần Tiên (Xu Qinxian), Quân trưởng Quân đoàn 38 đã bị tòa án quân sự Trung Quốc xử tù 5 năm.

Ngoài ra, quân đội tham gia càn quét trấn áp từng xảy ra tranh chấp nội bộ, có những quân nhân nổ súng bắt giết nhau, tuy nhiên phần hồ sơ giải mật này không nhắc đến nguyên nhân vì sao. Tháng 6/1989, báo Đoàn Kết của Đài Loan từng đưa tin, khi đó vì mâu thuẫn trong sự kiện đàn áp nên quân đoàn 28 và 27 đã bắn giết nhau.

Hồ sơ giải mật quy trách nhiệm cho Quân đoàn 27

Trong “Nhật ký về sự kiện Thiên An Môn 1989”, tác giả Ngô Nhân Hoa (Wu Renhua) tiết lộ, khi Trung ương Trung Quốc tuyên bố lệnh giới nghiêm tại Bắc Kinh và triển khai hoạt động trấn áp, Chính ủy Quân đoàn 28 là Thiếu tướng Trương Minh Xuân (Zhang Mingchun) và Quân trưởng là Thiếu tướng Hà Yến Nhiên (He Yanran) đã chống lại mệnh lệnh.

Đến 5:30 sáng ngày 4/6, sau khi quảng trường Thiên An Môn được dọn sạch sẽ thì Quân đoàn 28 mới tiến vào Bắc Kinh. Do chống lại mệnh lệnh nên hai tướng lĩnh là Hà Yến Nhiên và Trương Minh Xuân đã bị giáng chức.

Nhật báo Apple của Hồng Kông từng đưa tin, trong sự kiện Thiên An Môn, khi lãnh đạo Trung ương Trung Quốc ra lệnh trấn áp dân chúng, có 7 vị Thượng tướng đã gửi thư phản đối đến Trung ương, bao gồm: Diệp Phi (Xiefei), Dương Đắc Chí (Yang Dezhi), Trương Ái Bình (Zhang Aiping), Trần Tái Đạo (Chen Zaidao), Tống Thời Luân (Song Shilun), Tiêu Khắc (Xiaoke), Lý Tụ Khuê (Li Jukui).

Nhưng lãnh đạo Trung ương Trung Quốc đã không chấp nhận ý kiến của các tướng lĩnh trên. Năm 2014, Next Magazine (Hồng Kông) từng đưa tin, trong hồ sơ cơ mật của Nhà Trắng ghi lại, Washington đã biết thông tin nội bộ Trung Nam Hải qua nội gián tham gia vào quân giới nghiêm, theo đó dự tính số thương vong trong sự kiện Thiên An Môn lên đến hơn 400.000 người, trong đó 10.454 người bị giết chết.

Theo hồ sơ giải mật, Quân đoàn 27 là đối tượng phải chịu trách nhiệm chính, vì sáng ngày 4/6, đội quân này nắm giữ vũ khí sát thương mạnh nhất, cứ gặp người là bắn giết.

Khi đó Thủ tướng Chính phủ Trung Quốc Lý Bằng xác định hoạt động thị uy của sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn là gây rối, đã ký lệnh giới nghiêm. Còn ông Giang Trạch Dân đi đầu trong việc đánh điện thông báo trên toàn quốc cần ủng hộ Trung ương trấn áp sinh viên.

Theo hồ sơ giải mật, Quân đoàn 27 là đối tượng phải chịu trách nhiệm chính
Theo hồ sơ giải mật, Quân đoàn 27 là đối tượng phải chịu trách nhiệm chính

>> Xem thêm: Giang Trạch Dân thăng tiến nhờ ủng hộ thảm sát Thiên An Môn 1989

Điểm sơ lược về sự kiện Thiên An Môn

Ngày 15/4/1989, ông Hồ Diệu Bang, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc bị bệnh qua đời. Sau đó hoạt động tưởng niệm ông của sinh viên Đại học Bắc Kinh tại quảng trường Thiên An Môn nhanh chóng phát triển thành phong trào sinh viên đòi dân chủ có quy mô lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ngày 4/6/1989, phong trào đã bị quân đội đàn áp đẫm máu gây chấn động thế giới.

Từ đêm ngày 3 đến sáng ngày 4/6/1989, quân đội Trung Quốc đã cho xe tăng và xe bọc thép lao vào quảng trường Thiên An Môn tàn sát sinh viên, dọc đường đi đã bắn giết dân chúng.

Tháng 5/1989, Tổng Bí thư đương nhiệm Trung Quốc là ông Triệu Tử Dương vì ủng hộ phong trào sinh viên nên đã bị ép phải từ chức, sau đó bị giam lỏng cho đến lúc chết.

Ông Giang Trạch Dân nhờ công lao chỉnh đốn Báo Kinh tế Thế giới và ủng hộ ông Đặng Tiểu Bình trấn áp phong trào nên sau đó đã giành được quyền lực tối cao. Trước thời điểm xảy ra sự kiện, ông Giang Trạch Dân là Bí thư thành phố Thượng Hải.

Năm 2002, sau khi ông Giang Trạch Dân hết nhiệm kỳ Tổng Bí thư và Chủ tịch nước đã đưa ra vài quy định đối với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, trong đó có quy định “không được lật lại bản án về sự kiện Thiên An Môn”.

Mộc Vệ (T/H)

Xem thêm: