Vừa qua truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, danh sách thành viên “Quần chúng Triều Dương” đã hơn 140.000 người. “Quần chúng Triều Dương” được cho là tổ chức tình báo lớn thứ 5 thế giới, bị lên án làm mật báo cho nhà cầm quyền Trung Quốc. 

GettyImages 514447992
Bắc Kinh đẩy mạnh văn hóa mật báo (Ảnh: Lintao Zhang/Getty Images)

Vừa qua, Báo Chiều Bắc Kinh (Beijing Evening Newspaper) dẫn nguồn tin từ cảnh sát Triều Dương cho biết, tính đến cuối năm 2017, danh sách tên thật tham gia “Quần chúng Triều Dương” đã hơn 14.000 người. Quận Triều Dương có tổng diện tích 470,8 km2, tức là trung bình mỗi km2 có gần 300 “Quần chúng Triều Dương”. Bên cạnh đó, tháng Hai năm ngoái cơ quan chức năng ở Bắc Kinh cũng khởi động “ứng dụng trên di động Quần chúng Triều Dương”, có gần 70.000 “Quần chúng Triều Dương” tham gia sôi nổi, tương tác cùng cảnh sát Triều Dương.

“Quần chúng Triều Dương” là “tổ chức tình báo” dân chúng do chính quyền Bắc Kinh dựng lên, được biết đến rộng rãi vì tố giác nhiều nhân vật nổi tiếng và giới nghệ sĩ nghiện hút, khi họ phát hiện đối tượng khả nghi sẽ cung cấp manh mối cho cảnh sát. Một thời “Quần chúng Triều Dương” bị cư dân mạng Trung Quốc ví là “tổ chức tình báo chủ chốt lớn thứ 5 thế giới”, sánh cùng các tổ chức tình báo như CIA của Mỹ, KGB của Liên Xô cũ, Mossad của Israel, tình báo mật MI6 của Anh.

Trước đây trang Dwnews (Mỹ) đã đưa tin, có thể thấy bóng dáng của “Quần chúng Triều Dương” ở khắp mọi nơi, họ có thể là bảo vệ tại các siêu thị, có thể là người mặc bộ trang phục tình nguyện viên đeo băng tay đỏ, có thể là người tập thể dục buổi sáng, người đi lang thang trên vỉa hè…

Nhằm khuyến khích “Quần chúng Triều Dương” mật báo, từ tháng Tư năm ngoái Quốc an Bắc Kinh đã ra luật khen thưởng cho công dân làm gián điệp, trong đó quy định nếu mật báo của công dân có đóng góp quan trọng trong phá án, mức tối đa có thể được thưởng là 500.000 nhân dân tệ (khoảng 79000 đô la Mỹ).

Tháng Chín năm ngoái, báo Thanh niên Trung Quốc cũng có bài viết đề cập để huy động tính tích cực của “Quần chúng Triều Dương”, cơ quan tài chính quận Triều Dương chi tiền phụ cấp mỗi tháng từ 300 – 500 nhân dân tệ cho “Quần chúng Triều Dương”; nếu thành viên bị nạn khi đang làm nhiệm vụ có thể được bồi thường bảo hiểm lên đến 1,2 triệu nhân dân tệ, cũng được Quỹ Trị an Tự nguyện của quận hỗ trợ vài trăm ngàn nhân dân tệ.

Theo thông tin mới nhất của báo Thanh niên Bắc Kinh, dưới “khích lệ” của chính quyền, trung bình mỗi tháng 140.000 “Quần chúng Triều Dương” đã cung cấp cho cảnh sát Triều Dương gần 20.000 manh mối. Năm 2017, “ứng dụng trên di động Quần chúng Triều Dương” cung cấp cho cảnh sát Triều Dương hơn 8.300 manh mối có giá trị.

Trên truyền thông tiếng Trung ngoài Trung Quốc Đại Lục, giáo sư lịch sử Lưu Nhân Toàn (Liu Renquan) từng giảng dạy ở Trung Quốc nhưng hiện sống tại Mỹ cho rằng, nhà chức trách Bắc Kinh mua chuộc “Quần chúng Triều Dương” làm mật báo có thể làm nhiều người vô tội bị oan.

Chia sẻ với VOA (Mỹ), ông Lý Đại Đồng (Li Dadong), từng là chủ biên Tạp chí Điểm Lạnh thuộc báo Thanh niên Bắc Kinh cho biết: “Hiện nay đảng Cộng sản Trung Quốc đẩy mạnh đào tạo loại người này để giữ chế độ.”

Ngoài “Quần chúng Triều Dương”, Bắc Kinh còn có 4 tổ chức quần chúng khác như “Bác gái Tây Thành”, “Bạn mạng Hải Định”, “Đội khuyên giải Phong Đài”, và “Tình nguyện viên cảnh sát Internet”, được chính quyền Bắc Kinh xem là 5 sức mạnh quần chúng quan trọng.

“Có thể nói nhà cầm quyền Trung Quốc đang có những hành động đẩy tính ác của con người đến cùng cực, làm mỗi nạn nhân của chế độ độc tài cũng đồng thời là nô dịch bên trong cỗ máy của nó, cách khuyết khích mật báo lẫn nhau này là phá hoại giá trị luân lý nền tảng của xã hội, là cách làm vô cùng tồi tệ.”, trên truyền thông ngoài nhà nước Trung Quốc, nhà văn tự do Chu Tân Tân (Zhu Xinxin) khẳng định. Ông cũng cho rằng hiện nay chính quyền Trung Quốc Đại Lục nguy hiểm tứ bề, luôn sống trong lo sợ nên mới dùng đặc vụ mật báo kiểu này để quản trị đất nước, cho thấy ngày tàn của chế độ này không còn xa.

Minh Ngọc

Xem thêm: