Bệnh viện Đa khoa Quân đội 301 của Trung Quốc là một bệnh viện chuyên cung cấp các dịch vụ y tế khám chữa bệnh cho quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tuy nhiên bệnh viện này bị vạch trần có liên quan tới hoạt động ám sát lãnh đạo cấp cao và tội ác mổ sống lấy nội tạng. Gần đây truyền thông Nhật Bản đã tiết lộ bí ẩn của Bệnh viện 301, trong đó “Lầu nguyên soái” trong bệnh viện là nơi đặc biệt dành cho các nhân vật chính trị quan trọng của ĐCSTQ trị liệu và điều dưỡng.

b1ede847b2420ccfe202cb28367052f2 w 2
Bệnh viện Quân y 301 của Trung Quốc.

Trang tin ZAKZAK của Nhật Bản hôm 28/7 đưa tin, Bệnh viện Đa khoa Quân đội 301 là nơi chăm sóc sức khỏe quan trọng của của các lãnh đạo trung ương ĐCSTQ. Tại đây tập trung rất nhiều nhân tài từng du học tại Đại học Havard Mỹ. Đây cũng là cơ quan điều trị có các máy móc hỗ trợ và kỹ thuật cấy ghép tạng tiến tiến. Chủ nhiệm khoa phẫu thuật tim và nhân viên trong khoa đều là những bác sĩ đã từng học công nghệ phẫu thuật bằng robot tại Nhật Bản. Và đây cũng là bệnh viện đầu tiên của Trung Quốc sử dụng robot phẫu thuật.

Nằm trong Bắc Kinh- trung tâm chính trị của Trung Quốc, những lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ bao gồm cả chủ tịch nước đều có thể được đưa đến đây trong thời gian ngắn nhất để tiến hành các biện pháp chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh. Và một khi bắt tay vào công việc, quân đội sẽ phong tỏa tất cả các con đường xung quanh bệnh viện.

Bản tin cho biết, rất nhiều nhân vật chính trị quan trọng của ĐCSTQ từng được điều trị và chăm sóc tại đây. “Lầu nguyên soái” trong Bệnh viện 301 là nơi đặc biệt để điều trị và chăm sóc những nhân vật quan trọng này, nó cũng là nơi rất bí ẩn, người bình thường không cách nào tiếp cận và vào được.

Bệnh viện 301 liên quan tới hành động ám sát lãnh đạo cấp cao

Là một căn cứ chăm sóc sức khỏe cho tầng lớp lãnh đạo cấp cao của chính quyền Trung Quốc, Bệnh viện 301 còn xảy ra rất nhiều câu chuyện ám sát ly kỳ liên quan tới tới đấu đá nội bộ trong ĐCSTQ.

Năm 2013, sau khi ông Chu Vĩnh Khang bị bắt, ở ngoài Trung Quốc từng có tin đồn ông đã ít nhất 2 lần có kế hoạch ám sát ông Tập Cận Bình, trong đó một lần xảy ra khi ông Tập Cận Bình làm kiểm tra sức khỏe tại Bệnh viện 301.

Ngoài ra, theo cuốn sách “Giang Trạch Dân kỳ nhân” tiết lộ, tháng 2/1997, ông Đặng Tiểu Bình qua đời, ông Dương Thượng Côn 92 tuổi và không có biểu hiện bệnh nặng nào, nhưng ông Giang Trạch Dân lo sợ sức ảnh hưởng của ông Dương Thượng Côn trong quân đội, nên đã quyết định lợi dụng Bệnh viện Đa khoa Quân đội 301 để trừ khử ông Dương Thượng Côn.

Mùa thu năm 1998, Bệnh viện 301 đã hoàn toàn bị ông Giang Trạch Dân và ông Tăng Khánh Hồng khống chế, khi đó ông Dương Thượng Côn vì mắc cảm cúm nên trú tại bệnh viện này, và đến sáng sớm 14/9/1998 ông đột nhiên qua đời. Vào thời điểm đó có tin đồn truyền ra ngoài nói ông Dương Thượng Côn bị hại chết.

Sách còn cho biết, rất nhiều lão thành cách mạng của ĐCSTQ đều không coi ông Giang Trạch Dân ra gì, không thèm để ý đến ông, thậm chí còn chỉ trích, tấn cống ông trong các cuộc họp, tuy nhiên ông Giang Trạch Dân cũng không có cách nào để xử lý họ. Nhưng ông Giang Trạch Dân và ông Tăng Khánh Hồng đã nhìn thấy rõ một điểm, chính là người già chắc chắn sẽ có bệnh, thế là họ nghĩ đến bệnh viện, không những có thể lợi dụng bệnh viện để lấy lòng các cán bộ lão thành cách mạng này, mà còn có thể khống chế sự sống chết của họ.

Bệnh viện 301 bị điều tra mổ sống người lấy nội tạng

Cuối tháng 12/2014, truyền thông Đại Lục đưa tin, Tham mưu trưởng Tổng cục Hậu cần, thiếu tướng Chu Tùng Hòa thăng chức làm Thứ trưởng Tổng cục Hậu cần, nguyên Thứ trưởng Tổng cục Hậu cần Tần Ngân Hà đến tuổi về hưu.

Trước đó, tháng 7/2004, ông Tần Ngân Hà giữ chức Phó viện trưởng Bệnh viện 301, đến năm 2004 lên làm Viện trưởng. Cuối năm 2007, ông nhận chức Thứ trưởng Tổng cục Hậu cần kiêm Viện trưởng Bệnh viện 301.

Sau khi thăng chức Thứ trưởng Tổng cục Hậu cần, ông Tần Ngân Hà bắt đầu cai quản công tác quân y trong toàn quân đội. Dù năm 2009, ông đã không còn làm Viện trưởng Bệnh viện 301 nữa, nhưng ông vẫn chủ quản bệnh viện này.

Trong thời gian ông Tần nhậm chức tại Bệnh viện 301 từ năm 2000 đến 2009, theo báo cáo điều tra của “Tổ chức thế giới điều tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công”, đây cũng là thời gian mà ĐCSTQ mổ sống lấy nội tạng người tập Pháp Luân Công nghiêm trọng nhất.

Ngày 28/20/2014, “Tổ chức thế giới điều tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công” đã công bố “Danh sách 2089 nhân viên trong ngành y liên quan tới mổ sống lấy nội tạng người tập Pháp Luân Công của 100 bệnh viện thuộc hệ thống quân đội và lực lược cảnh sát vũ trang”. Báo cáo chỉ ra: “Bệnh viện quân đội, Bệnh viện cảnh sát vũ trang và Tổng cục Hậu cần Trung Quốc đã chấp hành mệnh lệnh thảm sát của ông Giang Trạch Dân, đây là đơn vị chủ yếu mổ sống lấy nội tạng người tập Pháp Luân Công để cấy ghép.”

Báo cáo điều tra còn cho biết: “Bệnh viện Quân đội 301 là bệnh viện cấp 3A (đây là cấp cao nhất trong bảng xếp hạng cấp bậc các bệnh viện Trung Quốc). Bệnh viện này được Bộ Y tế chỉ định triển khai cấy ghép gan và thận. Về cấy ghép thận: từ năm 1977 đến tháng 8/2009, bệnh viện này đã thực hiện 2159 ca; ghép gan: trung tâm cấy ghép gan đã hoàn thành gần 500 ca ghép gan lấy nguồn gan từ thi thể, và hơn 90 ca ghép lấy nguồn gan từ cơ thể sống; ghép giác mạc: từ năm 1993 đến 2003, bệnh viện này đã có 212 ca ghép giác mạc. Tháng 12/1996 đến tháng 6/2005, Bệnh viện 301 đã thực hiện 18 ca cấy ghép kết thủy tinh thể, võng mạc kết hợp ghép giác mạc.

Đầu năm 2015, “Tổ chức điều tra quốc tế” đã liên tục đưa ra ánh sáng kết quả điều tra về tội ác giết người của quân đội liên quan tới mổ sống lấy nội tạng người tập Pháp Luân Công đang bị giam giữ. Cựu bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã thừa nhận qua điện thoại rằng Quân ủy Trung ương từng mở cuộc họp thảo luận về vấn đề quân đội giam giữ người tập Pháp Luân Công và bệnh viện quân y mổ sống lấy nội tạng người tập Pháp Luân Công.

Theo báo cáo, cựu Cục trưởng Cục Y tế Tổng cục Hậu cần Bạch Thư Trung thừa nhận qua điện thoại rằng cựu Chủ tịch Quân ủy Trung ương Giang Trạch Dân trực tiếp hạ lệnh mổ sống lấy nội tạng người tập Pháp Luân Công, Tổng cục Hậu cần là cơ quan chủ yếu trong việc này, bệnh viện quân y trực tiếp tham dự.

Tôn Vân

Xem thêm: