Từng có câu chuyện tiếu lâm về Trung Nam Hải như sau: ông Hồ Cẩm Đào truyền đạt chỉ thị mới nhất của ông Giang Trạch Dân cho ông Tăng Khánh Hồng liên quan đến bố trí nhân sự tại Đại hội 16, Hồ hỏi Tăng vì sao không ghi lại? Tăng Khánh Hồng mở sổ ghi và nói giọng kiêu ngạo: “Ông truyền đạt lời của trung tâm Giang chính là mấy câu khởi thảo liên quan việc sau này tôi làm Tổng Bí thư, ông học cho kỹ nhé.

ch hujintao.investigar.caso .fg
Ông Giang Trạch Dân từng muốn bố trí cho ông Tăng Khánh Hồng làm Tổng Bí thư, vì thế nhiều lần lên kế hoạch ám sát ông Hồ Cẩm Đào (Ảnh: Getty Images).

Công chúng Trung Quốc Đại Lục có lưu truyền câu “Cha Khánh không chết, khốn khó chưa hết” (Khánh phụ bất tử, Lục nan vị dĩ), “cha Khánh” ở đây là chỉ ông Tăng Khánh Hồng, nhân vật số 2 thuộc phe ông Giang Trạch Dân. Còn ông Giang Trạch Dân vì xây dựng vây cánh mà muốn kéo dài thời gian nắm quyền lực, có ý đồ bố trí ông Tăng Khánh Hồng làm Tổng Bí thư sau ông Hồ Cẩm Đào.

Ngày 26/8/2015, một bài bình luận của tác giả ký tên Hạ Ba (He Bo) trên truyền thông tiếng Trung ngoài Trung Quốc nhận định, ông Tăng Khánh Hồng có thể xem là kẻ có dã tâm lớn nhất nổi lên từ sau năm 1989. Ông Giang Trạch Dân từng nghĩ cách để cho ông ta làm Tổng Bí thư sau nhiệm kỳ của ông Hồ Cẩm Đào, nhưng cuối cùng kế hoạch không thành.

Báo The Epochtimes cũng từng chỉ ra, để leo lên địa vị cao nhất, ông Tăng Khánh Hồng đã bí mật cùng ông Giang Trạch Dân đưa ra một số kế hoạch giành quyền lực. Nếu kế hoạch ám sát ông Hồ Cẩm Đào vào năm 2006 thành công, thời điểm đó với vị trí là Phó Chủ tịch nước, ông Tăng Khánh Hồng có cơ hội lên nắm quyền. Nhưng mấy lần ám sát không thành, dã tâm của ông Tăng Khánh Hồng cũng bị lộ.

Thông tin chỉ ra, trong lần ông Hồ Cẩm Đào bí mật lên tàu thuộc hạm đội Bắc Hải đi Thanh Đảo vào đầu tháng 5/2006, đã bị hai tàu chiến nổ súng tấn công nhưng ông Hồ Cẩm Đào may mắn thoát nạn, trong khi có 5 binh sĩ thiệt mạng; đầu tháng 10/2007, Hồ Cẩm Đào đến phát biểu khai mạc Thế vận hội dành cho người khuyết tật (Special Olympics) được tổ chức tại Thượng Hải, người ta đã tìm thấy bom hẹn giờ với số chất nổ đến 2,5 kg được đặt dưới ghế lái xe tải đậu trong một gara ở tầng hầm.

>> Ông Hồ Cẩm Đào từng bị tâm phúc phe Giang Trạch Dân ám sát

Vào tháng 1/2007, hãng tin Reuters (Anh) dẫn nguồn tin từ Bắc Kinh cho biết, phe cánh chính trị của ông Tăng Khánh Hồng yêu cầu ông Hồ Cẩm Đào bàn giao lại chức Chủ tịch nước cho ông Tăng Khánh Hồng sau khi kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2008, yêu cầu này đã gây nhiều tranh cãi trong nội bộ.

Sau khi nhận ra tham vọng của ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, ông Hồ Cẩm Đào bắt đầu phản công. Trong năm 2007, Tạp chí Kinh tế Tài chính tại Đại Lục đã đăng một bài báo tiết lộ, để thôn tính một doanh nghiệp nhà nước, số tiền 70 triệu Nhân dân tệ (khoảng 11,067 triệu đô la Mỹ) mà con trai ông Tăng Khánh Hồng chi ra được nâng lên thành 110 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 17,391 tỉ đô la Mỹ). Bài viết gây cú sốc ở Trung Nam Hải.

Trước Đại hội 17, ông Hồ Cẩm Đào thu thập được nhiều chứng cứ tham ô của gia đình ông Tăng Khánh Hồng, cuối cùng dùng quy tắc ngầm “68 tuổi về hưu” trong Đảng để ép Tăng Khánh Hồng rút lui. Trước khi Tăng rút lui còn đưa ra một số điều kiện, một trong số đó là nhường cho ông Tập Cận Bình vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị với điều kiện ông Tập phải nợ Tăng một mối ân tình. Thực tế, việc ông Tăng Khánh Hồng “tiến cử” ông Tập Cận Bình với ông Giang Trạch Dân là vì cảm nhận ông Tập dường như không thuộc phe nào, không có “mưu đồ chính trị” nào, cho rằng có thể dễ dàng khống chế được.

Theo tờ Asahi Shimbun (Nhật Bản) chỉ ra, vì tình thế lúc đó người kế nhiệm phái Giang là ông Bạc Hy Lai xếp hạng cuối khi bỏ phiếu trong Đảng, cho nên chỉ tạm thời lợi dụng ông Tập Cận Bình. Nhưng tháng 2/2012, sự kiện Giám đốc Công an Trùng Khánh Vương Lập Quân chạy trốn vào Lãnh sự quán Mỹ và giao lại tài liệu nội bộ của giới quan chức cấp cao Trung Quốc cho phía Mỹ, qua đó lộ ra kế hoạch chính biến nhằm phế ông Tập Cận Bình để đưa Bạc Hy Lai lên. Kế hoạch này do ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng chủ mưu, còn Chu Vĩnh Khang lợi dụng quyền lực hệ thống Chính pháp thực hiện.

>> Bạc Hy Lai từng sai lính bắn tỉa ám sát Vương Lập Quân tại Lãnh sự quán Mỹ

Tháng 4/2013, Tạp chí Động hướng (Hồng Kông) có chỉ ra, trong thời gian ông Hồ Cẩm Đào chuyển giao toàn bộ quyền lực sau Đại hội 18, từng hai lần dùng quyền Chủ tịch nước, giải mật 5 hồ sơ và ngăn chặn hồ sơ bị phát tán. Trong đó có hồ sơ liên quan đến kế hoạch Tăng Khánh Hồng ám sát Hồ Cẩm Đào, kế hoạch phối hợp cùng Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang gây chính biến, ý đồ giành lại quyền lực từ ông Tập Cận Bình trong thời gian 2 năm sau Đại hội 18.

Sau Đại hội 18, ông Hồ Cẩm Đào rút lui triệt để, chuyển giao toàn quyền cho ông Tập Cận Bình.

Tuyết Mai

Xem thêm: