Theo Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI), trong sáu tháng đầu năm 2017, các cơ quan chống tham nhũng của quốc gia này đã nhận tổng cộng 1,31 triệu báo cáo về vấn đề vi phạm kỷ luật đảng và tiến hành 260.000 vụ điều tra. Kết quả cho thấy, có 210.000 quan chức tham ô hối lộ. Con số này nhiều hơn hẳn so với số quan chức bị điều tra trong 3 năm trở lại đây. Ngoại giới bi quan nhìn nhận, không có quan chức nào của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là không tham nhũng, chính quyền từ lâu đã rơi vào tình trạng sóng gió bấp bênh.

Ngày 20/7, trang web chính thức của CCDI công bố, trong số 210.000 quan chức bị kỷ luật vì tham nhũng, có 38 quan chức cấp bộ và hơn 1.000 quan chức ở các cục cơ sở, trên 8.400 quan chức ở cấp huyện và 129.000 người khác đến từ các vùng nông thôn và doanh nghiệp.

Năm ngoái, ngày 20/10/2016, CCDI cũng từng công bố số liệu chống tham nhũng của ĐCSTQ, từ năm 2013 đến tháng 9/2016, cơ quan kiểm tra giám sát toàn Trung Quốc đã tiếp nhận 1,018 triệu vụ án, và tiến hành kỷ luật 1,01 triệu người.

Báo chí lúc đó đã đồng loạt khẳng định hô hào ĐCSTQ sẽ duy trì việc chống tham nhũng với cường độ cao, lực độ không giảm, nhịp độ không đổi, và tin rằng vấn nạn tham nhũng sẽ giảm.

Theo số liệu năm 2016, trong ba năm tiến hành điều tra, 1,01 triệu người, bình quân nửa năm có khoảng 160.000 người tham nhũng. Nhưng năm nay, báo cáo ngày 20/7 mới chỉ thống kê nửa đầu năm mà đã có tới 210.000 quan chức Trung Quốc bị đưa ra xét xử, điều này cho thấy số người tham nhũng tăng chứ không hề giảm đi.

Những năm gần đây, từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, CCDI không ngừng tiến hành chống tham nhũng. Nhưng cũng không ít quan điểm cho rằng, ĐCSTQ có quan chức nào mà không tham nhũng, có tìm để xử phạt thì mãi cũng chẳng thể nào hết.

Kênh VOA của Mỹ năm 2016 cũng từng tiến hành một cuộc điều tra trên mạng, kết quả cho thấy, 93% người dùng Internet khẳng định rằng thể chế ĐCSTQ sinh ra tham nhũng, ai mà có tiền có quyền đều trở nên biến chất.

Ông Khâu Hiểu Hoa, một chuyên gia kinh tế, cựu Cục trưởng Cục Thống kê, trong một lần diễn thuyết ở Thâm Quyến cho biết, kỳ thực những ai đã từng ở trong các bộ ngành của chính phủ, có thể nói trên 90% số người đều sẽ bị bắt, không thể không có vấn đề.

Theo ước tính của một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Quốc lập Singapore, ông Bạc Trí Dược, Trung Quốc chỉ có 0.000001% cán bộ là quan chức liêm khiết và ngay thẳng.

Ông Tân Tử Lăng, Giám đốc Nhà Xuất bản Học viện Quân sự Trung Quốc trước đây cũng từng nhận định, trong thể chế hiện tại có đến 80% quan chức là tham quan.

Kênh truyền thông “Hồng Kông 01” ngày 8/3 năm nay đã dẫn lại báo cáo của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, trong số những người được hỏi thì 73% cho rằng trong vòng 3 năm trở lại đây mà nói, những quan chức Trung Quốc tham nhũng không hề giảm đi, mà trái lại còn gia tăng.

Ông Mã Nhược Đức, một giáo sư chuyên nghiên cứu về chính trị Trung Quốc tại Đại học Harvard (Mỹ) đã nhận định, quan chức tham nhũng của ĐCSTQ quá nhiều, các nhà chức trách không thể bắt giữ hết những người hủ bại, bởi vì nếu làm vậy thì bộ máy quản lý của ĐCSTQ sẽ chẳng còn ai, chống tham nhũng ở đây bất quá cũng chỉ là để người dân nhìn thấy những kẻ độc tài của ĐCSTQ hay những người nào quá lộ liễu khoe tiền khoe quyền. Ngoài ra, chính quyền ĐCSTQ hàng ngày đều phải đối diện với những cuộc vận động kháng nghị không ngừng diễn ra, có thể nói rằng chế độ này hiện đã lâm vào thảm cảnh mưa gió bấp bênh.

VOA cũng dẫn lời một chuyên gia người Mỹ chuyên nghiên cứu các vấn đề của Trung Quốc, chưa thể xác định chính xác thời điểm ĐCSTQ sụp đổ, nhưng thực sự là ĐCSTQ đã đi đến những ngày tháng cuối cùng.

Hồng Ngọc

Xem thêm: