Sau Đại hội 19 bế mạc chưa đến một tuần đã có thông tin Trung Quốc Đại lục cải cách Bộ đội Cảnh sát Vũ trang (gọi tắt Vũ cảnh, là lực lượng cảnh sát quân sự nhưng chủ yếu phụ trách các vấn đề dân sự). Thông tin cho rằng, việc cải cách tạm thời áp dụng theo bản “Dự thảo”. Quyền chỉ huy Vũ cảnh chuyển về Quân ủy Trung ương, địa phương không còn quyền điều động Vũ cảnh. Giới quan sát chỉ ra trong vấn đề này thể hiện ba tín hiệu quan trọng: quyền lực Ủy ban Chính pháp suy yếu, loại bỏ âm mưu đảo chính, và thay đổi mô thức dùng bạo lực Vũ cảnh để bình ổn trước đây.

1607162010082320
Ngày 19/2/2016, thi kiểm tra lý thuyết quan binh Cảnh sát Vũ trang tại trụ sở chính ở Bắc Kinh (Epoch Times).

Ngày 31/10, Ban Thường vụ Nhân đại Trung Quốc khóa 12 tổ chức Hội nghị thảo luận “Về Quy định pháp luật liên quan Cải cách Vũ cảnh” (Dự thảo). Theo thông tin, cải cách sẽ điều chỉnh hàng loạt vấn đề liên quan, như chức năng nhiệm vụ, chế độ quân hàm, thể chế bảo đảm, bố trí bộ đội và quy chế điều động binh lực.

Như vậy, việc điều chỉnh Vũ cảnh từ trước đây chịu quản lý hai tầng của Quân ủy Trung ương và Chính phủ, hiện đổi thành chỉ thuộc quản lý của Quân ủy Trung ương, do Quân ủy Trung ương trực tiếp chỉ huy, chính quyền địa phương không có quyền điều động binh lực Vũ cảnh.

Liên quan vấn đề này, tờ Epoch Times chia sẻ ý kiến của một quan chức giấu tên cho biết, không nên để quyền lực rơi vào địa phương, việc trung ương nắm toàn quyền đối với Vũ cảnh là đúng đắn. Vốn trong quá khứ, từng có dạo ông Chu Vĩnh Khang (thời Hồ Cẩm Đào) muốn điều động Vũ cảnh làm chính biến.

Vấn đề Vũ cảnh chính biến này cũng đã là tâm điểm chú ý của truyền thông bên ngoài Trung Quốc Đại lục trong thời gian Đại hội 19. Nguyên nhân vì sau ngày khai mạc Đại hội 19, chính quyền Trung Quốc Đại lục lần đầu công khai thừa nhận Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch, Từ Tài Hậu Quách Bá Hùng và Tôn Chính Tài “âm mưu giành quyền lực tối cao trong Đảng”. Ông Lưu Sĩ Dư (Liu Shiyu), Chủ tịch Ủy ban Quản lý giám sát chứng khoán còn gọi những người này là “chức quyền cao trong Đảng, đã tham lam lại bẩn thỉu, lại đòi có quyền cao nhất”. Vì vấn đề này mà nhiều người muốn ông Tập Cận Bình xử lý nhằm bảo đảm quyền lực.

Thuyết âm mưu chính biến này nhận được quan tâm đặc biệt của dư luận. Truyền thông Đài Loan miêu tả chi tiết và cho rằng ông Hồ Cẩm Đào đã phá tan chính biến của Vũ cảnh do Chu Vĩnh Khang thao túng. Khi đó, ngày 15/3/2012 sau khi Bạc Hy Lai bị tuyên bố “ngã ngựa”, tối ngày 19/3 Chu Vĩnh Khang đã điều động toàn bộ Vũ cảnh tập trung trước cửa chính Trung Nam Hải (cửa Tân Hoa) nhằm làm chính biến, nhưng ông Hồ Cẩm Đào đã bố trí Quân đoàn 38 trấn áp được tình hình. Khi đó nội thành Bắc Kinh đã có những tiếng súng vang lên, xe tăng đã chạy trên đường phố. Sau sự việc, nhờ được ông Giang Trạch Dân bảo vệ nên ông Chu Vĩnh Khang không bị xử lý ngay, chỉ bị giam lỏng. Mãi đến tháng 7/2014 mới bị tuyên bố điều tra.

Như vậy, sau cải cách quân đội, ông Tập Cận Bình lại cải cách Vũ cảnh, nhà bình luận Đường Tĩnh Viễn (Tang Jingyuan) sống ở Bắc Mỹ cho biết, việc này cho thấy ba tín hiệu quan trọng.

Thứ nhất, ông Tập muốn đề phòng xảy ra “giành quyền tối cao trong Đảng”, phòng ngừa chính biến, binh biến. Trong quá khứ, đặc biệt thời Chu Vĩnh Khang nắm quyền, lực lượng Vũ cảnh tăng tốc mở rộng, do Ủy ban Chính pháp gây ra. Một trong những thế lực quan trọng nhất của trung tâm quyền lực thứ hai (Ủy ban Chính pháp) là báng súng của hơn triệu Vũ cảnh. Đây là đe dọa lớn đối với ông Tập Cận Bình, cho nên ông Tập phải hóa giải nguy cơ này.

Thứ hai, sau khi tách Vũ cảnh khỏi Ban Chính pháp, đưa về Quân ủy Trung ương, thực tế là triệt tiêu quyền lực của Ban Chính pháp. Như vậy trong ván cờ của chính giới tối cao tại Đại hội 19, ông Tập chiếm thế thượng phong, nhưng có một số lĩnh vực chưa hoàn toàn do người của ông Tập khống chế, Ban Chính pháp là một trong số đó. Ủy ban Chính pháp trước đây do Chu Vĩnh Khang, Mạnh Kiến Trụ, đến nay là Quách Thanh Côn làm Bí thư, toàn là cốt cán phe cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân (phái Giang). “Cán dao” Ủy ban Chính pháp này, phái Giang luôn kiểm soát.

Ông Đường Tĩnh Viễn cho biết, đưa Vũ cảnh tách khỏi Ban Chính pháp có thể chỉ là một bước tiến quan trọng của ông Tập Cận Bình, tiếp theo có thể còn hàng loạt biến động.

Ông Đường Tĩnh Viễn lấy ví dụ từ “Tiểu tổ Lãnh đạo Trung ương Trị nước theo luật”, cho biết: “Ý nghĩa quan trọng của ‘Trị nước theo luật’ là chĩa vào hệ thống Chính pháp, rất có thể ông Tập Cận Bình còn thực hiện những chỉnh đốn đối với Ủy ban Chính pháp như thu hồi quyền lực, biến thành hữu danh vô thực…, tóm lại sẽ làm sao nằm trong tầm khống chế.

Thứ ba, vào thời Giang Trạch Dân và Chu Vĩnh Khang, hệ thống Vũ cảnh được họ xây dựng cho đầy quyền lực, trở thành quân chủ lực. Vì thế sau khi ông Tập Cận Bình thu hồi quyền chỉ huy và điều động Vũ cảnh về Quân ủy Trung ương, sẽ tạo hệ quả là, khi các địa phương có những sự kiện quy mô lớn, những sự kiện cần tập trung lực lượng hùng hậu, sẽ không thể tự ý điều động được, sẽ phải báo cáo xin trung ương, trung ương sẽ quyết định vấn đề điều động Vũ cảnh. Như vậy, mô thức dùng bạo lực bình ổn (của các địa phương) được lập từ thời ông Giang Trạch Dân và Chu Vĩnh Khang có thể sẽ có những thay đổi.

Trong cải cách quân đội của Trung Quốc, việc cải cách chế độ “phục vụ trả phí” (quân đội làm kinh doanh) là một trong những nội dung cải cách quan trọng, trong đó có vấn đề cải cách hệ thống y tế quân đội. Vũ cảnh Trung Quốc cũng có hệ thống bệnh viện riêng.

Ông Đường Tĩnh Viễn cho biết, trong hoạt động trấn áp Pháp Luân Công đã gây ra tội ác vô cùng đáng phẫn nộ là “mổ cướp nội tạng” người tập Pháp Luân Công, ở đây Vũ cảnh từng đóng vai chủ lực. Vì “mổ cướp nội tạng” không chỉ liên quan hệ thống bệnh viện quân đội, còn gồm cả bệnh viện của hệ thống Vũ cảnh, bệnh viện của hệ thống chính phủ. Như vậy, trong từng khâu của quá trình thực hiện tội ác này (mổ lấy, vận chuyển, cấy ghép) đều có Vũ cảnh tham gia. Việc cải cách Vũ cảnh, ít nhiều cũng liên quan đến vấn đề này.

Tuyết Mai

Xem thêm: