Mới đây, ông Chu Ba, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Hồng Kông và Ma Cao bị cách chức, theo đó truyền thông Hồng Kông nhận định đây là tín hiệu về cuộc đại cải tổ trong hệ thống Hồng Kông và Ma Cao, đồng thời chỉ ra việc cải tổ sẽ nhắm vào ông Liêu Huy (Liao Hui) và thế lực đứng sau là phe cánh của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân; việc diệt trừ tận gốc thế lực đối lập trong hệ thống Hồng Kông và Ma Cao sẽ theo ba giai đoạn. “Thái tử Đảng” La Vũ cũng có phân tích về tình hình này.

Ông Chu Ba, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Hồng Kông và Ma Cao “ngã ngựa”, tờ Thành Báo Hồng Kông gọi đây là con sóng đầu tiên của kế hoạch cải tổ hệ thống Hồng Kông – Ma Cao. Kế hoạch sẽ chia thành ba giai đoạn.
Ông Chu Ba, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Hồng Kông và Ma Cao “ngã ngựa”, tờ Thành Báo Hồng Kông gọi đây là con sóng đầu tiên của kế hoạch cải tổ hệ thống Hồng Kông – Ma Cao. Kế hoạch sẽ chia thành ba giai đoạn.

Ngày 27/12 vừa qua, Chính phủ Trung Quốc công bố thay đổi nhân sự Văn phòng Hồng Kông – Ma Cao, theo đó ông Chu Ba – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Hồng Kông và Ma Cao bị thay thế, điềm báo cho “cơn giông” sắp nổi lên. Trung Nam Hải đang tập trung xử lý ông Liêu Huy, cựu Chủ nhiệm Văn phòng Hồng Kông – Ma Cao, được cho là “nghỉ mà không hưu”. Mục đích là muốn giải quyết triệt để những rắc rối sau này.

Ông Tống Triết (Song Zhe) – cựu Đặc phái viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc trú tại Hồng Kông và ông Hoàng Liễu Quyền (Huang Liuquan) – Trưởng Ban Pháp luật Văn phòng Hồng Kông – Ma Cao được giao chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Hồng Kông – Ma Cao. Trước đó, vào tháng Một năm nay, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (UBKLTW) cũng đã cử ông Lý Thu Phương (Li Qiufang) nhậm chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Hồng Kông – Ma Cao, kiêm phụ trách công tác kiểm tra kỷ luật Văn phòng Liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông và Ma Cao. Như vậy Văn phòng Hồng Kông – Ma Cao có tới 4 vị Phó Chủ nhiệm.

Ngày 22/6 năm nay, lần đầu tiên Văn phòng Hồng Kông – Ma Cao được ghi vào danh sách tuần tra của UBKLTW. Theo đó từ tháng 7 – 8, UBKLTW đã tuần tra văn phòng này, đã có báo cáo tình hình cụ thể chỉ ra ít nhất 6 vấn đề, trong đó bao gồm việc không quán triệt chính sách của trung ương, đề bạt cán bộ không hợp chuẩn, một bộ phận cán bộ tham ô hủ bại.

Tờ Thành Báo Hồng Kông (Sing Pao) bình luận, UBKLTW không chĩa mũi nhọn vào ông cựu Chủ nhiệm Vương Quang Á (Wang Guangya) mà là ông Liêu Huy (Liao Hui), là cánh tay đắc lực của phái Giang trong hơn chục năm qua. Nhờ có “bóng mát” của ông Giang Trạch Dân mà sau khi nghỉ hưu, ông Liêu Huy vẫn phụ trách “nhiệm vụ đặc biệt”, trở thành “Chủ nhiệm ảo” của Văn phòng Hồng Kông – Ma Cao để gây dựng thế lực can dự chính sự, đã gây những tác động vô cùng tiêu cực.

Về vấn đề này, ông La Vũ, một “thái tử Đảng” cho biết, ông hiểu khá rõ về hai người của Văn phòng Hồng Kông – Ma Cao, một người là ông Chủ nhiệm Vương Quang Á, là con rể của cựu Phó Thủ tướng Trần Nghị (Chenyi), người kia là cựu Chủ nhiệm Liêu Huy. Ông Liêu Huy tuy đã nghỉ hưu nhưng vẫn can thiệp chính sự, cản trở ông Vương Quang Á, vì ông này vốn hiền lành.

Ông La Vũ nói: “Tờ Thành Báo có thể ví như báo Nhân dân Trung Quốc tại Hồng Kông, thường những thông tin họ nhận trực tiếp từ ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn ở Bắc Kinh, vì thế nhận định của nó có độ khả tín cao”.

La Vũ nhấn mạnh: “Hiện ông Tập Cận Bình đang chỉnh đốn Văn phòng Hồng Kông – Ma Cao, tâm điểm thanh trừng không phải ông Vương Quang Á mà là ông Liêu Huy. Việc xử lý ông Chu Ba cho thấy kế hoạch chỉnh đốn đã tiến được một bước. Tuy nhiên việc xử lý sẽ diễn ra trước Tết hay trước Đại hội 19 thì chưa rõ”.

>> Xem thêm: Kịch đã khai màn, Thường ủy viên Bộ Chính trị TQ Trương Đức Giang khó “hạ cánh” an toàn

Về quan điểm trên tờ Thành Báo, “cuộc đại cải tổ hệ thống Hồng Kông – Ma Cao chia thành ba giai đoạn, theo trình tự: Văn phòng Chính quyền Hồng Kông và Ma Cao, Văn phòng Liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông, Ban Điều phối Công tác Hồng Kông và Ma Cao Trung ương”, ông La Vũ cho biết, “chắc chắn ông Trương Hiểu Minh của Văn phòng Liên lạc sẽ bị thanh trừng, việc này chỉ còn là sớm hay muộn mà thôi, nghe nói ông này đã bị gọi về Bắc Kinh, chưa biết Tập và Vương tính toán như thế nào”.

Về nhận định: “Việc có giữ Trương Hiểu Minh lại cho đến sau đợt bầu cử Đặc Khu trưởng Hồng Kông hay không đã không còn quan trọng, hiện ông Trương Hiểu Minh đã không thể phối hợp với phe ông Trương Đức Giang và Lương Chấn Anh gây rắc rối được nữa”, ông La Vũ cho rằng vấn đề có thể sẽ được giải quyết trước khi bầu cử Đặc Khu trưởng Hồng Kông.

Bài viết trên Thành Báo chỉ ra, ông Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trương Đức Giang chính là thân tín của ông Tăng Khánh Hồng, hiện đang làm Trưởng ban Điều phối Công tác Hồng Kông và Ma Cao Trung ương, cũng là sân sau của ông Lương Chấn Anh và Trương Hiểu Minh. Ba người hợp thành thế lực từ sau năm 2012, từ đó tình hình Hồng Kông ngày càng rối ren. Gần đây, sau khi ông Lương Chấn Anh tuyên bố không tiếp tục tranh cử thì tình hình mới tạm yên.

>> Xem thêm: Tập Cận Bình xử lý phe Giang Trạch Dân ở Hồng Kông

Hiện giới quan sát đang quan tâm không biết ai sẽ lên thay ông Trương Đức Giang làm Trưởng ban Điều phối công tác Hồng Kông và Ma Cao, vì đây là mấu chốt quan trọng nhất trong đợt đại cải tổ hệ thống này.

Ông La Vũ nhận định: “Trong năm nay ông Tập Cận Bình đã nhiều lần đề cập vấn đề có kẻ có dã tâm trong Đảng… Ông Tập Cận Bình có thể chờ đến Đại hội 19, sau khi ông Trương Đức Giang, Lưu Vân Sơn, và Trương Cao Lệ không còn trong Ban Thường vụ, khi đó ông Tập có thể thay thế người của mình vào và bắt đầu làm những việc mà ông ấy muốn làm”.

“Có thông tin cho rằng ông Vương Kỳ Sơn sẽ thay ông Trương Đức Giang làm Ủy viên trưởng Nhân đại, còn ông Tập Cận Bình sẽ thay bộ khung Ban Thường vụ Bộ Chính trị với một Chủ tịch và hai Phó Chủ tịch, chức Phó Chủ tịch sẽ do ông Vương Kỳ Sơn và Lý Khắc Cường đảm nhận, còn ông Lật Chiến Thư sẽ trở thành Tổng Thư ký”, ông La Vũ chia sẻ.

Mộc Vệ

Xem thêm: