Sau khi lên thay thế “tướng đả hổ” Vương Kỳ Sơn, ông Triệu Lạc Tế đã phải đối mặt với 4 thử thách lớn, trong đó có vấn đề liệu ông có thể giữ được lực “đả hổ” giống như ông Vương Kỳ Sơn hay không, để có thể khiến tham quan sợ đến mức “thà gặp diêm vương, cũng không gặp lão Vương”.

trieulacte
Ông Triệu Lạc Tế (Ảnh qua Aboluowang)

Thách thức thứ 1: Lực độ “đả hổ”

Ngày 25/10, tại Hội nghị toàn thể lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương khoá 19, ông Triệu Lạc Tế được chọn làm Ủy viên Ban Thường vụ bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương thay thế nhiệm vụ của ông Vương Kỳ Sơn. Sau đó, ông Triệu Lạc Tế cũng phát biểu nhiều câu nói được coi là có sức nặng. Ví dụ như, “chống tham nhũng không nới lỏng, không dừng bước“, cần phải “giành được thắng lợi áp đảo trong đấu tranh chống tham nhũng”, mở ra cục diện mới; v.v.

Sau gần một tháng nhậm chức mới tại Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, ông Triệu Lạc Tế đã xử lý hơn 10 quan chức cấp tỉnh, tuy nhiên đến hiện nay vẫn chưa thực sự bắt được “lão hổ” cấp tỉnh thực sự. Phó chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ môi trường và tài nguyên thuộc Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, Cựu viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học môi trường Mạnh Vĩ bị “ngã ngựa” ngày 10/11 và trở thành “hổ đầu tiên” sau Đại hội 19, nhưng Mạnh Vĩ chỉ là quan chức cấp chính cục, hơn nữa theo truyền thông Trung Quốc tiết lộ, Mạnh Vĩ bị điều tra từ nhiệm kỳ của ông Vương Kỳ Sơn, bị “ngã ngựa” từ hồi tháng 9.

Trong nhiệm kỳ của ông Vương Kỳ Sơn, nhiều quan chức cấp Trung ương thuộc phe ông Giang Trạch Dân bị bắt như Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, Lệnh Kế Hoạch, Tôn Chính Tài, Tô Vinh, v.v. quan chức cấp phó bộ trở lên bị xử lý đã vượt qua con số hơn 30 năm từ Đại hội 18 đổ về trước.

Trong đó có 440 quan chức cấp tỉnh, quân đội cho đến quan chức quản lý cấp trung, bao gồm có 43 người thuộc Ủy viên Trung ương và Ủy viên Trung ương dự khuyết, 9 quan chức Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương. Trong danh sách được công bố, phần lớn họ đều thuộc phe của ông Giang Trạch Dân, do đó mà quan trường Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có câu nói: “Thà gặp diêm vương, chứ không muốn gặp lão Vương”.

Sau khi ông Triệu Lạc Tế thay ông Vương Kỳ Sơn, có thể “đả hổ” với lực độ như của người tiền nhiệm Vương Kỳ Sơn hay không đã trở thành thử thách lớn nhất mà ông đang phải đối mặt.

Thách thức 2: Có thể trừ bỏ được “kẻ dã tâm” trong nội bộ đảng hay không

Ngày 11/7, một bài viết của ông Vương Kỳ Sơn trên truyền thông của ĐCSTQ có nói, ông Tập Cận Bình đã quyết đoán điều tra xử lý những vụ án nghiêm trọng như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, Tôn Chính Tài, Lệnh Kế Hoạch, loại bỏ được tập đoàn lợi ích đan xen hủ bại về chính trị và kinh tế; hủ bại chính trị là hủ bại lớn nhất, họ kết hợp thành tập đoàn lợi ích, “mưu đồ cướp đoạt quyền lực của đảng và quốc gia”;  việc “đả hổ, diệt ruồi” hủ bại chính trị đã tấn công vào tập đoàn lợi ích, ngăn chặn họ “đoạt được quyền lực chính trị”.

Tại triển lãm ảnh trong thời gian Đại hội 19, đồng thời trưng bày ra ảnh của 6 người Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, Tôn Chính Tài, Lệnh Kế Hoạch, bức ảnh nói chính quyền điều tra xử lý họ chính là “xóa bỏ hiểm họa tiềm ẩn chính trị to lớn”.

Chủ tịch Ủy ban Giám sát Chứng khoán Lưu Sĩ Dư cũng phê bình Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Tôn Chính Tài, Lệnh Kế Hoạch, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, nói họ vừa tham ô lớn, vừa hủ bại lớn, lại còn “âm mưu soán đảng đoạt quyền“, vụ án “khiến người ta không rét mà run, nhìn thấy mà giật mình sợ hãi”, v.v.

Đồng thời, báo cáo tại Đại hội 19 của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương cũng đã điểm tên “đại lão hổ” Chu Vĩnh Khang, Tôn Chính Tài, Kế Hoạch, v.v là những “kẻ dã tâm, kẻ âm mưu“, đây là lần đầu tiên chính quyền ĐCSTQ đứng trước hơn 2000 đại biểu gián tiếp thừa nhận kế hoạch âm mưu chính biến của phe phái ông Giang Trạch Dân.

Giới quan sát cho rằng, đứng sau “6 hổ lớn” nói trên chính là cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân và nhân vật thứ hai trong phái Giang là ông Tăng Khánh Hồng, “kẻ dã tâm, kẻ âm mưu” lớn nhất trong ĐCSTQ chính là hai ông này.

Có nhà phân tích cho rằng, làm thế nào để chặn đứng được gốc rễ của “kẻ dã tâm” trong nội bộ đảng chính là thách thức lớn thứ 2 mà ông Triệu Lạc Tế đang đối mặt.

Thách thức 3: Chiến dịch “săn cáo” bên ngoài Trung Quốc

Từ tháng 4/2015, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã công bố danh sách 100 quan chức trốn ra nước ngoài, đến tháng 11/2017, chỉ có 49 người bị bắt về quy án.

Xét lại nguyên nhân, “săn cáo” cần phối hợp với nước sở tại mà có quan chức trốn đến, tham quan của ĐCSTQ chủ yếu trốn đến Mỹ, Canada, châu Âu, Úc, tuy nhiên những nước này chưa ký thỏa thuận dẫn độ với Trung Quốc, do đó mà trở lực cũng rất lớn.

Ngoài ra, trong những quan chức ĐCSTQ trốn ra nước ngoài có những người là có sức nặng, như em trai ông Lệnh Kế Hoạch là Lệnh Hoàn Thành, được biết họ nắm giữ trong tay một số “cơ mật quan trọng” của ĐCSTQ.

Chuyên gia phân tích nhận định, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương dưới sự dẫn dắt của ông Triệu Lạc Tế sẽ làm thế nào để “săn cáo” ở nước ngoài, cũng là một thử thách lớn mà ông đang đối mặt.

Thử thách 4: Hủ bại của chế độ

Trong nhiệm kỳ của ông Vương Kỳ Sơn, đã từng nhiều lần nhấn mạnh “cần hình thành cơ chế có hiệu quả lâu dài ‘không dám hủ bại, không thể hủ bại, không muốn hủ bại'”.

Năm 2016, ông Vương Kỳ Sơn đã phối hợp với chính quyền ông Tập Cận Bình thử nghiệm cải cách thể chế “Ủy ban Giám sát Quốc gia” ở Bắc Kinh, Chiết Giang, Sơn Tây. Dự kiến đến năm 2018, tại Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc và Hội nghị hiệp thương Chính trị nhân dân (còn gọi là lưỡng hội), chính quyền Trung Quốc sẽ chính thức thành lập “Ủy ban Giám sát Quốc gia”, điều này đồng nghĩa quyền lực của cơ quan này bao trùm lên tất cả các quan chức của ĐCSTQ.

Tuy nhiên giới quan sát cho rằng, quan chức của ĐCSTQ tham ô hủ bại là do chế độ chuyên chế gây ra, ĐCSTQ không hề có dân chủ, pháp chế thực sự; quan chức các cấp đều là chỉ định nội bộ, không phải được lựa chọn qua bầu cử dân chủ, tham quan chỉ là hành sự theo yêu cầu của cấp trên, một người “xảy ra chuyện”, thì kéo theo rất nhiều người theo. Do đó nguyên nhân căn bản khiến ĐCSTQ hủ bại chính là không có được sự giám sát rộng dãi của dân chúng,

Hồi đầu năm nay, cha đẻ của hệ phiên âm Pinyin Hán ngữ Chu Hữu Quang đã chia sẻ: “Tham quan đương nhiên cần phải bắt, tuy nhiên bắt được tham quan rồi thì không có nghĩa là chính quyền tốt lên, vấn đề nằm ở sự chuyên chế, không phải ở tham quan. Dưới sự chuyên chế ắt có tham quan, dưới chế độ dân chủ thì tham quan ít, bởi vì người dân có thể đưa ra tiếng nói của mình, ông làm chuyện xấu, lần sau tôi không chọn ông nữa, còn chế độ chuyên chế thì không có việc như thế!”

Trí Đạt

Xem thêm: