Ông Hoàng Khiết Phu, chủ tịch Ủy ban Hiến tặng và Cấy ghép nội tạng Quốc gia mới đây đã tuyên bố rằng, dự đoán đến năm 2010, Trung Quốc sẽ cố gắng trở thành quốc gia tiến hành cấy ghép tạng phù hợp nhất với tiêu chuẩn đạo đức trên thế giới. Tuy nhiên, từ trước đến nay, vấn đề nguồn tạng phục vụ cho cấy ghép ở Trung Quốc luôn là một nghi vấn đối với ngành công nghiệp này. Do đó, việc ông Hoàng Khiết Phu đề cập đến “tiêu chuẩn đạo đức” đã khiến ngoại giới đặt ra không ít câu hỏi.

20160818115105373 small
Ông Hoàng Khiết Phu

Ngày 26/7, ông Hoàng Khiết Phu trong cuộc phỏng vấn với AP đã cho biết, số người tình nguyện hiến tặng nội tạng ở Trung Quốc Đại Lục tăng khá mạnh, từ 30 người trong năm 2010 lên đến 5.500 người trong năm 2017. Những người này đã hiến tặng 10.005 cơ quan tạng cho cấy ghép.

Ông Hoàng Khiết Phu cũng nói thêm, chính quyền Trung Quốc đã hợp tác với Alibaba, thiết lập một chương trình cho phép người dân có thể đăng ký tự nguyện hiến tạng theo quy trình không đến 10 giây. Hiện tại Trung Quốc có khoảng 210.000 người đã đăng ký hiến tặng nội tạng.

Lời tuyên bố của ông Hoàng Khiết Phu ngụ ý rằng, ngành công nghiệp ghép tạng Trung Quốc đang di chuyển theo hướng phát triển lành mạnh, nhưng các kênh truyền thông ngoài Trung Quốc vẫn báo cáo rằng tình hình không thực sự lạc quan như ông Hoàng Khiết Phu nói.

Một bài báo đăng trên tờ “Financial Times” hồi tháng Ba năm nay đã chỉ ra rằng mặc dù mọi người có thể đăng ký hiến tạng theo quy trình mà Alibaba đưa ra, nhưng vì những người hiến tạng còn cần phải được thân nhân đồng ý, do đó có thể nói rằng, việc đăng ký thủ tục trên mạng này chỉ mang tính biểu tượng. Theo ông Trần Tĩnh Du, một bác sĩ phẫu thuật cấy ghép nổi tiếng tại Trung Quốc, thỏa thuận cấy ghép tạng với gia đình người hiến tặng rất có thể bị hủy bỏ vào phút chót.

Bài báo còn cho biết cứ khoảng 1 triệu người Trung Quốc thì có 20.980 người hiến tạng. Còn tại châu Âu, con số này có thể lên đến hàng trăm nghìn.

Trang AP cũng chỉ ra rằng, Trung Quốc Đại Lục vẫn luôn tìm cách nhân rộng số lượng những người tình nguyện hiến tạng, nhưng nỗ lực này đã gặp trở ngại bởi yếu tố văn hóa truyền thống Trung Quốc. Hiện nay Tại Trung Quốc Đại Lục, cho dù một cá nhân có thể đăng ký tình nguyện hiến tạng, nhưng gia đình và thân nhân người đó vẫn có quyền quyết định ngừng hiến tạng.

Trang New York Times hồi tháng Tư năm ngoái còn có bài viết chỉ ra rằng mỗi năm tại Trung Quốc có khoảng 300.000 người có nhu cầu ghép tạng. Nếu tính theo số lượng cơ quan hiến tặng do phía quan chức công bố, thì còn thiếu khoảng 290.000 cơ quan tạng mới đủ đáp ứng nhu cầu này.

Nhà báo điều tra độc lập Ethan Gutman, cựu Quốc vụ khanh Canada phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương David Kilgour cùng luật sư nhân quyền David Matas thông qua việc xem xét các xuất bản phẩm về y tế tại Trung Quốc, dữ liệu trên các trang web của bệnh viện và sau khi gọi điện thoại đến một số bệnh viện để điều tra, đã ước tính rằng tại Trung Quốc, mỗi năm có đến 60.000 – 100.000 ca ghép tạng. Con số này cao hơn hẳn so với con số ước tính mỗi năm có khoảng 10.000 ca ghép tạng của phía Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Ông Matas đã tiết lộ trong một bài phát biểu: “ĐCSTQ nói rằng mỗi năm có hoảng 10.000 ca ghép tạng hợp pháp tại Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng tôi mới chỉ xem xét số lượng ca ghép tạng ở 2 đến 3 bệnh viện lớn ở Trung Quốc, thì con số này đã vượt qua con số thống kê theo tuyên bố của giới chức ĐCSTQ.”

Vậy thì, số lượng lớn những cơ quan tạng còn lại đến từ đâu? Câu trả lời dường như được tìm thấy trong lời phát biểu của ông Hoàng Khiết Phu. Ông Hoàng đã trả lời với AP rằng dự kiến đến năm 2020, Trung Quốc sẽ cố gắng trở thành một quốc gia tiến hành cấy ghép tạng phù hợp nhất với tiêu chuẩn đạo đức trên thế giới.

Ông Hoàng Khiết Phu không giải thích chi tiết về cái gọi là “tiêu chuẩn đạo đức”. Có điều ông cũng đề cập rằng, chính quyền Trung Quốc năm 2015 đã quy định cấm sử dụng các cơ quan tạng của tử tù bị hành quyết.

Tuy nhiên, đối với các quy định của chính quyền Trung Quốc, ngoại giới quả thực không có mấy lạc quan. Về lĩnh vực cấy ghép tạng, các nhân sĩ quốc tế trước nay không ngừng kêu gọi chính phủ Trung Quốc nên cho phép các tổ chức quốc tế tiến hành điều tra độc lập về trình tự cấy ghép tạng ở Trung Quốc Đại Lục, để xác nhận xem chính quyền nước này có đang tuân thủ cam kết của mình liên quan đến cấy ghép nội tạng hay không. Tuy nhiên, mọi đề xuất đều không nhận được hồi đáp.

Một trong 5 tạp chí y khoa tên tuổi trên thế giới là Tạp chí Y khoa Anh (BMJ) ngày 8/10/2015 đã xuất bản bài viết chỉ ra rằng giới chức Trung Quốc luôn chọn chiêu thức “chơi chữ” để khiến xã hội quốc tế hiểu lầm về tình trạng thực tế cấy ghép tạng ở Trung Quốc. Ngày 21/1 cùng năm, tờ Nhân dân Nhật báo từng dẫn lại một lời nói của ông Hoàng Khiết Phu: “Tử tù cũng là công dân, pháp luật không thể tước đoạt quyền được hiến tạng của bất kỳ ai. Nếu như tử tù có nguyện vọng muốn được hiến tạng, thì điều này đáng được khích lệ.”

Ông Ethan Gutman, ông David Kilgour và ông David Matas đã công bố báo cáo chi tiết cho thấy, rất nhiều cơ quan tạng được lấy từ tù nhân lương tâm, chủ yếu là những người tập Pháp Luân Công bị bức hại ở Trung Quốc Đại Lục, còn có cả người Duy Ngô Nghĩ, người Tây Tạng và những tín đồ Cơ đốc giáo.

Mộc San

Xem thêm: