Cái chết của Otto Warmbier đã khiến cho gia đình anh và cả nước Mỹ rúng động. Nguyên nhân về sự ra đi tức tưởi của Otto có thể sẽ mãi là ẩn đố, nhưng rõ ràng trách nhiệm của chế độ Bắc Triều Tiên là không thể chối bỏ. Nhiều năm qua, các nhân chứng may mắn trốn thoát được đã mô tả tại chế độ Bình Nhưỡng thực sự tồn tại “địa ngục trần gian”, nơi đánh đập, hãm hiếp, bỏ đói và hành hình công khai là thực tế hàng ngày đối với hàng ngàn người dân Bắc Hàn.

tra tan tan bao trong nha tu Bac Trieu Tien
Trung tâm lao động cưỡng bức, được vẽ lại qua lời kể của một cựu tù nhân (Ảnh: Ân xá quốc tế)

Otto Warmbier đã qua đời ở tuổi 22 vì những tổn thương não bí ẩn gặp phải trong thời gian hơn 1 năm rưỡi bị giam cầm trong nhà tù tại Bắc Triều Tiên.

Cái chết của Otto gióng lên hồi chuông cảnh báo cộng đồng quốc tế cần phải đặt tâm, giám sát chặt chẽ và lên án mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động tra tấn tàn bạo trong các trại giam dưới chế độ Kim Jong-un.

cac trai lao dong cuong buc

Hàng trăm nghìn tù nhân chính trị đang bị giam giữ trong các trại lao động cưỡng bức tại Bắc Triều Tiên

Otto đã bị giãm giữ 17 tháng tại Bắc Triều Tiên và mới được thả tự do và đưa về Mỹ từ 13/6, nhưng ở trong tình trạng hôn mê sâu và đã qua đời hôm thứ Hai (19/6), sau khi về nước chỉ một tuần.

Nhiều người tin rằng, tổn thương não mà Otto gặp phải là do anh đã phải ở một trong những trại tù khủng khiếp của chế độ nhà họ Kim, nơi hàng nghìn công dân Bắc Triều Tiên được cho là đã chết.

Các bác sĩ của Warmbier tại Cincinnati nói rằng cậu sinh viên này đã bị “mất nhiều mô não ở khắp các vùng não của mình”, hệ quả từ tình trạng thiếu oxy lên não trong một thời gian dài. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết luận tại sao Otto lại bị thiếu oxy và máu lên não.

Otto chỉ là một nạn nhân trong vô số những tù nhân đang hàng ngày chịu áp bức tại Bắc Triều Tiên. Chế độ độc tài chuyên chế gia đình trị này được cho là đang giam giữ khoảng hơn 120.000 tù nhân chính trị trong các trại lao động tàn bạo.

Những câu chuyện khủng khiếp về hoạt động tra tấn tù nhân trong các trại cưỡng bức này có thể là một phần manh mối giải thích cho số phận của Warmbier.

Trong một báo cáo năm 2014, Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc (LHQ) gọi Bắc Triều Tiên là “một quốc gia không tương đồng trong thế giới đương đại” do “các vi phạm nhân quyền có tính hệ thống và toàn diện”.

Theo những người may mắn sống sót kể lại, đánh đập là hoạt động phổ biến trong các trại giam. Ở đây, các quản giáo, cai ngục được trao quyền gần như tuyệt đối, mặc sức lạm dụng và giết hại các tù nhân.

Tra tấn: Bức vẽ của một cựu cai ngục Bắc Hàn gửi lên Liên Hiệp quốc, mô tả một người cai ngục đang ép tù nhân chui qua một lỗ nhỏ của bức tường (Ảnh: LHQ)
Tra tấn: Bức vẽ của một cựu cai ngục Bắc Hàn gửi lên Liên Hiệp quốc, mô tả một người cai ngục đang ép tù nhân chui qua một lỗ nhỏ của bức tường (Ảnh: LHQ)

Một người trốn thoát đã nói rằng âm thanh đánh đập hàng đêm thật khủng khiếp khiến người này không thể chợp mắt chút nào.

Tuy nhiên, các bác sĩ của Warmbier cho biết, qua chiếu chụp kỹ càng họ không phát hiện dấu hiệu về gãy xương hay tổn thương xương, kể cả ở hộp sọ. Họ cũng không thấy tổn thương nào ở mô cổ hay bằng chứng bất kỳ cho thấy Otto bị siết cổ.

Một phụ nữ được phỏng vấn trong bản báo cáo của LHQ năm 2014, người đã bị bỏ tù vì thực hành Cơ đốc giáo, có nói về một phòng tra tấn với một cái bể nước mà tù nhân có thể bị nhận xuống đó để mô phỏng chết đuối.

Báo cáo của LHQ cho biết: “Cô ấy kể lại rằng cô đã bị dìm trong nước lạnh hàng giờ. Khi bị thả xuống bể nước, mũi cô ấy không còn cao hơn mực nước nữa và chỉ khi cô cố đứng bằng các đầu ngón chân mới có thể thở được chút ít. Cô rất khó thở và bị hoảng loạn vì sợ mình có thể sẽ chết chìm”.

Kinh hoàng: Bức tranh của một cựu cai ngục Bắc Hàn mô tả một hình thức tra tấn gọi là "tra tấn chim bồ câu". Nạn nhân bị buộc ngược tay lên và đánh vào ngực cho tới khi nôn ra máu (Ảnh: LHQ)
Kinh hoàng: Bức tranh của một cựu cai ngục Bắc Hàn mô tả một hình thức tra tấn gọi là “tra tấn chim bồ câu”. Nạn nhân bị buộc ngược tay lên và đánh vào ngực cho tới khi nôn ra máu (Ảnh: LHQ)

Việc tra tấn mô phỏng chết đuổi này có thể giải thích cho trường hợp Warmbier bị tổn thương não do thiếu oxy không? Câu trả lời là có thể. Nhưng bác sĩ đã không nói về việc họ tìm được bất kỳ bằng chứng cho thấy đó là trường hợp gây ra tình trạng thực vật dai dẳng của Otto.

Ngoài ra, các biện pháp tra tấn khác của chế độ Bắc Triều Tiên cũng được tiết lộ.

Một quan chức của Bộ Công An Nhân dân Bắc Triều Tiên đã đào thoát cho biết cơ quan này đã sử dụng lồng kim loại nhỏ trong các văn phòng điều tra tiền xử án để tra tấn nghi phạm.

Các hình thức tra tấn trong trại giam của Bắc Hàn được mô tả qua bức vẽ của 1 cựu cai ngục (Ảnh: LHQ)
Các hình thức tra tấn trong trại giam của Bắc Hàn được mô tả qua bức vẽ của 1 cựu cai ngục (Ảnh: LHQ)

Báo cáo của LHQ dẫn lời quan chức Bộ Công An này cho hay: “Nạn nhân sẽ bị nhồi nhét trong lồng trong vài giờ để làm gián đoạn lưu thông máu và làm các bộ phận khác của cơ thể sưng lên. Cơ thể nạn nhân sẽ biến thành một màu nâu gỉ. Sau khi được đưa ra khỏi lồng, cơ thể nạn nhân đột ngột được ‘bung ra’, càng gây thêm đau đớn”.

Vị quan chức này cũng nhắc đến việc mình đã được đào tạo chính thức về các kỹ thuật tra tấn, trong đó có dạy “cách để cắt lưu thông máu của tù nhân bằng dây đai, đồng thời đưa người tù vào các vị trí căng cơ để gây ra mức độ đau đớn tối đa”.

Bức hình mô tả cảnh tù nhân phải tìm rắn, chuột, các loạt động vật để ăn. Câu mô tả bằng tiếng Hàn là: "Để không chết đói, hãy đi bắt rắn, chuột mà ăn".
Bức hình mô tả cảnh tù nhân phải tìm rắn, chuột, các loạt động vật để ăn. Câu mô tả bằng tiếng Hàn là: “Để không chết đói, hãy đi bắt rắn, chuột mà ăn”.
Xác tù nhân chính trị. Câu mô tả tiếng Hàn: "Chuột ăn mắt, mũi, tai và ngón chân của xác người".
Xác tù nhân chính trị. Câu mô tả tiếng Hàn: “Chuột ăn mắt, mũi, tai và ngón chân của xác người”.

Đáng chú ý là hầu hết các tù nhân người nước ngoài của chế độ Bắc Triều Tiên đều cho biết họ được đối xử nhẹ nhàng hơn, có lẽ bởi vì những người này được chế độ nhà họ Kim xem là “các con tin” có giá trị trong thương lượng địa chính trị.

Matthew Todd Miller, một công dân Hoa Kỳ, sống ở California, vào năm 2014 đã bị kết án sáu năm tù lao động khổ sai tại Bắc Triều Tiên, đã được thả ra sáu tháng sau đó, nói rằng ông đã được đối xử tương đối tốt.

Trả lời phỏng vấn NK News, ông Miller nói: “Tôi đã chuẩn bị tinh thần cho việc bị tra tấn. Nhưng thay vì vậy, tôi lại được đối xử khá tử tế”.

Vào năm 2013, Merrill E. Newman, một cựu sĩ quan quân đội Hoa Kỳ, từng phục vụ trong chiến tranh Triều Tiên, bị buộc tội vì tội ác chiến tranh và bị Bắc Triều Tiên giữ trong 42 ngày.

Hầu hết thời gian đó ông Newman ở trong một khách sạn tại Bình Nhưỡng, các viên chức lãnh sự Thụy Điển đã tiếp cận ông nói rằng Newman đã được chăm sóc tốt và thậm chí đã nhận được sự chăm sóc y tế cần thiết cho bệnh tim của ông.

Trong trường hợp của Warmbier, câu chuyện chính thức phát đi từ Bình Nhưỡng là cậu sinh viên này bị ngộ độc ngay sau khi anh ta bị kết án vào mùa xuân năm 2016 trong một vụ xét xử vì bị cáo buộc ăn cắp một tấm áp phích tuyên truyền từ khách sạn nơi Otto lưu trú.

Phía Bắc Triều Tiên tuyên bố rằng thuốc ngủ đã làm Warmbier rơi vào trạng thái hôn mê và từ đó cậu không bao giờ tỉnh dậy.

Lý do mà chế độ Bình Nhưỡng đưa ra thực sự không thể chấp nhận được. Các bác sĩ cũng đã không tìm thấy bằng chứng về bệnh ngộ độc. Hơn nữa một viên thuốc ngủ sẽ không thể gây ra tình trạng hôn mê sâu tới hơn 1 năm như vậy, rất có thể Otto đã bị trúng một chất độc nào đó.

Nguyên nhân thực sự về cái chết bi thảm của Otto Warmbier có thể sẽ không bao giờ được biết đến, nhưng sự tàn bạo của chế độ Kim Jong-un, chịu trách nhiệm cho cái chết của chàng sinh viên Mỹ trẻ tuổi, là rất rõ ràng.

Xuân Thành

Xem thêm: