Lịch sử nhân loại đã từng chứng kiến những cuộc hủy diệt văn hóa, văn vật “kinh thiên động địa” được phát động bởi Đức Quốc xã, Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

1. Phát động công khai đốt sách của Đức Quốc xã

Ngày 10/5/1933, tại hơn 30 làng đại học của Đức Quốc xã đã đồng thời diễn ra việc công khai đốt sách dã man nhất trong lịch sử văn hóa hiện đại Tây phương.

duc quoc xa dot sach
Ngày 10/5/1933, tại hơn 30 làng đại học của Đức Quốc xã đã đồng thời diễn ra việc công khai đốt sách

Điển hình nhất là tại Berlin. Đêm hôm đó, được sự tính toán kỹ lưỡng của Bộ trưởng Bộ Giác ngộ quần chúng và Tuyên truyền Paul Joseph Goebbels, dưới sự dẫn dắt của Liên minh Sinh viên Đức Quốc xã, 5.000 sinh viên đã cuồng nhiệt cầm đuốc, đem hơn 20.000 cuốn sách báo thu được từ hiệu sách, thư viện công cộng mà họ coi là “không theo tinh thần của Đức” xếp lên xe và chuyển tới quảng trường nằm giữa Nhà hát Opera Berlin và Đại học Berlin để đốt. Trong đó có rất nhiều tác phẩm của các tác giả nổi tiếng thế giới như Thomas Mann, Heinrich Mann, Lion Feuchtwanger, JakobWassermann, Arnold Zweig, Stefan Zweig, Erich Maria Remarque, Walther Rathenau, Albert Einstein. Ngoài ra còn có các tác phẩm nổi tiếng của các nhà văn Âu Mỹ như Jack London, Upton Sinclair, Helen Keller Jr., Herbert George Well, ArthurSchnitzler, André Gide, Émile Zola. Trong nháy mắt ngọn lửa đã bốc lên vùn vụt. Mỗi khi có sách được ném vào trong đống lửa, những sinh viên có mặt tại đó lại bắt đầu hoan hô.

Theo phóng viên Frederick T. Birchall  của tờ New York Times đưa tin, tại hiện trường lúc đó có khoảng 40.000 người vây quanh. Vì để khuấy động sự nhiệt tình, khi từng chồng từng chồng sách bị ném vào lửa, những sinh viên cổ động bắt đầu nêu tên tác giả của từng cuốn sách: “Sigmund Freud bóp méo lịch sử của chúng ta, vĩ nhân bôi nhọ lịch sử”, và đám đông tung hô; “Emil Ludwig làm ra văn học lừa dối và phản bội nước Đức!”, lại có tiếng hoan hô to vang lên; Tiếp theo là nhà văn Erich Maria Remarque, tội danh của bà là “hạ thấp giá trị của chữ viết và lý tưởng yêu nước cao nhất của người Đức”; Nhà văn Alfred Ker bị chỉ trích là “kẻ đầu cơ văn học dối trá”

Trong lúc những đống sách lớn đang bị đốt thành tro bụi, Joseph Goebbels thuyết giảng cho những sinh viên tại đó. Ông nói: “Thuyết duy lý trí của người Do Thái đã chết. Chủ nghĩa xã hội đã mở ra con đường mới. Người dân Đức một lần nữa có thể dùng tư tưởng của chính mình để thể hiện bản thân. Ngọn lửa bừng bừng ngay trước mắt chúng ta không chỉ đánh dấu sự kết thúc của thời đại cũ, mà nó còn chiếu sáng cho thời đại mới. Các bạn thanh niên lần đầu tiên có quyền lực như thế này để xóa bỏ những sản vật của thời đại cũ. Nếu những người thế hệ trước không cách nào hiểu được tất cả những việc đang xảy ra, vậy thì hãy cho họ hiểu, những người trẻ chúng ta đã làm như vậy. Những thứ cũ tiêu mất trong ngọn lửa mãnh liệt, những sự vật mới sẽ sinh ra bởi ngọn lửa trong lòng chúng ta.”

Phần lớn các làng đại học tại các thành phố khác của Đức cũng lần lượt tiến hành nghi thức đốt sách. Theo lời của bản tuyên ngôn sinh viên khi đó, hễ “bất cứ sách vở cơ bản nào có tác động phá hoại đến tiền đồ của chúng ta, hoặc là đả kích tư tưởng nước Đức, gia đình Đức và động lực của người dân Đức”, đều phải cho nó một ngọn đuốc.

Joseph Goebbels nói không sai chút nào, ánh sáng của ngọn lửa đốt sách đúng là đang soi sáng thời đại mới, nhưng không phải là “thời đại mới” của sự phát triển văn hóa tự do, mà là “thời đại mới” của sự bạo hành tinh thần và sự xuất hiện của chuyên chế.

Đốt sách không chỉ là cột mốc mang tính tượng trưng. Vì để khống chế tất cả các lĩnh vực của cuộc sống người dân trong tay, để nghệ thuật, văn học, báo chí, phát thanh, điện ảnh phục vụ một cách tận tụy, trung thành, luật pháp của Đức Quốc xã quy định rõ: “Cần phải làm cho các nhà sáng tạo nghệ thuật trên các phương diện tập hợp trong tổ chức thống nhất dưới sự lãnh đạo của quốc gia. Con đường phát triển về phương diện tư tưởng và tinh thần không những phải do nhà nước quyết định, mà nhà nước còn phải lãnh đạo và tổ chức các loại ngành nghề.” Do đó, từ ngày 22/9/1933, Đức Quốc xã đã thiết lập Hiệp hội Văn hóa Đức mang tính toàn quốc. Hiệp hội này quản lý 7 hiệp hội gồm: Hiệp hội Mỹ thuật, Hiệp hội Âm nhạc, Hiệp hội Kịch tuồng, Hiệp hội Văn học, Hiệp hội Tin tức, Hiệp hội Phát thanh, Hiệp hội Điện ảnh. Phàm là người Đức thưởng thức văn hóa, dù là làm ngành nghề gì, dù là có tình nguyện hay không, thì đều phải gia nhập vào những hiệp hội này. Đối với người làm việc trong lĩnh vực văn hóa, quyết định và chỉ thị của hiệp hội chính là pháp luật, họ có thể lấy lý do “không đáng tin về mặt chính trị”để khai trừ hoặc từ chối nhận hội viên, từ đó cướp đoạt kế sinh nhai của những người không muốn một lòng một dạ “bán mạng” cho Đức Quốc xã.

Trong bầu không khí nghẹt thở này, dường như tất cả những tác gia người Đức tương đối nổi tiếng vẫn còn sống đều di cư sang nước khác dưới sự dẫn đầu của tác gia nổi tiếng Thomas Mann. Số ít những tác gia ở lại trong nước hoặc là tự động hoặc là bị ép phải câm như hến. Cùng theo đó là hàng ngàn cuốn sách bị cấm bán trong nhà sách hoặc lưu hành trong các thư viện, nhiều sách mới bị cấm xuất bản. Không chỉ vậy, mỗi một cuốn sách hay bản thảo kịch bản, đều phải được đưa đến Bộ Tuyên truyền để thẩm tra trước, nếu được duyệt thì mới được phép xuất bản hay được diễn.

Trong giới âm nhạc, tất cả những thác phẩm của tác giả người Do Thái đều bị cấm, trong đó có cả Fanny Mendelssohn – một trong những nhân vật mang tính đại diện cho dòng nhạc lãng mạn của Đức, nhà soạn nhạc hiện đại Paul Hindemith, v.v. Trong giới kịch tuồng, tất cả những đạo diễn và diễn viên có quốc tịch Do Thái, bao gồm cả Max Reinhardt cũng đều di cư sang nước khác. Giới mỹ thuật cũng tương tự. Bởi vì Hittle cho rằng tất nghệ thuật hiện đại đều đã thoái hóa và nhàm chán, cho nên một trong những hành động đầu tiên của chính quyền Hitle là xóa bỏ nghệ thuật “chán chường” của Đức, thay vào đó là nghệ thuật “Germain”. Có khoảng 6.500 bức hội họa hiện đại, không chỉ của họa sĩ Đức, còn có tác phẩm của các họa sĩ Cezanne, Van Gogh, Gauguin, Matisse, Picasso và nhiều họa sĩ khác đều được lấy ra khỏi các bảo tàng trên khắp nước Đức. Điện ảnh vẫn trong tay công ty tư nhân, nhưng Bộ Tuyên truyền và Hiệp hội Điện ảnh lại khống chế tất cả các mặt của ngành này. Điện ảnh cũng giống các ngành nghệ thuật khác, cũng trở thành công cụ tuyên truyền tư tưởng Đức Quốc xã. Trên thị trường tràn ngập những bộ phim về Đức Quốc xã được làm qua loa, ngoài đó ra, chỉ có một số rất ít phim của nước ngoài (quá nửa là phim hạng 2 của Hollywood) được phép công chiếu.

2. Đảng Cộng sản Liên Xô “làm sạch môi trường” chủ nghĩa xã hội 

Vì để giữ gìn “tính thuần khiết” của xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Liên Xô đề xuất cần có một môi trường “chân không” của giai cấp vô sản để tránh mọi người bị độc hại. Bước đầu của “làm sạch môi trường” chính là thiêu hủy “sách báo chính trị có độc”, xóa bỏ sự ăn mòn và độc hại của “kẻ địch của nhân dân”, do đó Đảng Cộng sản Liên Xô đã gửi đi danh sách các sách báo cần dọn sạch và tiêu hủy đến thư viện ở khắp nơi. Số lượng sách báo tư liệu cũ và có nguồn gốc từ nước ngoài bị thiêu hủy trong phong trào “đốt sách” làm người ta giật mình. Năm 1938, số sách bị coi là phản động chính trị bị thiêu hủy lên đến 10.375.706 loại, tranh tuyên truyền là 223.751 loại, bên cạnh đó còn có 55.514 loại sách báo nước ngoài cũng bị tiêu hủy. Hàn ngàn hàng vạn cuốn sách bị coi là “kẻ địch của nhân dân” tại các thư viện đã bị tiêu hủy, chỉ có một số ít người dám cất giấu để giữ gìn. Ngay cả báo và tạp chí đã quá cũ cũng bị ngưng sử dụng và bị tiêu hủy.

Từ năm 1920, Liên Xô bắt đầu thi hành thẩm định văn hóa rất nghiêm ngặt. Nhà xuất bản của nhà nước được chính phủ trao quyền, có thể kiểm tra bản nháp sách “không sạch”, để đề phòng lọt lưới chờ in. Ngày 6/6/1922, Tổng cục Quản lý Văn học Quốc gia và Xuất bản được thành lập, cơ quan này đưa ra một bản danh sách các loại sách cấm, mới đầu chỉ là liệt kê sách cấm không được công khai, về sau bao gồm tất cả các xuất bản phẩm không thích hợp với công chúng. Năm 1923, Tổng cục Quản lý Kịch Quốc gia được thành lập, đơn vị này phụ trách thẩm tra tất cả các tác phẩm kịch được trình diễn. Năm 1936, hai cục trên trực tiếp nghe theo mệnh lệnh của trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, các địa phương cũng thành lập cơ quan tương ứng. Đến năm 1939, cơ quan thẩm định văn hóa của Liên Xô đã có tới hơn 6.000 nhân viên.

Trong danh sách đen các sách bị cấm, dù là tác phẩm trong nước hay tác phẩm nước ngoài, đều nhất định bị tịch thu, giao cho NKVD (tức Ủy ban Nội vụ Nhân dân) niêm phong cất giữ. Nếu sách cấm đã in quá nhiều thì thiêu hủy. Giữa năm 1938 và 1939 đã kiểm tra và cấm 16.453 tập, vượt qua con số 24 triệu cuốn “sách có hại” bị nghiền thành bột giấy. Không chỉ có vậy, thẩm tra viên còn đi vào các thư viện, lục xem chi tiết các loại sách, họ dùng mực nước để xóa tên những người bị cách chức hoặc bị “thất sủng”.

Ảnh của lãnh tụ là trọng tâm của thẩm tra. Ảnh của Stalin in trên giấy, cần phải kiểm tra kỹ lưỡng dưới ánh sáng, để tránh in chồng lên nội dung bất kính. Tháng 12/1937, một thẩm tra viên viết thư gửi lên Moskva, nói ảnh của lãnh tụ trong một cuốn sách nhỏ, chỗ tay áo có bóng dáng của Mussolini và tên của Hitler mờ mờ chạy qua trước ngực của lãnh tụ vĩ đại.

Giới văn hóa và giới học thuật cũng bị cấm qua lại với nước ngoài, chỉ được mời những tác gia cá biệt được Liên Xô ca ngợi đến thăm. Dưới khẩu hiệu “phản đối chủ nghĩa thế giới” và “ngăn chặn sính ngoại”, các nhà khoa học Liên Xô không tham gia các hội nghị quốc tế, cũng không tổ chức hội nghị có khoa học gia quốc tế tham dự. Đến cuối những năm 1980, các nhà sử học Liên Xô đã không còn được tiếp xúc với thông tin sách báo nước ngoài, họ đã hoàn toàn sống trong không gian bị đóng kín. Ban Tổ chức Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô còn thay đổi hàng loạt cán bộ Cục Nghiên cứu Chủ nghĩa Cộng sản và các cơ quan ý thức hình thái, nhằm loại bỏ một số phần tử tri thức mà đảng không tín nhiệm, giải tán hầu như tất cả các đoàn thể của người dân và biệt phái văn nghệ, xây dựng đoàn thể học thuật được quản lý thống nhất bởi trung ương. Nhằm hình thành hệ thống tổ chức lãnh đạo với mệnh lệnh thông suốt, khi đó họ đưa ra đề xuất rõ ràng, chức năng nhận thức khoa học xã hội nhân văn cần phải đẩy lùi lại vị trí thứ 2, thậm chí thứ 3, còn vị trí số 1 là chức năng “tuyên truyền” ca tụng công đức của lãnh đạo.

3. Đại cách mạng Văn hóa của Trung Quốc

Tương tự như vậy, cuộc Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc trong những năm thập niên 1960 đúng là một trận tai họa chưa từng có trong lịch sử mà chính quyền mang lại cho nền văn hóa nước nhà. Ngày 8/6/1966, trong bài xã luận “Chúng ta là những người phê phán cựu thế giới” đăng trên Nhân Dân Nhật Báo, đối với cuộc “Phát động phê phán cựu thế giới, cựu tư tưởng trên quy mô rộng lớn chưa từng có”, dùng lời hoa mỹ tô điểm hành “đó là để phù hợp với quy luật phát triển lịch sử”. Họ nói những gì là “Chúng ta muốn xây dựng thế giới mới, thì cần phải phá bỏ thế giới cũ”, kêu gọi “700 triệu người dân đều là nhà phê bình”, cho rằng trải qua cuộc vận động phê phán trước nay chưa từng có, giúp cho “thời đại mới vĩ đại của 700 triệu người đã xuất hiện nơi đường chân trời”. Lời dự ngôn êm tai, sự kích động cuồng nhiệt, sự phá hoại dã man điên cuồng mang đến những giọt nước mắt tràn trề và loang lổ vết máu.

cách mạng văn hóa
(Một cảnh thiêu hủy trong “cách mạng văn hóa” Trung Quốc. Ảnh: Qua barnesandnoble.com)

Ngày 1/6/1966, bức màn Đại cách mạng Văn hóa được kéo lên, Tổ trưởng tiểu Tổ Văn cách trung ương Trần Bá Đạt đã đăng bài xã luận mang tên “Quét sạch tất cả những thứ đầu trâu mặt ngựa” trên Nhân Dân Nhật Báo, trong đó nói rõ “cần phá bỏ triệt để những thứ cựu tư tưởng, cựu văn hóa, cựu phong tục, cựu tập quán mấy nghìn năm qua đã lợi dụng giai cấp để độc hại người dân.” Hội nghị toàn thể lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 8 đã thông qua “Quyết định về Đại cách mạng Văn hóa” để khẳng định thêm về kiến giải và cách nhìn nhận về vấn đề phá “tứ cựu” (tức cựu tư tưởng, cựu văn hóa, cựu phong tục, cựu tập quán). Trong đó nhấn mạnh, mặc dù giai cấp tư sản đã bị lật đổ, nhưng chúng có ý đồ lợi dụng cựu tư tưởng, cựu văn hóa, cựu phong tục, cựu tập quán của giai cấp để ăn mòn dần quần chúng, chinh phục lòng người, nhằm đạt được mục đích khôi phục lại vị trí của chúng. Để đáp lại lời kêu gọi của đảng, đêm 17/8/1966, Hồng vệ binh của Trường trung học số 2 ở Bắc Kinh đã làm xong “Thông điệp cuối cùng – Tuyên chiến với cựu thế giới”, họ tuyên bố “sẽ đập nát tất cả cựu tư tưởng, cựu văn hóa, cựu phong tục, cựu tập quán”. Hồng vệ binh dùng khẩu hiệu đập nát tất cả vật phẩm “tứ cựu” làm tôn chỉ, tất cả những vật phẩm và những gì tượng trưng cho văn hóa ngoại lai, văn hóa cổ đại trong và ngoài thành Bắc Kinh đều bị đập hết. Ngày 22/8, Đài phát thanh trung ương đã đưa tin trên toàn quốc về công trạng của Hồng vệ binh Bắc Kinh. Hôm sau, Nhân Dân Nhật Báo lại có bài xã luận hành ca ngợi động của Hồng vệ binh.

Hồng Vệ binh Trung Quốc đốt sách trong thời Cách mạng Văn hóa. (Ảnh: internet)
Hồng Vệ binh Trung Quốc đốt sách trong thời Cách mạng Văn hóa. (Ảnh: internet)

Dưới sự xúi giục và ủng hộ mạnh mẽ của Tiểu tổ Văn cách Trung ương, cuộc vận động phá tứ cựu chưa từng có trong lịch sử như một ngọn lửa hừng hực cháy và nhanh chóng lan ra toàn quốc. Hồng vệ binh không những ngang nhiên đánh người, mà còn sỉ nhục Thánh nhân, phỉ báng Thần Phật, đập miếu Khổng Tử, đốt sách cổ. Họ xem văn hóa truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng, tập tục 5.000 năm của Trung Hoa là “tứ cựu” để phá bỏ và hủy diệt. Cả nước có khoảng 110 triệu hộ bị lục soát, những bức tự họa, sách báo, đồ đựng dụng cụ, đồ trang sức, sách cổ được cất giữ rải rác trong nhà người dân đều lần lượt biến mất trong đống lửa. Dù là sách của tác giả nổi tiếng như Shakespeare hay Tolstoy, dù là những tác phẩm truyền đời như của Tư Mã Thiên hay của Vương Thực Phủ cũng đều bị hóa thành tro bụi trong ngọn lửa ngùn ngụt. Tổn hại lớn nhất đó là vùng Khúc Phụ, nơi khởi nguồn của Nho gia. Trong cuộc vận động mạnh mẽ của “phá tứ cựu”, Khổng phủ bị đóng, rừng thông bách cổ bị chặt, bia mộ bị nhổ lên. Từ 9/11 – 7/12/1966, nơi đây đã có hơn 6.000 văn vật bị phá hủy, hơn 2.700 tập sách cổ bị đốt, hơn 900 cuốn tranh tự họa, hơn 1.000 bia đá các đời bị phá hủy.

Trải qua sự càn quét của Đại cách mạng Văn hóa, lĩnh vực văn hóa trở thành một vùng đìu hiu điêu tàn, hàng ngàn hàng vạn nhà văn hóa nghệ thuật bị bức hại tới chết, kết quả là, một tỷ người Trung Quốc chỉ còn sót lại 8 mẫu kịch và vài cuốn sách có thể dùng được.

Lời kêu gọi của Trần Bá Đạt: “Cần phá bỏ triệt để những thứ cựu tư tưởng, cựu văn hóa, cựu phong tục, cựu tập quán mấy nghìn năm qua đã lợi dụng giai cấp để độc hại người dân. Có thể thấy lòng căm thù đối với văn hóa của đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc lớn nhường nào. Chủ tịch Hiệp hội Kịch tuồng Đức Quốc xã Hanns Johst đã nói nếu có người nói với ông hai chữ “văn hóa”, ông liền nghĩ tới việc lấy ngay khẩu súng lục ngắn ra. Điều này cũng cho thấy Đức Quốc xã thù hận văn hóa sâu đến nhường nào. Những “đảng viên” này nắm quyền, dù là ở nước nào đi nữa cũng đều sẽ không có văn hóa, chỉ có hành vi độc ác.

Trí Đạt

Xem thêm: