Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc dự kiến thứ Tư 1/11 (giờ Mỹ) sẽ tổ chức bỏ phiếu thông qua nghị quyết kêu gọi kết thúc cấm vận kinh tế Cuba. Phía Hoa Kỳ tuyên bố sẽ chống lại nghị quyết này, theo Reuters.

Embed from Getty Images

Ngày 16/6, tại Little Havana, Miami, Tổng thống Trump ký sắc lệnh dỡ bỏ một phần chính sách với Cuba của cựu Tổng thống Barack Obama.

Từ 26 năm qua, chính quyền Cuba hàng năm vẫn đệ trình lên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc yêu cầu thông qua một nghị quyết kêu gọi dỡ bỏ cấm vận chế độ Havana.

Trong suốt 24 năm, Hoa Kỳ luôn bỏ phiếu chống lại nghị quyết này. Tuy nhiên, vào năm 2016, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã quyết định bỏ phiếu trắng, không phản đối nghị quyết. Động thái này của Hoa Kỳ xuất phát từ việc Washington và Havana đã bắt đầu có quan hệ gần gũi hơn với việc mở lại đại sứ quán tại mỗi nước vào năm 2015.

Sau khi Tổng thống Donald Trump chính thức nhậm vào 20/1, chính sách ngoại giao của Mỹ với Cuba đã đảo chiều. Vào giữa tháng 6 vừa qua, ông Trump đã có bài phát biểu tại Little Havana ở Miami, bang Florida, tuyên bố hủy bỏ một phần thỏa thuận “tồi tệ và sai lầm” của người tiền nhiệm Obama với Cuba.

Trong bài phát trước đông đảo người Mỹ gốc Cuba, Tổng thống Trump nhấn mạnh:

Bây giờ khi tôi đã là Tổng thống của các bạn, Hoa Kỳ sẽ phơi bày tội ác của chế độ Castro. Và đứng bên cạnh nhân dân Cuba trong cuộc chiến đòi tự do”.

Chúng tôi không muốn dòng tiền của Mỹ  lại chống đỡ cho chế độ quân sự chuyên chế – bóc lột và lạm dụng người dân Cuba”.

Hoa Kỳ sẽ luôn luôn đứng về phía tự do và Hoa Kỳ sẽ luôn luôn cầu nguyện và chúc mừng tự do cho nhân dân Cuba“.

>>Trump: Huỷ bỏ ngay lập tức thoả thuận Obama – Cuba (Video)

Vài tháng trở lại đây, mối quan hệ Hoa Kỳ – Cuba tiếp tục căng thẳng khi Washinton cáo buộc Havana thực hiện các “cuộc tấn công sóng âm” nhắm vào viên chức ngoại giao Mỹ đang làm việc ở Cuba, khiến 24 nhà ngoại giao gặp vấn đề về sức khỏe.

Cuối tháng 9, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo cho rút hơn nửa số nhân viên sứ quán tại Cuba về nước do phía chính quyền Havana không đảm bảo được sự an toàn cho họ. Chính phủ Mỹ cũng đang cân nhắc việc đóng cửa sứ quán tại Cuba. Đầu tháng 10, Mỹ quyết định trục xuất 15 nhà ngoại giao Cuba về nước.

Phía Cuba đã tổ chức các cuộc điều tra độc lập về các cáo buộc của Mỹ và tuần trước có đưa ra tuyên bố rằng những gì mà Washington gọi là “các cuộc tấn công sóng âm” chỉ là “khoa học viễn tưởng”.

Căng thẳng ngoại giao giữa hai nước chưa có dấu hiệu dừng lại và cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào thứ Tư (1/11) khả năng sẽ càng làm gay gắt thêm mối quan hệ giữa hai cựu thù Chiến tranh Lạnh.

Chỉ Quốc hội Hoa Kỳ mới có thể dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận Cuba. Nhưng nghị quyết của Đại hội đồng Liên Quốc cũng mang lại ý nghĩa chính trị lớn đối với chế độ Havana.

Năm ngoái, nghị quyết này đã được Đại hội đồng thông qua với 191 phiếu thuận, 2 phiếu trắng từ Hoa Kỳ và đồng minh thân cận của họ là Israel.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Patrick Leahy, thuộc Đảng Dân chủ, đang lãnh đạo một nhóm 10 nghị sĩ hôm thứ Ba (31/10) thúc giục Tổng thống Trump chỉ đạo phái đoàn Mỹ tại Liên Hiệp Quốc tiếp tục bỏ phiếu trắng.

Phái đoàn của Cuba đã có mặt tại New York nhưng từ chối bình luận về thông tin liên quan đến việc Mỹ sẽ phản đối nghị quyết.

Tân Bình (T/h)

Xem thêm: