Tại Bắc Triều Tiên không có lễ Giáng sinh. Lễ Giáng sinh là ngày sinh của chúa Giê-su trong Cơ Đốc giáo, nhưng Bắc Triều Tiên rõ ràng là nước theo chủ nghĩa cộng sản, cho nên người ta không biết chúa Giê-su trong Cơ Đốc giáo là ai. Họ lại càng không biết Thượng đế là ai, gia tộc họ Kim chính là thượng đế của họ.

Embed from Getty Images

Tại Bắc Triều Tiên, người dân chỉ có thể biết những thông tin nào mà Kim Jong-un muốn họ biết

Nếu như tìm kiếm trên Google với từ khóa “lễ Giáng sinh Triều Tiên”, bạn sẽ phát hiện có rất ít thông tin để tìm hiểu.

Cuốn sách tiểu thuyết American tabloid hình dung Kim Jong-un là “kẻ đánh cắp lễ Giáng sinh”, nói ông là một người không biết an phận chỉ biết say mê tuyên truyền vũ khí hạt nhân trong lễ Giáng sinh, việc này khiến người ta rất khó biết được ở quốc gia cô lập và kín đáo này, rốt cuộc không khí ngày lễ Giáng sinh là như thế nào.

Liên quan đến việc này, đáp án đơn giản nhất chính là không có gì đáng để nói. Ông già Noel có thể tồn tại trong trí tưởng tượng của hàng triệu trẻ em trên thế giới, nhưng đối với Bắc Triều Tiên, ông già Noel thậm chí còn không được coi là nhân vật thần thoại. Chính quyền Bắc Triều Tiên đã dùng hết khả năng có thể, không cho thông tin của bất cứ ngày lễ liên quan đến tôn giáo nào thâm nhập vào nước mình, người Bắc Triều Tiên không hề biết rằng trong ngày này, người của những nước phương Tây sẽ ăn đồ ăn gì, cũng không biết rằng bài hát Noel là thế nào.

Bởi vì tại Bắc Triều Tiên, bất cứ hành vi có tổ chức của tôn giáo hoặc bị liệt vào thuộc các hoạt động tôn giáo đều bị bị coi là kẻ thù, bị ngăn chặn, nếu một người chúc mừng lễ Giáng sinh tại Bắc Triều Tiên, rất có thể bị giam giữ và bị tra tấn, thậm chí có thể bị xử tử hình.

Kang Ji-min, một người lớn lên ở thủ đô Bình Nhưỡng cho biết, cuộc sống của anh hoàn toàn không cảm giác được sự tồn tại của lễ Giáng sinh.

Anh nói: “Bắc Triều Tiên không có lễ Giáng sinh. Tôi không biết lễ Giáng sinh là gì.” Kang Ji-min năm nay 31 tuổi. Trong một xã hội bình thường, người ta sẽ cảm thấy việc một người ở độ tuổi như vậy mà không biết Giáng sinh là như thế nào thì đúng là thật lạ lùng.

Theo báo Độc lập (The Independent) của Anh, Kang Ji-min chia sẻ: “Lễ Giáng sinh là sinh nhật của chúa Giê-su trong Cơ Đốc giáo, Bắc Triều Tiên là nước theo chủ nghĩa Cộng sản, do đó người dân không hề biết chúa Giê-su trong Cơ Đốc giáo là ai. Cũng không biết Thượng đế là ai, những gì được biết chính là gia đình họ Kim là thượng đế.”

Tuy nhiên tại Bắc Triều Tiên, trên các đường phố của Bình Nhưỡng lại không khó để thấy được đèn Giáng sinh và cây thông Noel, dường như suốt cả năm đều có, dù vậy, người dân sống ở đây lại không hề biết những thứ này có hàm nghĩa như thế nào.

Embed from Getty Images

Lễ Giáng sinh đã thịnh hành toàn thế giới, nhưng người Bắc Triều Tiên lại không biết lễ Giáng sinh là gì.

Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa là chính quyền Bắc Triều Tiên thấy vô cùng hài lòng đối với tòa tháp Noel ở gần biên giới.

Quá khứ, tại khu vực cách biên giới Bắc Triều Tiên khoảng 3,2 km, có tòa tháp trang trí lễ Giáng sinh sáng đèn, tòa tháp này có thể được người dân Bắc Triều Tiên ở khu vực lân cận thành thị nhìn thấy. Điều này khiến cho Kim Jong-un vô cùng bất mãn, năm 2014 ông còn tuyên bố sẽ tấn công tòa tháp này, bởi vì đây là một loại “chiến tranh tâm lý”.

Bắc Triều Tiên cấm lễ Giáng sinh thực ra không phải là vì đây là ngày giỗ của bà nội ông Kim Jong-un, người Bắc Triều Tiên vẫn sẽ chúc mừng sinh nhật “thần tượng cách mạng” trước đêm lễ Giáng sinh.

Kang Ji-min nói: “Tại Bắc Triều Tiên, ngày sinh nhật của lãnh đạo Kim Jong-un và người nhà của ông chính là việc quan trọng nhất, và chắc chắn phải chúc mừng, tất cả mọi người đều sẽ tụ tập cùng nhau uống rượu, có lúc còn uống quá chén nữa.”

Anh nói, mặc dù bản thân anh sống ở Bắc Triều Tiên, nhưng anh cũng không quen biết người nào theo Cơ Đốc giáo, anh chia sẻ: “Trước giờ tôi chưa từng quen biết bất cứ người theo Cơ Đốc giáo hoặc người nào tin vào Thượng đế. Tất cả các kênh truyền thông và mạng internet đều bị chính phủ kiểm soát, người bên cạnh tôi đều không biết chúa Giê-su là ai.”

Nhưng trước đó rất lâu thì không như vậy. Trước khi nổ ra chiến tranh hai miền, có rất nhiều người theo Cơ Đốc giáo ở Bình Nhưỡng, về sau bị phân chia, miền Bắc theo chủ nghĩa Cộng sản, miền nam theo chủ nghĩa Tư bản, do đó mới có thay đổi như ngày nay. Trên thực tế, rất nhiều giáo sĩ truyền Cơ Đốc giáo là đến từ Bắc Triều Tiên.

Kang Ji-min nói: “Khoảng 60 năm trước đây, ở đây thực ra là một nước Cơ Đốc giáo rất đặc biệt, còn có một xưng hiệu đặc biệt, gọi là ‘Jerusalem của phương Đông’”.

Anh cho biết, từ năm 1996 đến nay, tín đồ tôn giáo của Bắc Triều Tiên ngược lại, lại càng ngày càng nhiều, bởi vì người đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên ngày càng nhiều, cũng có nhiều người từng tiếp xúc với linh mục Trung Quốc, sau khi trở về Bắc Triều Tiên thì bắt đầu truyền bá tín ngưỡng.

Kang Ji-min cũng nói, thực ra bản thân anh vẫn luôn không hiểu được những người hoạt động Cơ Đốc giáo ngầm, bởi vì anh sống cách biên giới quá xa, không biết rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì, tuy nhiên anh cũng nói: “Tôi tin rằng những người lén lút đó vẫn đang kiên trì, nhưng tôi vẫn chưa gặp bất cứ giáo đồ Cơ Đốc giáo nào.”

Nhưng anh cũng biết, tại quốc gia lấy thuyết vô thần làm chủ đạo, việc trừng phạt những người có tín ngưỡng tôn giáo cũng vô cùng khắc nghiệt.

Anh nói: “Bạn không thể công khai nói bạn là tín đồ Cơ Đốc giáo. Nếu bạn làm thế, bạn sẽ bị đưa đến trại tập trung. Tôi từng nghe có một gia đình tin vào Thượng đế, bị cảnh sát mật bắt giữ. Cả nhà họ đều đã chết, ngay cả đứa trẻ 10 tuổi và 7 tuổi cũng không tránh khỏi thảm kịch.”

Kang Ji-min nói: “Tôi có một người bạn làm việc ở sở cảnh sát mật, anh ta nói với tôi, họ bắt được một gia đình theo Cơ Đốc giáo, với ý đồ muốn gia đình này từ bỏ tín ngưỡng. Họ muốn lấy được thông tin từ chính miệng những người này, xem xem họ tìm hiểu cái gọi là Thượng đế ở nơi nào, và làm thế nào mà có được Thánh Kinh. Điều kiện mà họ cho những tín đồ này đồ ăn chính là phải nói ra những thông tin mà mình biết, nhưng gia đình đó vẫn giữ im lặng, cuối cùng bị chết vì đói.”

Điều đáng chú ý là, thực ra tại Bắc Triều Tiên vẫn còn một số giáo hội Cơ Đốc giáo, nhưng hình thức của họ lại khác hẳn so với hình thức Cơ Đốc giáo phương Tây, những giáo hội này đều là được nhà nước phê chuẩn, bị nhà nước kiểm soát. Theo số liệu thống kê từ Kho dữ liệu số về nhân quyền Bắc Triều Tiên (NKDB), Bắc Triều Tiên có 121 cơ sở tôn giáo, trong đó có 64 ngôi chùa Phật giáo, 52 Thánh đường Hồi giáo,  còn có 5 nhà thờ Cơ Đốc giáo nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước.

Nếu như tín ngưỡng không được chính quyền Bắc Triều Tiên thừa nhận, vậy thì đó chính là giáo hội ngầm. Theo ước tính, Bắc Triều Tiên có khoảng 20 đến 30 nghìn tín đồ Cơ Đốc giáo, nhưng con số cụ thể thì khó có thể xác định được.

Trong báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ  về “Mức độ tự do trong nước của Bắc Triều Tiên” có chỉ ra, thống kê số lượng tín đồ Cơ Đốc giáo bí mật ở Bắc Triều Tiên là việc vô cùng khó khăn.

Trí Đạt

Xem thêm: