Đảng Dân chủ tại Mỹ đã tả hóa đến mức hoàn toàn phụ thuộc vào thù ghét và đấu tranh xã hội để duy trì ảnh hưởng xã hội sự ưa chuộng của mình.

Hôm 30/1/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đọc “Thông điệp Liên bang” lần đầu tiên trước Quốc hội. Kết quả thăm dò dư luận của kênh CBS cho thấy có đến 75% thừa nhận kết quả làm việc của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một năm qua và đến 65% tự hào về Tổng thống. Phải nói rằng đây là đầu tiên một đài truyền hình cấp tiến (liberal), thiên tả, nổi tiếng Anti-Trump, đã phải đưa ra một kết quả xác đáng của dư luận Mỹ.

Với bài phát biểu này, ông Trump đã chìa tay ra phía Đảng Dân chủ đối lập khi không có một dòng nào ông nói “tôi và họ”, không có một lời nào chia rẽ “Đảng Cộng hòa hay Đảng Dân chủ” như những dòng tweet gai góc trước kia. Và hiệu quả đã cho thấy rõ, mặc dù vẫn kiên trì chương trình nghị sự của mình về thuế, nhập cư, an ninh và kinh tế, bài phát biểu của ông đã nhận được sự chào đón đáng ngạc nhiên từ phía đông đảo người Mỹ.

Đáp lại lời kêu gọi cùng nhau giúp nước Mỹ hùng mạnh, Đảng Dân chủ đã chuẩn bị sẵn món quà là một nhân vật mang dòng họ vô cùng nổi tiếng: Kennedy. Chính xác là Joseph Patrick Kennedy III, cháu của cố Tổng thống John F. Kennedy (JFK).

Joe Kennedy III YouTube screenshot Univision Noticias
Joseph Patrick Kennedy III, cháu của cố Tổng thống JFK (Ảnh chụp youtube)

Nhiều người nhận xét rằng việc đẩy Hạ nghị sĩ Joe Kennedy, 37, tuổi lên tuyến trên cho thấy Đảng Dân chủ đang cởi mở hơn đối với những lãnh đạo trẻ tuổi. Nhưng một nhận xét đúng hơn phải là việc đảng này phải dùng đến người mà ngoài ngoại hình và cái họ, không gì của ông ta gợi nhớ đến vị cố tổng thống vĩ đại bị ám sát khi đang bảo vệ những chính sách mà hiện nay bị những người Dân chủ phản đối, cho thấy Đảng Dân chủ đang tuyệt vọng ở cấp lãnh đạo như thế nào. Bà Hillary Clinton dường như đã là quá khứ, ông Bernie Sanders – người “xã hội chủ nghĩa” suýt thành ứng viên Tổng thống – thì quá cao tuổi và không còn thu hút như xưa, có lẽ bởi sự sụp đổ về kinh tế của nước xã hội chủ nghĩa như Venezuela và Brazil. Lãnh đạo đảng Dân chủ, bà Nancy Pelosi thì lộ rõ dấu hiệu sự xuống dốc về đầu óc và sự minh mẫn khi bà ta nhầm rằng ông Bush vẫn đang cầm quyền trong một bài phát biểu công khai.

nancy pelosi
Lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Nancy Pelosi (Đảng Dân chủ) nhầm Tổng thống Bush vẫn đang cầm quyền trong bài phát biểu đầu năm 2017

Nhiều người còn nhớ sau sự kiện Oprah Winfrey đọc bài phát biểu đầy quyền lực về vai trò của phụ nữ, các tờ báo cánh tả và Đảng Dân chủ đã gào lên “Winfrey for President 2020”, mà quên khuấy mất rằng cách đây hơn một năm, họ đã cười khẩy ứng viên Trump rằng một tên hề của truyền hình mà đòi làm Tổng thống. Và khi thấy sự thực rằng ngôi sao truyền hình Donald Trump có thể trở thành Tổng thống, họ lại bắt đầu thu gom các ngôi sao sáng nhất của làng giải trí. Việc Oprah tuyên bố “tôi không có DNA chính trị” có lẽ đã dội một gáo nước lạnh vào các thành viên của Đảng Con Lừa.

Đảng Dân chủ là một đảng có lịch sử lật lọng mà có lẽ phải cần một bài viết dài để người đọc có thể hiểu rõ. Thành lập năm 1828, Đảng này đã phủ quyết mọi yêu cầu cởi trói nô lệ da đen và vào năm 1857; bảy thẩm phán tối cao, đều là thành viên Đảng Dân chủ, đã bỏ phiếu phán quyết người da đen là tài sản chứ không phải là công dân liên bang. Hai thẩm phán còn lại bỏ phiếu ngược lại, đều là người của Đảng Cộng hòa. Sự kiện này đã khiến nổ ra cuộc nội chiến giữa một bên muốn chấm dứt chế độ nô lệ, một bên muốn tiếp tục coi người da đen là tài sản. Abraham Lincoln, Tổng thống đầu tiên Đảng Cộng hòa, người lãnh đạo Liên bang miền Bắc đã chiến thắng và được gọi là người giải phóng nô lệ. Và sau khi mọi nỗ lực cấm người da đen bỏ phiếu đã thất bại, Đảng Dân chủ thấy rằng nếu người da đen được đi bỏ phiếu, thì họ nên bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ. Tổng thống Dân chủ Lyndon B. Johnson (cầm quyền từ 1963-1969) từng nói: “Tôi sẽ khiến cho bọn da đen bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ trong 200 năm”. Và cuộc thánh chiến về màu da được họ dựng lên mà bất cứ ai không đồng ý với họ đều bị gán nhãn là “phân biệt chủng tộc”. Người da đen bị bao bọc trong cái vòng kim cô của “tâm lý nạn nhân” khiến bây giờ họ vẫn luẩn quẩn trong vòng tròn nghèo đói và tội phạm.

Trở lại trường hợp của Kennedy “đệ tam”. Ngài hạ nghị sĩ 37 tuổi này, ngoài cái họ, mái tóc đỏ và vẻ điển trai, lịch lãm của dòng họ Kennedy, không có chút nào giống với ông cố nổi tiếng nếu xét về tầm nhìn chính trị. Thậm chí nếu JFK còn sống, có lẽ Đảng Dân chủ cũng ruồng bỏ ông.

Cố tổng thống Kennedy tin tưởng rằng quân đội hùng mạnh là đảm bảo tốt nhất cho hòa bình; giảm thuế là cách tốt nhất để phát triển kinh tế; ông mạnh mẽ phản đối trợ cấp dựa vào sắc tộc và màu da; và ông kinh khiếp trước ý kiến phụ nữ được phép phá thai tùy thích. Đúng vậy, chúng ta không nói tới Donald Trump mà là John F. Kennedy, một vị Tổng thống thuộc Đảng Dân chủ. Đảng này đã thoái hóa tới mức chỉ còn tận dụng cái tên vĩ đại của Kennedy mà ruồng bỏ tất cả những chính sách đã làm ông vĩ đại.

Ronald Reagan từng có câu nói nổi tiếng: “Tôi không rời bỏ Đảng Dân chủ. Đảng Dân chủ đã rời bỏ tôi”. Ông Reagan sau đó đã trở thành một trong những vị tổng thống được kính trọng nhất của Đảng Cộng hòa. Tổng thống Trump hiện nay cũng từng bị chỉ trích là không có đường lối, không có lập trường gì cả khi ông từng là thành viên của Đảng Dân chủ, tự do rồi sau mới sang đảng Cộng hòa. Giải thích về điều này, ông chỉ nói: “Tôi cảm thấy các nguyên tắc của Đảng Cộng hòa phù hợp với tôi”.

JFK bị ám sát 1 thập kỷ trước khi xảy ra vụ tranh tụng nổi tiếng về quyền phá thai của phụ nữ (Rode v. Wade) tại Tòa án Tối cao.

Rất nhiều người trong năm qua đã lo lắng, sợ hãi”, Hạ nghị sĩ Joe Kennedy III nói trong đêm 30/1, ngay sau Thông điệp Liên bang của Trump. “Chúng ta nghe thấy tiếng kêu của những người Mỹ bị lãng quên, chúng ta chứng kiến một nền kinh tế khiến cho cổ phiếu và túi của những người đầu tư phình to và lợi nhuận các tập đoàn lên cao, nhưng thất bại trong việc trao cho người lao động phần công bằng cho công việc của họ”.

Trong bài phát biểu của mình, ông Joe lặp lại những lời nói đã thành tuyên ngôn của Đảng Dân chủ: về chúng ta chống lại họ, người lao động chống lại chủ doanh nghiệp, người da đen chống lại bọn thượng đẳng da trắng, người nghèo chống lại những người giàu có, người nhập cư chống lại bọn bảo hộ và phụ nữ chống lại những kẻ nam quyền. Những lời này được lặp đi lặp lại bất chấp một thực tế rằng các doanh nghiệp Mỹ đã tự nguyện (chứ không phải bắt buộc theo luật như Đảng Dân chủ mong muốn) tăng lương và thưởng cho người lao động khi chương trình giảm thuế được thông qua; rằng số lượng người da màu và phụ nữ làm việc cho ông Trump đủ để chứng tỏ rằng ông ta lựa chọn dùng người là dựa vào khả năng làm việc chứ không phải giới tính hay màu da.

Đảng Dân chủ tại Mỹ ngày nay đã tả hóa đến mức trở thành một thứ đại diện của chủ nghĩa tập thể, phải sống bám vào sự thù ghét và đấu tranh xã hội. Chiến thắng của Đảng Dân chủ tại cuộc bầu cử Thượng viện Bang Alabama tháng 12/2017 – một chiến thắng hầu như là nhờ vào cử tri da đen – có thể sẽ khiến đảng này tiếp tục nhất quán với đường hướng đó trong suốt kỳ bầu cử Quốc hội năm nay.

Một chất keo gắn kết chặt chẽ Đảng Dân chủ là phản đối Tổng thống Trump: mỗi lời ông Trump nói đều là “phân biệt chủng tộc”, “ngu ngốc” hay “mị dân”, bất kể kết quả thực tế của nền kinh tế, việc làm ra sao. Trong khi đang loay hoay tìm hướng đi, trong cơn khủng hoảng lãnh đạo, và gắn kết bằng cái nền tảng méo mó trên, Đảng Dân chủ cho người ta lý do để kỳ vọng về những trò lố tiếp theo thời gian tới.

Trần Minh

Xem thêm: