Năm nay là vừa đúng 15 năm sau sự kiện khủng bố 11/9. Khi đó, trong vô số những hành động dũng cảm ở giữa nơi hiện trường tai nạn, nổi lên câu chuyện của Rick Rescorla – một người Mỹ gốc Anh đã cứu được tính mạng của gần 3000 người.

Rick Rescorla
Rick Rescorla

Năm 18 tuổi, Rick đã thực hiện được nguyện vọng của mình là gia nhập đội lính dù lục quân Anh Quốc, sau đó thì ông chuyển sang phục vụ tại lục quân Mỹ. Sau khi giải ngũ, ông làm công tác bảo an cho công ty chứng khoán Dean Witter tại Trung tâm thương mại thế giới (World Trade Center – WTC). Năm 1997, sau khi Dean Witter sát nhập vào Morgan Stanley, nhờ những biểu hiện xuất chúng, Rick đã nhanh chóng được làm phó tổng phụ trách bộ phận an ninh.

Một linh cảm nhạy bén

Tháng 12 năm 1988, 2 phần tử khủng bố người Libya đã bắt cóc chuyến bay của hãng hàng không Pan America từ Detroit đến Frankfurt, Đức. Chiếc máy bay đã nổ trên bầu trời của trấn Lockerbie ở Anh, rơi và làm chết 170 người. Rick ngay lập tức nhận ra, nếu một cuộc tấn công như vậy xảy ra tại một địa điểm có tính biểu tượng như tòa nhà WTC ở Mỹ, thì nó sẽ gây ra hậu quả khủng khiếp hơn rất nhiều. Ngay lập tức, ông viết một lá thư đến cho Cơ quan An ninh New York cũng như đơn vị quản lý tòa nhà WTC, nói rằng cần tăng cường các biện pháp an ninh ở những nơi đỗ xe. Tuy nhiên, đề xuất của ông chưa bao giờ nhận được sự chú ý của các cơ quan liên quan.

4 năm sau, tháng 2/1993, khủng bố đã lái một chiếc xe van chứa đầy chất nổ xuống hầm gửi xe của WTC và kích nổ, 6 người chết và 1000 người bị thương.

Rick tin rằng các phần tử khủng bố sẽ không dừng lại, và tiếp theo có thể sẽ là dùng máy bay, có chứa đầy vũ khí hóa học và sinh học để tấn công WTC. Hãng Morgan Stanley nơi Rick làm việc đang sử dụng tầng 47 đến 74 của tòa tháp phía nam WTC với hơn 2700 nhân viên.

Rick đề nghị với các lãnh đạo cấp cao hơn là cần thiết phải chuyển khỏi WTC. Tuy nhiên, hợp đồng thuê của Morgan đến năm 2006 mới hết hạn.

Vì vậy Rick bắt đầu thực hiện diễn tập 1 năm hai lần, áp dụng cho tất cả tổ chức từ cấp lãnh đạo cho đến nhân viên thấp nhất của Morgan, cho dù lúc đó đang là giờ làm việc, có nghĩa là phải rời khỏi máy tính, điện thoại, kể cả khi đang thảo luận về các hợp đồng hàng triệu đô-la. Những người này phải tham gia cuộc diễn tập trong đó 2 người làm 1 tổ, chạy xuống đến tầng 44. Rick dùng đồng hồ bấm giờ để phạt những nhân viên di chuyển chậm. Nhờ vậy, có thể đảm bảo rằng trong trường hợp khẩn cấp, người ta có thể hành động nhanh chóng.

Mặc dù mỗi lần diễn tập đều làm ngắt nhịp làm việc của công ty, dẫn đến những tổn thất lớn, tuy nhiên Rick đã chống lại những sức ép lớn đến mức có thể làm ông mất việc. Bởi vì những năm tháng trong quân đội làm ông tin rằng: trong tình huống căng thẳng, không thể nào suy nghĩ bình tĩnh, chỉ có thông qua tập luyện lặp đi lặp lại, người ta mới có thể phản ứng tức thời trong sợ hãi.

11/9 – cái ngày đã thay đổi nước Mỹ

Thứ ba ngày 11/9/2001, ở Manhattan, New York, trời nắng đẹp. Tuy nhiên, một tai họa chưa từng có đang lặng lẽ tới.

8:46, một chiếc Boeing 767 đâm vào phần trên của tòa tháp phía Bắc WTC, khói, sắt và các khối bê tông ngay lập tức bắn ra.

Các cơ quan an ninh trấn an mọi người qua radio, không được hoảng loạn và giữ nguyên vị trí trong văn phòng. Tuy nhiên Rick có phán đoán riêng của mình: phải rời khỏi tòa nhà ngay lập tức. Ông không biết rằng mình sẽ không bao giờ quay lại được văn phòng nữa.

Trong loa, ông nói rõ ràng và kiên quyết: chúng ta có thể theo đúng như bài diễn tập, nhanh chóng đi xuống dưới theo lối cầu thang.

Ảnh chụp Rick Rescorla dùng loa tay điều động mọi người trong cuộc sơ tán
Ảnh chụp Rick Rescorla dùng loa tay điều động mọi người trong cuộc sơ tán ngày 11/9

9:03, một chiếc Boeing 767 khác đâm vào tầng 77 đến 85 của tòa tháp phía Nam nơi có công ty Morgan đặt văn phòng. Ngay lập tức, hai tòa tháp đôi của WTC trở thành địa ngục trần gian.

Trong khoảng thời gian 15 phút giữa hai cuộc tấn công, 2687 nhân viên của Morgan, cùng với hơn 250 nhân viên từ nơi khác đến, đã thoát đi an toàn đến tầng 44.

Cú đâm vào tòa tháp phía Nam ngay lập tức gây ra hoảng loạn. Rick dùng một loa cầm tay và hét to: bình tĩnh, trật tự v.v. Rick theo sát gần 3000 con người đang ho sặc sụa trong khói, tay trong tay, có các nhân viên nữ đang khóc to, thoát từng tầng từng tầng xuống dưới.

Tòa tháp phía nam của WTC sau khi bị máy bay đâm vào (Ảnh: Wiki)
Tòa tháp phía nam của WTC sau khi bị máy bay đâm vào (Ảnh: Wiki)

Khi đến tầng 10, Rick biết rằng nhân viên công ty đã an toàn. Ông gọi cho vợ mình là Susan, nói rằng: Em yêu, anh còn phải đi cứu người. Nếu giả sử có chuyện bất hạnh nào xảy ra, hãy nhớ rằng điều hạnh phúc nhất trong đời anh là có em.

Sau đó ông tắt điện thoại. “Là một cựu chiến binh, cho dù phải hy sinh bản thân, tôi không thể bỏ lại cho dù chỉ một người”, nói xong ông quay lưng chạy đi, để lại một hình bóng nhìn từ phía sau tồn tại mãi mãi.

9:58, tòa tháp phía Nam đổ sập, mọi thứ đều bị nuốt đi. Thi thể của ông đã không bao giờ được tìm thấy.

Ảnh: Susan cầm hoa hồng trước mộ của Rick
Ảnh: Susan cầm hoa hồng trước mộ của Rick

Về hành động của cha mình, con của Rick nói: “Tôi biết ông ấy sẽ là người cuối cùng rời đi, bởi vì chừng nào còn có người ở trong đó thì ông ấy vẫn còn có sứ mệnh của mình, ông ấy sẽ tìm cách đưa mọi người ra…”.

Ngày 11/9, công ty Morgan đóng tại nơi nguy hiểm nhất của tòa tháp phía Nam chỉ có 6 nhân viên bị chết, trong đó có Rick. Gần 3000 gia đình vẫn sống hạnh phúc nhờ được ông bảo vệ.

Những dòng chữ ghi tên bia mộ Rick
Những dòng chữ ghi tên bia mộ Rick

Tự Minh

Xem thêm: