Để thoát khỏi lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc – quốc gia thù địch chính trị với mình, Đài Loan đang nỗ lực hướng về phía Nam, tăng cường các quan hệ văn hóa và thương mại với 10 quốc gia Đông Nam Á, 6 láng giềng Nam Á cũng như New Zealand và Úc.

Embed from Getty Images

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn

Mối quan hệ mạnh mẽ hơn với các quốc gia này được kỳ vọng sẽ làm giảm vai trò của Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu của Đài Loan hiện nay, khi hai bên đối mặt với những khác biệt chính trị.

Mở đầu trong chính sách được gọi là Hướng Nam Mới này của Đài Bắc là việc miễn thị thực thêm cho một số nước láng giềng phía Nam.

Chính sách này sẽ bắt đầu thí điểm vào tháng 11/2017 cho đến hết tháng 7/2018, các công dân Philippines có thể lưu lại Đài Loan trong 14 ngày mà không cần thị thực. Vào tháng 8/2016, Đài Loan cũng đã tuyên bố miễn thị thực cho công dân Brunei và Thái Lan.

Tiến Sĩ Chen Yi Lin, Thứ trưởng Bộ Quan hệ Đại Lục giải thích về Chính sách Hướng Nam Mới: “Chúng Tôi cố gắng thân thiện với Trung Quốc đại lục, nhưng Trung Quốc không phải thị trường chính của chúng tôi. Chúng tôi cần có đa dạng hóa thị trường; chúng tôi cần phải làm cho đầu tư ra bên ngoài không chỉ là một chiều vào Trung Quốc, mà còn tới Việt Nam, Thái Lan, các nước ở Đông Á như Philippines”.

Kinh tế Đài Loan phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc do theo truyền thống, doanh nhân Đài Loan chọn Trung Quốc để đầu tư vì chi phí thấp, có cùng văn hóa, lao động lành nghề. Từ năm 1988 đến năm 2016, theo Hiệp hội các nhà quan sát Mỹ về Quan hệ Đối ngoại, có hơn 93.000 doanh nghiệp Đài Loan đầu tư vào Trung Quốc.

Nhưng các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Đài Loan và nhiều lần đe dọa dùng vũ lực để tái chiếm hòn đảo. Tân Tổng thống Thái Anh Văn đắc cử với đường lối cứng rắn với Trung Quốc đã cho ngừng đối thoại với Bắc Kinh. Sau đó bà Thái đã công bố Chính sách hướng Nam Mới sau khi nhậm chức vào tháng 5/2016 để tái cân bằng các mối quan hệ của nền kinh tế trị giá 529 tỷ đôla của Đài Loan

Trong một Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn nói trong một bài diễn văn Quốc khánh vào đầu tháng 10/2017: “Mục đích của Chính sách hướng Nam Mới là để chúng ta giữ một vị thế thuận lợi hơn trong cộng đồng quốc tế.”

Hướng Nam như thế nào?

Bộ Ngoại giao Đài Loan đã thành lập các văn phòng tại Indonesia, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Philippines để giúp các doanh nhân của mình tìm các dự án đầu tư tiềm năng ở những nước này. Trong khi đó, Đài Bắc đẩy mạnh viện trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ở các quốc gia tiềm năng, kém phát triển hơn.

Các doanh nghiệp nhỏ hơn mong muốn tiến vào thị trường Đông Nam Á sẽ được hưởng ưu đãi tín dụng. Ngoài ra, việc miễn thị thực sẽ tạo điều kiện phát triển ngành du lịch Đài Loan.

Trong năm 2015, Ủy ban Đầu tư của Đài Loan chỉ phê duyệt 252 đơn lập dự án ở Trung Quốc, giảm 21,5% so với năm 2015.

Khoảng 3.500 nhà đầu tư Đài Loan đã đầu tư vào Việt Nam vào đầu năm 2011 do chi phí ở Trung Quốc gia tăng trong khi Việt Nam đang có ưu đãi để thu hút vốn nước ngoài.

Với Philippines, nước gần nhất phía Nam, Đài Loan đang thúc đẩy một loạt các dự án về năng lượng, nông nghiệp và giáo dục.

Thương mại hai chiều đạt hơn 10 tỷ USD năm 2016, trong đó Philippines nhập khẩu 8,6 tỷ USD hàng hóa từ Đài Loan. Chính sách miễn thị thực cho Philippines dự kiến sẽ kéo thêm nhiều khách du lịch người Phil tới đảo quốc này, vượt qua con số hơn 170.000 năm ngoái.

 Đức Trí (t/h)

Xem thêm: