Gần đây, cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc Dương Hy Vũ (Yang Xiyu) khi nói về mối quan hệ Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đã cho biết, sở dĩ quan hệ Trung Quốc và Bắc Triều Tiên tệ hại như hiện nay là bởi vì Kim Jong-un thất hứa.

Kim Jong-un
Kim Jong-un thường xuyên bắn tên lửa làm quan hệ Trung Quốc và Bắc Triều Tiên ngày càng căng thẳng (Nguồn: Getty Images)

Cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc lên án Kim Jong-un thất hứa

Theo South China Morning Post (Hồng Kông), trong một cuộc phỏng vấn, ông Dương Hy Vũ, người từng là Chủ nhiệm Văn phòng Sự vụ Triều Tiên thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc năm 2004-2005 cho biết, ông Kim Jong-un bỏ qua lời hứa không phát triển vũ khí hạt nhân của cha và ông nội ông ta, khiến quan hệ Trung Quốc và Bắc Triều Tiên tệ hại như ngày nay.

Ông cho rằng Trung Quốc không bao giờ chấp nhận Bắc Triều Tiên là một quốc gia vũ khí hạt nhân, và chỉ ra ngoại giao Bắc Triều Tiên gần đây là sự sỉ nhục đối với Bắc Kinh.

Ngày 17/11, khi đặc phái viên Trung Quốc Tống Đào (Song Tao) đến thăm Bắc Triều Tiên đã không thể gặp được Kim Jong-un, nhiều nhà quan sát cho rằng hành động làm phía Trung Quốc mất mặt. Tờ Zaobao của Singapore dẫn lời học giả Bắc Kinh cho rằng, ngoại giao Bắc Triều Tiên đối với Trung Quốc rất sơ sài, chia rẽ giữa hai nước về vấn đề hạt nhân là rất sâu sắc.

Ông Dương Hy Vũ cho rằng, nếu Trung Quốc nhượng bộ về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, sẽ là một thất bại của Trung Quốc; nếu cộng đồng quốc tế cho phép Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân, sẽ là một thất bại của tập thể. Bởi vì Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân không thể đảm bảo an ninh, sẽ chỉ làm cho các quốc gia khác sống trong bất an.

>> Quan hệ Trung-Triều có khởi sắc sau khi đặc phái viên Trung Quốc đến Bắc Hàn?

Trung Quốc muốn thảo luận cùng Mỹ về vấn đề sụp đổ Bắc Triều Tiên

Tờ Financial Times (Anh) đưa tin, Trung Quốc rất thất vọng với Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Mỹ đang thảo luận vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên: làm thế nào để phối hợp trong trường hợp chế độ Bắc Triều Tiên sụp đổ? Điều này cho thấy Bắc Kinh đang cân nhắc cẩn thận, nếu chiến tranh bán đảo Triều Tiên nổ ra sẽ là mối đe dọa đối với Trung Quốc.

l europe la portee des tirs nord coreens selon la ministre des armees
Triều Tiên bắn tên lửa loại mới “Hỏa Tinh –  15” (nguồn Rodong Sinmun).

Trước đó, tại “Hội đồng Đại Tây Dương” (Atlantic Council) ở Washington, khi nói về vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên, Ngoại trưởng Mỹ Tillerson (Rex W. Tillerson) đã cho biết Mỹ sẵn sàng đàm phán với Bắc Triều Tiên, tuy nhiên, nếu các nỗ lực ngoại giao thất bại, Mỹ sẽ có hành động quân sự cụ thể đối với Bắc Triều Tiên.

Tillerson chỉ ra, nếu chiến tranh nổ ra trên bán đảo Triều Tiên, hoặc Bắc Triều Tiên xảy ra hỗn loạn, quân đội Mỹ sẽ vượt qua biên giới để dẹp loạn, đồng thời còn hứa với Trung Quốc, một khi chiến tranh kết thúc sẽ ngay lập tức sẽ rút về phía nam của “đường ranh giới 38”. Đây là biên giới liên Triều.

F 22 Raptors over Rocky Mountains 09 03 17 DoD photo 1200x645 public domain
Nếu Bắc Triều Tiên gây chiến tranh, Mỹ sẽ đưa quân vào lãnh thổ nước này (Nguồn: Trang tin Không quân Mỹ).

Paul Haenle, chủ nhiệm Trung tâm Chính sách toàn cầu học Carnegie – Thanh Hoa cho biết, Trung Quốc đang muốn thảo luận về vấn đề này, “Trong thời chính quyền Bush, chúng tôi đã muốn đối thoại về vấn đề này, nhưng Trung Quốc rất miễn cưỡng không muốn tham gia.”

Paul Haenle từng là Chủ nhiệm Sự vụ Trung Quốc tại Hội đồng An ninh Quốc gia thời Tổng thống George Bush và Tổng thống Obama.

Tờ New York Times (Mỹ) cũng chỉ ra, trong những năm qua các nhà ngoại giao Mỹ luôn muốn thảo luận về vấn đề này với các quan chức đồng cấp Trung Quốc, để tránh xung đột xảy ra giữa Trung Quốc và Mỹ về vấn đề Bắc Triều Tiên. Nhưng một số cựu quan chức Mỹ từng cố gắng để thực hiện kế hoạch chung với Trung Quốc cho biết, Trung Quốc không sẵn sàng đối thoại, cũng lo lắng về nội dung liên quan truyền ra sẽ khiến chính quyền Bắc Triều Tiên bất mãn.

Thời báo Kinh tế Hồng Kông từng đề cập, trong vấn đề Bắc Triều Tiên, Trung Quốc vẫn còn lo ngại. Nếu như Bắc Triều Tiên hỗn loạn, không gì có thể đảm bảo hơn triệu người tị nạn sẽ tràn vào Trung Quốc gây ra tình trạng hỗn loạn.

Có ý kiến ​​cho rằng, Trung Quốc một mặt lo lắng cơ sở vật chất và công nghệ hạt nhân của Bắc Triều Tiên rơi vào tay nước khác; mặt khác là sợ Kim Jong-un không chấp nhận khống chế sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc tên lửa đạn đạo bắn Trung Quốc.

Tuyết Mai

Xem thêm: