Nhà chính trị độc tài  của Zimbabwe đã tạo ra vô số “kỳ tích” cho lịch sử nhân loại, khi ông ta nhậm chức tổng thống lần thứ 6 vào ngày 3/8/2013, dù đã 89 tuổi nhưng vẫn tràn đầy năng lượng sống… Hãy nhìn lại câu chuyện “kỳ diệu” này của ông Mugabe và đất nước Zimbabwe.

Embed from Getty Images

Mugabe lần thứ sáu nhậm chức tổng thống vào ngày 3/8/2013 khi đã bước sang tuổi 89

Hai “công trạng lịch sử” lớn nhất của Mugabe

Thứ nhất, ông ta là phần tử cách mạng, có “cống hiến lịch sử vĩ đại” giúp Zimbabwe độc lập, và từ đây trở thành kẻ yêu thích dùng báng súng đe dọa những tổ chức chính trị có thể nảy mầm ở quốc gia này.

Thứ hai là làm cho nền kinh tế chính trị Zimbabwe rối loạn, nhưng lại tùy tiện đổ lỗi cho người da trắng châu Âu, cho rằng “chủ nghĩa bá quyền phương Tây” cướp bóc gây bất công với Zimbabwe, thề không đội trời chung với chủ nghĩa tư bản phương Tây.

Không quan trọng chuyện người nước ngoài có tin những tuyên bố này hay không, quan trọng là có thể dùng lực lượng cảnh sát và quân đội trấn áp phe phản đối, làm sao cho người trong nước thừa nhận ông ta là lãnh tụ vĩ đại nhất trên thế giới, là tổng thống luôn được bầu chọn với số phiếu cao nhất.

Zimbabwe cũng như Nam Phi, từng bị người da trắng châu Âu đến xây dựng cơ sở kinh tế, là những nước từng có giai đoạn trình độ công nghiệp hóa khá cao, kinh tế phát triển nhất châu Phi.

Nhưng dưới lãnh đạo “anh minh” của Mugabe, trong đó bước ngoặt quan trọng nhất là xây dựng “Luật Bản địa hóa” khiến quốc gia này nhanh chóng suy thoái.

“Luật Bản địa hóa” chính là can thiệp tùy tiện vào doanh nghiệp có vốn nước ngoài, là nêu cao ngọn cờ chủ nghĩa dân túy, qua đó nhân vật chính trị thao túng ý dân cùng thủ đoạn can thiệp kinh tế thô bạo.

Vấn đề chính sách đất đai của Zimbabwe đã gây thảm họa kinh tế cho đất nước này (trước đây đa số đất đai do người da trắng sở hữu, từ khoảng năm 2000, Mugabe dùng bạo lực thu hồi lại đất đai của hậu duệ người châu Âu).

Embed from Getty Images

Đồng đô la Zimbabwe có trị giá lên đến cả trăm tỷ

Kết quả là nền kinh tế Zimbabwe rơi vào tình cảnh vô cùng hoang đường: tháng 2/2008, tỷ lệ lạm phát đến 165.000%; tháng 6/2008, tỷ lệ lạm phát đến 200.000%; sự xuất hiện đồng tiền kỳ lạ nhất thế giới, đồng đô la Zimbabwe có trị giá lên đến cả trăm tỷ; cho đến sự xuất hiện tiền giấy 100 nghìn tỷ (trị giá tương đương gần 40 Cents Mỹ).

Năm 2009, không cầm cự được, nước này ngừng sử dụng đồng tiền của mình, chuyển sang dùng Đô la Mỹ, đồng rand Nam Phi, đồng pulas của Botswana, đồng bảng Anh và đồng euro.

Khi đó chính phủ nói chỉ ngừng dùng đồng Zimbabwe tạm một năm, nhưng đến năm 2017 cũng chưa đưa được đồng Zimbabwe trở lại, sau năm 2009 nước này còn dùng cả đô la Úc, yên Nhật, rupee Ấn Độ.

Nền kinh tế một quốc gia rơi vào cảnh cùng một lúc có đến 9 loại tiền tệ có thể xem là một nền kinh tế kỳ dị.

Trong hoàn cảnh như vậy, một điều trớ trêu của lịch sử là ông Mugabe lại giành chức tổng thống lần thứ 6 vào năm 2013. Khi đó ông ta cho biết phải tiếp tục làm tiếp.

“Kỳ tích” khác của Mugabe

Vấn đề là nghiêm trọng nữa là bệnh AIDS bao phủ toàn quốc với tỷ lệ nhiễm bệnh là 21,3%, dẫn đến tuổi thọ trung bình của quốc gia này chỉ là 43 tuổi.

Harare, thủ đô của Zimbabwe, đã trở thành một trong những thành phố khắc nghiệt nhất trên thế giới. Dịch tả xảy ra kéo dài hơn 10 tháng trong năm 2009 đã cướp đi hơn 4.000 mạng sống.

Ban đầu đất nước xuất hiện nhiều tỷ phú, nhưng lại có đến một nửa dân số rơi vào cảnh đói nghèo. Cho đến thời điểm có đến 80% số người trường kỳ thất nghiệp, và 80% trong số họ rơi vào cảnh nghèo đói cùng cực.

Năm 2009, Mugabe đã mua một dinh thự lộng lẫy ở Hồng Kông trị giá 40 triệu nhân dân tệ. Cùng năm ông ta chi 1,2 triệu đô la Mỹ để tổ chức sinh nhật.

Mugabe từng ví bản thân với Hitler. Năm 2003, ông ta từng nói: Tôi là Hitler trong thời đại này, Hitler đã dâng hiến cho nhân dân của mình. Nếu vì nhân dân dâng hiến là lời Hitler, vậy thì hãy để tôi trở thành 10 lần Hitler.

Ở một đất nước như vậy, việc nhân dân bất mãn là có thể tưởng tượng được, nhưng Mugabe có cách để giải quyết vấn đề này. Ở nước này, bạn công khai bày tỏ bất bình với chính phủ và các quan chức thì bạn sẽ bị giam vào tù. Ai dám thách thức quyền lực của Mugabe, người đó sẽ khó bề yên thân.

Năm 2016, vì chính phủ trì hoãn trả lương công chức, có người phát động phong trào “Ngày không đi làm” (stay-away day), phong trào nhanh chóng lan rộng trên toàn quốc, chính quyền Mugabe đã dùng thủ đoạn bắt bớ, ngăn mạng Internet, đe dọa và đã “hóa giải” thành công nguy cơ này.

Điều kỳ diệu đến trong thời khắc bế tắc

Quân đội bất ngờ gây loạn và bắt giam Tổng thống Mugabe.

Ban đầu, ngày 6/11/2017, Mugabe tuyên bố bãi bỏ chức vụ của Phó tổng thống Mnangagwa với lý do vị Phó tổng thống này có dã tâm chính trị, muốn giành ngôi vị tổng thống. Vợ của Mugabe là Grace Mugabe công khai tuyên bố rằng bà ta đã sẵn sàng để tiếp quản chức vụ của người chồng 93 tuổi hiện nay để trở thành tổng thống.

Nhưng không ai ngờ lại xảy ra biến cố đột ngột vào ngày 15/11 vừa qua.

Quân đội Zimbabwe bạo loạn và giam giữ Tổng thống Mugabe. Người vợ Grace Mugabe phải chạy trốn sang Namibia, còn Phó tổng thống Mnangagwa từng bị Mugabe phế truất lại được chào đón.

Embed from Getty Images

Thế giới bên ngoài đã đồng tình với cuộc đảo chính. Đảng cầm quyền của Mugabe thì cáo buộc quân đội là “phản quốc”, nhưng sau đó lại đổi giọng điệu phủ nhận xảy ra cuộc đảo chính, nói rằng chỉ là trải qua cuộc “thay đổi chế độ không đổ máu”, việc bắt giữ ông Mugabe và gia đình vì “cân nhắc vấn đề an ninh và Hiến pháp của đất nước”, “Phó tổng thống Mungkagua sẽ lãnh đạo đảng cầm quyền hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.”

Quân đội cũng đã thay đổi giọng điệu và tuyên bố rằng: “Chúng tôi chỉ nhắm vào bọn tội phạm bên cạnh tổng thống, những tội ác mà họ đã phạm đang gây thảm họa xã hội và kinh tế cho đất nước, chúng tôi muốn đưa họ ra trước công lý.”

Nhìn xem, trò chơi ngôn ngữ thật thú vị!

Rõ ràng, sự thay đổi chính trị này vẫn cần phải cân nhắc đến tình trạng địa vị bị thần thánh hóa của Mugabe trong quá khứ tại quốc gia này. Dưới đe dọa của báng súng, việc Mugabe mất quyền lực là không thể tránh khỏi, nhưng vẫn cần phải làm một pho tượng chính trị cho ông ta.

Người nắm quyền mới Mungkagua cùng với quân đội dùng cách nói “thiết quân luật” để tước đoạt thế lực chính trị của Mugabe, đại khái cho rằng làm thế để thực hiện chuyển đổi chính quyền trong ổn định.

Thời đại Mugabe đã kết thúc

Hãy để đồng chí Mugabe cho một số người Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến ông ấy, một số người đã gọi ông là “người bạn cũ của nhân dân Trung Quốc”, vào năm 2015 Trung Quốc từng trao cho ông “Giải thưởng Hòa bình Khổng Tử”, nhưng Mugabe còn không quan tâm. Những năm gần đây, Mugabe rất cay nghiệt với doanh nghiệp đầu tư từ Trung Quốc.

Dù Mugabe được chính phủ Trung Quốc xem là “người bạn cũ”, còn Mugabe thường xuyên đòi Trung Quốc hỗ trợ, khi không hài lòng thì trở mặt, nổi bật nhất là trong lễ đại duyệt binh năm 2015, đa số cho rằng chắc chắn Mugabe sẽ đến nhưng rồi chuyện này đã không xảy ra.

90a39e1d445f465
Ông Mugabe (trái) và cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân (Ảnh: internet)

Ngoài ra, tháng 6/2016, Mugabe phát biểu tại một cuộc họp rằng, thương nhân Trung Quốc không mang tiền kiếm được ở lại mà gửi về nước, khiến khủng hoảng tiền tệ của Zimbabwe càng nặng nề; người Trung Quốc “ngược đãi phụ nữ Zimbabwe”…

Gần đây, Mugabe đã ra lệnh các doanh nghiệp nước ngoài trên toàn quốc phải chuyển ít nhất 51% cổ phần cho công dân người da đen Zimbabwe của nước này trước ngày 01/4, nếu không sẽ đóng cửa và đuổi đi. Trung Quốc là nước đầu tư nước ngoài lớn nhất của Zimbabwe, hành động của Zimbabwe khiến vô số doanh nghiệp nước ngoài cũng như Trung Quốc thiệt hại nặng.

Ngày 24/3, Thời báo Hoàn cầu dẫn thông tin từ tờ Herald của Zimbabwe rằng, vào ngày 23 Bộ trưởng Bộ Bản địa hóa Zimbabwe tuyên bố Nội các Zimbabwe nhất trí thông qua một nghị quyết vào ngày 22 rằng, tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa đạt yêu cầu bản địa hóa phải đệ trình kế hoạch trước ngày 31/3. Theo quy định, nếu các doanh nghiệp nước ngoài không đáp ứng được yêu cầu bản địa hóa, bàn giao ít nhất 51% cổ phần công ty cho công dân của Zimbabwe thì phải đóng cửa từ ngày 01/4.

Theo thông tin, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất của Zimbabwe. Thống kê cho thấy, trong năm 2012, lượng đầu tư nước ngoài tại Zimbabwe là 929 triệu đô la Mỹ, trong đó đầu tư từ Trung Quốc chiếm 72%.

Mugabe không giống các chính trị gia thổ phỉ bình thường, ông ta là một người có học đoàng hoàng. Ông ta tốt nghiệp Đại học Hull Castle ở Nam Phi, có bằng cử nhân Nghệ thuật và cử nhân Giáo dục, có học vị thạc sĩ luật và thạc sĩ kinh tế tại Đại học London, thời trai trẻ học rất tốt. Tuy ông ta có kiến ​​thức và kỹ năng nhưng lại không có tâm hồn cao quý, với người như vậy thì càng có quyền lực càng là thảm họa cho đất nước.

Sau khi một quốc gia bị rơi vào cảnh lộn xộn, thời gian phục hồi có thể sẽ khá dài, thậm chí sau khi một chính quyền tàn bạo sụp đổ thì xã hội càng rơi vào tình trạng rối loạn hơn. Nhưng  nếu chính quyền tàn bạo này mà không sụp đổ thì đất nước sẽ càng không có hy vọng gì.

Tại nhiều nước ở châu Á và châu Phi, chúng ta cần phải tìm kiếm cuộc đấu tranh thế này, vì một tương lai ổn định bền vững thực sự và nhân quyền được đảm bảo. Khi xuất hiện một số quốc gia thức dậy, quốc gia này sẽ mở ra một bức tranh khác. Như một câu nói: một cá nhân cần được khai sáng, nhưng một quốc gia và dân tộc càng cần được khai sáng hơn.

Mộc Nhiên

Xem thêm: