Lo ngại về vấn đề an ninh, căn cứ quân sự của Mỹ ở Bang Missouri gần đây đã tháo bỏ toàn bộ camera giám sát do một công ty của Trung Quốc sản xuất. Cuối tháng 1/2018, Quốc hội Mỹ sẽ tổ chức một buổi điều trần, thảo luận về vấn đề liệu các doanh nghiệp nhỏ phải chăng đang đối mặt với rủi ro an ninh mạng khi sử dụng thiết bị của công ty này hay không.

camera của Hikvision
Căn cứ quân sự của Mỹ ở BBang Missouri tháo bỏ toàn bộ camera của Hikvision do lo ngại về vấn đề rò rỉ thông tin (Ảnh minh họa từ Wikimedia)

Căn cứ quân sự của Mỹ tháo bỏ camera giám sát của Công ty Hikvision

Hôm thứ Sáu tuần trước (12/1), The Wall Street Journal (WSJ) dẫn lời của Tổng tham mưu trưởng Christopher Beck thuộc căn cứ quân sự Fort Leonard Wood ở Bang Missouri cho biết, sau khi tìm hiểu về rủi ro an ninh mạng từ các thiết bị do các công ty Trung Quốc sản xuất, ông đã tiến hành cho tháo dỡ 5 camera giám sát của công ty Hikvision tại Hàng Châu sản xuất.

Đại tá Christopher Beck cho biết, thiết bị nói trên là thiết bị vận hành cần kết nối internet, sẽ không có rủi ro về rò rỉ thông tin, tuy nhiên sau khi được truyền thông tiết lộ, ông vẫn quyết định tháo dỡ những camera có khả năng dẫn đến những lo lắng về an toàn thông tin.

Một người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng xác nhận với WSJ, camera giám sát của Công ty Hikvision không liên kết với mạng ineternet của căn cứ quân sự Fort Leonard Wood, nhưng ông cũng từ chối không nói rõ rằng các căn cứ quân sự khác có sử dụng thiết bị camera của Hikvision hay không.

Được biết, căn cứ quân sự này có tổng cộng 187 camera giám sát an ninh, camera của Hikvision chủ yếu dùng để giám sát ngoài đường và bãi đỗ xe. Đại tá Christopher Beck nói: “Camera của Hikvision lắp đặt trong căn cứ quân sự, là sản phẩm không mang tính an toàn trong bất cứ thời điểm nào”.

Bản tin WSJ cho biết, ngày 30/1 tới đây, Quốc hội Mỹ sẽ tổ chức buổi điều trần, để thảo luận về vấn đề “Doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt với vấn đề uy hiếp an ninh mạng từ nước ngoài”, buổi điều trần sẽ đi sâu vào thảo luận cụ thể các vấn đề mà camera của Hikvison có thể gây ra.

Ông Steve Chabot – Chủ tịch Ủy ban Doanh nghiệp nhỏ, Nghị viên Đảng Cộng hòa Bang Ohio cho biết, ông rất quan tâm đến việc chính quyền cấp cao Đảng Cộng sản Trung quốc nắm giữ cổ phần khống chế đối với Hikvison, “chính quyền Trung Quốc có thể sử dụng những camera này để giám sát chúng ta, đây là mối lo ngại lớn nhất”.

Được biết, hiện Hikvision là công ty sản xuất camera giám sát lớn nhất thế giới, chính quyền Trung Quốc nắm giữ 42% cổ phần của công ty này, đây cũng là nguyên nhân khiến cho căn cứ quân sự Fort Leonard Wood lo lắng.

Tờ Daily Mail (Anh Quốc) dẫn lời một người phát ngôn của Hikvision cho biết, sản phẩm của công ty sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chuẩn an ninh. Công ty này quả quyết, sản phẩm camera giám sát của không ty không có “cửa sau” (back door), đồng thời cũng sẽ không bị chính quyền Trung Quốc lợi dụng để ngầm giám sát. Nhưng dựa vào năng lực gián điệp lớn mạnh của Trung Quốc, các chuyên gia an ninh mạng cũng đưa ra quan ngại về vấn đề này. Họ chỉ ra, chính quyền Trung Quốc gây áp lực đối với các doanh nghiệp tư nhân, và kiểm soát sự vận hành của các công ty này.

Chính quyền Trung Quốc nắm giữ 42% cổ phần của Hikvision

Công ty Hikvision vốn là một phòng thực nghiệm của chính quyền Trung Quốc về phát triển quân sự và kỹ thuật công nghiệp từ  nửa thế kỷ trước. Cổ đông lớn nhất của công ty này là Tập đoàn công nghệ điện tử sản chuyên xuất sản phẩm điện tử quân sự và quốc phòng (gọi tắt là Công ty Công nghệ điện tử Trung Quốc) thuộc sở hữu của nhà nước. Một số quản lý cấp cao của công ty này cũng là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc đồng thời cũng làm việc tại công ty Công nghệ điện tử Trung Quốc. Người phụ trách mảng nghiên cứu của công ty Hikvision là Phổ Thế Lượng, đồng thời cũng là người phụ trách kỹ thuật của phòng thực nghiệm trọng điểm của Bộ Công an Trung Quốc.

Năm 2001, tỷ phú Hồng Kông Cung Hồng Gia bỏ vốn giúp thành lập công ty Hikvision, phòng thực nghiệm của bộ Công an Trung Quốc được nói ở trên nắm 51% cổ phẩn của công ty này. Mặc dù tỷ lệ nắm giữ cổ phẩn của nhà nước có phần giảm, nhưng mấy năm gần đây, chính quyền Trung Quốc cũng giúp đỡ rất nhiều cho công ty này. Hiện nay trên 42% cổ phẩn công ty này do đại diện pháp nhân quốc hữu nắm giữ.

Năm 2008, công ty này tham gia vào công tác bảo đảm an ninh cho thế vận hội Olympic Bắc Kinh. Năm 2011, công trình giám sát “thành phố an toàn” ở Trùng Khánh của công ty này đạt mức đầu tư lên đến 1,2 tỷ đô la Mỹ, đến nay, camera giám sát của công ty này đã có mặt khắp thành phố Trùng Khánh. Năm 2015 và 2016, công ty này được vay số vốn rất lớn từ 2 trong số 3 ngân hàng chính sách lớn nhất Trung Quốc.

>>Cảnh giác với “tiến bộ” trí tuệ nhân tạo ở Trung Quốc

Cùng với việc được chính quyền Trung Quốc giúp đỡ, công ty này cũng giúp đỡ chính quyền tiến hành giám sát 1,4 tỷ người dân Trung Quốc, vì thế mà sản phẩm của công ty này tại Trung Quốc cũng được sử dụng rất rộng dãi.

Theo Đài phát thanh Mỹ (VOA), camera của công ty này có thể thu được hình ảnh rõ nét trong môi trường sương mù, trời mưa thậm chí là trời tối, bên cạnh đó, còn có thể trực tiếp tiến hành nhận dạng khuôn mặt, nhận dạng biển số xe, nhận biết dáng người, màu tóc và trang phục.

Hồi tháng 11/2017, WSJ từng đưa tin nói, camera của Hikvision có mặt khắp nước Mỹ làm dấy lên lo ngại về vấn đề an toàn thông tin.

Lo ngại về việc camera của công ty này có thể bị chính quyền Trung Quốc lợi dụng để giám sát người Mỹ, Cục quản lý tổng vụ Mỹ cũng đã xoá tên công ty Hikvision ra khỏi danh sách doanh nghiệp tự động phê chuẩn cung ứng sản phẩm. Tháng 5/2017, Bộ An ninh Nội địa Mỹ cũng đưa ra cảnh cáo trên trang web của mình và cho biết, có một số loại camera của Hikvision có lỗ hổng an ninh, rất dễ bị hacker lợi dụng.

Minh Tâm

Xem thêm: