Hôm 31/5, vài ngày sau khi trở về từ chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đánh tín hiệu ông có thể sẽ rút Mỹ ra khỏi thoả thuận khí hậu Paris do chính quyền trước ký vào năm 2015, thực hiện một trong những cam kết tranh cử quan trọng và gây tranh cãi nhất của mình.

Tổng thống Mỹ là một trong những người không tin vào lập luận rằng hoạt động của con người là nguyên nhân chính khiến cho khí hậu của trái đất thay đổi, và ông không ngại nói về điều đó. (Ảnh từ video phỏng vấn của CNN)
Tổng thống Mỹ là một trong những người không tin vào lập luận rằng hoạt động của con người là nguyên nhân chính khiến cho khí hậu của trái đất thay đổi, và ông không ngại nói về điều đó. (Ảnh từ video phỏng vấn của CNN)

Việc này đã làm cho các nhóm vận động môi trường, đối thủ chính trị và truyền thông ngay lập tức lên án ông sắp biến Mỹ thành “kẻ thù nguy hiểm nhất của Trái đất“. Ông Trump cũng đặc biệt bị mỉa mai vì một lần ông gọi biến đổi khí hậu là “trò lừa đảo” do Trung Quốc tạo ra nhằm làm khánh kiệt kinh tế Mỹ. Tuy nhiên cần lưu ý rằng những người chỉ trích ông mạnh mẽ nhất về vấn đề này từ trước đến giờ là các nhà vận động, các chính trị gia, không phải là các nhà khoa học nghiên cứu khí quyển. Và liệu quyết định rút khỏi thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu của ông Trump có khiến nhân loại sớm đối mặt với “thảm hoạ” hay không? Phát ngôn của ông có xứng đáng bị mỉa mai như lời của một kẻ bỗ bã, không biết gì về điều mình đang nói hay không? Hãy xem quan điểm của một giáo sư ngành vật lý khí quyển tại đại học MIT (Học viện Công nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ) về hiện tượng biến đổi khí hậu:

Trọng Đức

Xem thêm: