Truyền thông Mỹ đưa tin, một cựu nhân viên Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cư trú tại Hồng Kông bị nghi sở hữu trái phép tài liệu mật quốc phòng Mỹ và cung cấp cho Trung Quốc thông tin tuyệt mật đường dây liên lạc của CIA tại Trung Quốc, dẫn đến ít nhất 20 người nằm vùng của CIA tại Trung Quốc bị thiệt mạng và bắt giam. Đây được cho là thiệt hại nghiêm trọng của công tác tình báo Mỹ ở Trung Quốc, là thảm họa tình báo lớn nhất của Mỹ gần 30 năm qua. Cựu đặc nhiệm CIA này đã bị bắt vào ngày 15/1 khi trở về Mỹ, có thể phải chịu mức án 10 năm tù.

CIA lobby
Người đàn ông họ Lee (Li) cựu đặc nhiệm CIA Mỹ cư trú tại Hồng Kông bị tình nghi đã tiết lộ tài liệu mật cho Trung Quốc làm ít nhất 20 người liên lạc của CIA tại Trung Quốc gặp nạn (Nguồn: Wikipedia)
2d683f8e41a917ee38421bea41d263d1f5b41c4b
Jerry Chun Shing Lee

New York Times đưa tin, người đàn ông Hồng Kông 53 tuổi bị bắt này tên Lý Chấn Thành (Jerry Chun Shing Lee), là công dân Mỹ nhập tịch, tham gia vào Lục quân Mỹ năm 1982, gia nhập CIA Mỹ năm 1994, chịu trách nhiệm quản lý thông tin liên lạc viên CIA tại Trung Quốc. Ông Lee rời khỏi CIA năm 2007 và đến sống ở Hồng Kông, phụ trách an ninh cho công ty đấu giá nổi tiếng Christie’s, thỉnh thoảng có qua lại giữa Hồng Kông và Mỹ.

Ông Lee bị bắt tại sân bay Kennedy ở New York vào đêm 15/1 vừa qua (theo giờ địa phương), ngay ngày hôm sau Lee phải hầu tòa tại Tòa án liên bang Brooklyn ở New York, bị buộc tội sở hữu trái phép tài liệu quốc phòng Mỹ, được biết dự tính hình phạt tối đa là 10 năm tù giam.

Hãng tin NBC (Mỹ) dẫn lời người cung cấp thông tin cho biết, bộ phận phản gián Mỹ đã hai lần tiến hành điều tra đối với Lee, nghi ngờ Lee cung cấp thông tin mật về người liên lạc của Washington cho Trung Quốc làm ít nhất 20 người liên lạc bị thiệt mạng và giam giữ, trong đó có những người đã bị bắn chết ngay tại Tòa nhà Chính phủ Trung Quốc. Về vấn đề liệu Lee có phải đối mặt với hình phạt tối đa là tử hình vì tội gián điệp không, người cung cấp thông tin tiết lộ, nhà chức trách Mỹ có thể không buộc tội gián điệp đối với Lee, vì không muốn công khai tiết lộ thông tin bí mật tại tòa án.

Bộ Tư pháp Mỹ đã chỉ ra rằng, vào năm 2012 Lee đã đưa gia đình trở lại Mỹ, sau khi FBI có lệnh của tòa án đã kiểm tra hành lý và phòng khách sạn của Lee ở Hawaii và Virginia, tìm thấy hai cuốn sổ nhỏ viết tay của Lee ghi lại thông tin quốc phòng liên quan và tên thật, số điện thoại, ghi chú hành động các nhân viên mật của CIA khi họ gặp gỡ với người nằm vùng tại Trung Quốc, cũng như các vị trí cụ thể cơ sở của CIA.

Tài liệu của Bộ Tư pháp Mỹ chỉ ra, hiện vẫn còn bí ẩn chưa được giải quyết, bao gồm cả việc liệu Lee có biết năm 2012 FBI từng hai lần nắm giữ được các tài liệu mật; thời gian Lee trở lại Mỹ năm 2012 – 2013, từng gặp các đồng nghiệp cũ tại CIA và nhân viên Chính phủ Mỹ với mục đích gì; và liệu Lee có phải “gián điệp hai mang” không. Tuy nhiên, từng là một nhân viên CIA, Lee đã từng ký cam kết bảo mật với CIA.

Trung Quốc nhắm vào các cựu đặc nhiệm CIA

Biên tập viên cao cấp Trần Quốc Minh (Chen Guoming) của Tạp chí Phòng vệ Toàn cầu (Defence International) ở Đài Loan cho biết, nguyên nhân Lee bỏ vị trí nhân viên đặc biệt của CIA ở độ tuổi lý tưởng 43 vào năm 2007 là điều khó hiểu, không loại trừ Lee chuyển đến Hồng Kông vào năm 2007 là do an bài của Trung Quốc, “nguyên nhân Lee bị dẫn dụ chắc cũng chỉ vì tiền bạc và mỹ nữ”. Cũng có nhận định cho rằng việc Lee rời khỏi CIA có lẽ vì cảm thấy tương lai thăng tiến sự nghiệp có hạn, lòng sinh bất mãn.

Một sĩ quan tình báo Mỹ đã chỉ ra, năm ngoái một cựu nhân viên CIA tên Mallory cũng cung cấp thông tin mật và tạo giả bằng chứng cho phía Trung Quốc, bị Mỹ truy tố. Sự kiện cho thấy Trung Quốc đang không ngừng dẫn dụ các cựu nhân viên của Mỹ, và Mỹ đang lo ngại về điều này.

Hãng tin CNA Đài Loan dẫn lời giới phân tích chỉ ra, ban đầu Bắc Kinh muốn trấn an người dân Hồng Kông nên cho phép việc chuyển giao chủ quyền trong khuôn khổ “một nước hai chế độ”, nhưng kể từ khi Hồng Kông bàn giao chủ quyền vào năm 1997, Bắc Kinh đang dần thắt chặt quản lý Hồng Kông, một trong những hoạt động quan trọng là hướng vào các hoạt động của Anh và Mỹ tại Hồng Kông, với vị trí chính trị và địa lý quốc tế rất đặc biệt của Hồng Kông thì quan điểm cho rằng đây là chiến trường chính của cuộc chiến gián điệp Trung Quốc ở bên ngoài Đại Lục cũng không phải là nói quá.

Cuộc chiến tình báo Trung – Mỹ ngày càng mạnh mẽ

Năm 2013, một sĩ quan tình báo quân đội Mỹ bị nghi ngờ rơi vào “bẫy Trung Quốc”, đã tiết lộ thông tin bí mật với bạn gái 27 tuổi người Trung Quốc, bao gồm các kế hoạch chiến tranh của Mỹ, hồ sơ quốc phòng triển khai vũ khí hạt nhân; năm 2014, chuyên gia thủy lợi Trần Hà Phân (Chen Xiafen) và nhà khoa học vật lý Hy Tiểu Tinh (Xi Xiaoxing) người Trung Quốc mang quốc tịch Mỹ bị bắt vì nghi ngờ tiết lộ công nghệ chất siêu dẫn của quân đội Mỹ; trong năm 2015, một nữ nhân viên 60 tuổi của Chính phủ Mỹ tiết lộ bí mật cho Trung Quốc và nhận được hàng chục ngàn USD Mỹ, bị bắt ngay trước thời điểm hội đàm Trump – Tập; tháng 5/2017, giới truyền thông Mỹ đưa tin mạng lưới tình báo Mỹ tại Trung Quốc đã bị thiệt hại nặng nề, gần 20 người liên lạc nằm vùng tại Trung Quốc đã bị thiệt mạng và bắt giam, có người bị bắn chết ngay trong tòa nhà Chính phủ Trung Quốc; từng có lần Chính phủ Mỹ xác định hacker Trung quốc đã xâm nhập vào hệ thống quốc phòng đánh cắp dữ liệu, cho đến năm ngoái FBI phát hiện nguyên nhân sự cố này có thể là do cựu đặc nhiệm CIA họ Lee tiết lộ tài liệt mật cho Trung Quốc gây ra.

Tuyết Mai

Xem thêm: