Trong khung cảnh ồn ào náo nhiệt vì bầu cử ở Philadelphia, một người nhận được tin nhắn của người bạn giục kiểm tra lại chi phí bảo hiểm y tế trong năm 2017. Thì ra, đã đến gần cuối năm, mọi người đã nhận được thông báo bảo hiểm y tế năm 2017. Thông báo khiến nhiều người ngán ngẩm: biên độ tăng bảo hiểm năm 2017 lên đến 65% – 80%.

trump-obama
Nhà Trắng công bố bức ảnh Tổng thống Obama gặp Tổng thống tân cử Donald Trump hôm 11/11/2016

Bức tranh tương phản giữa hai ứng viên

Một ngày trước tổng tuyển cử, người ta dựng lên một cái sân khấu trước tòa nhà hội nghị ở Philadelphia, tại đây, phu nhân tổng thống Obama, cựu Tổng thống Bill Clinton cùng nhiều ngôi sao nổi tiếng đã cùng nhau cổ vũ ứng viên Hillary Clinton bằng những lời có cánh. Còn tại Bắc Carolina, bầu không khí giữa nửa đêm nhưng vẫn đầy nóng bỏng với sự tham gia của ca sĩ nổi tiếng Lady Gaga cổ vũ cho bà Hillary. Philadelphia là địa bàn vận động bầu cử cuối cùng của Obama, tại đây vị tổng thống đương nhiệm này đã vận động bầu cử cho Hillary suốt cả tháng trời, đã trổ hết tài năng diễn thuyết xuất chúng để giúp ứng viên Hillary.

Chiều ngược lại, ở bên kia chiến tuyến, ứng viên Trump dường như khá đơn độc. Nghe nói trong thời điểm chạy nước rút, một mình Trump trong một ngày xông pha suốt 6 thành phố.

Nhà lập pháp không có thời gian đọc Luật cải cách y tế của Obama

Từng có bài viết chia sẻ chuyện người lao động phải đi vay tiền trong ngày lĩnh lương. Người viết nhắc đến một thực tế xã hội Mỹ dưới thời Obama: Theo điều tra của hãng tin AP và Trung tâm Nghiên cứu cộng đồng BORC vào hồi tháng Năm vừa qua, có gần 2/3 số người Mỹ gặp khó khăn trong chi trả những nhu cầu bức thiết của cuộc sống. Theo điều tra của Fed vào năm ngoái thì con số này là 47%. Năm 2016 chi phí người Mỹ chi cho bảo hiểm y tế đã tăng từ 300 – 400 đô la mỗi tháng, nếu đến 2017 lại tăng thêm khoảng 200 đô thì rất nhiều người không thể chi trả nổi.

Điều này hoàn toàn khác với tuyên bố trước khi ra luật này, theo đó chính phủ hứa hẹn rằng cải cách y tế bảo đảm chi phí không gia tăng, không gây bất cứ ảnh hưởng nào đối với người tham gia bảo hiểm y tế, rằng cải cách chỉ nhằm làm cho mọi người đều được bảo hiểm. Tính ưu việt được thể hiện qua cái tên Dự luật: “Luật Chăm sóc y tế có chi phí hợp lý để bảo vệ bệnh nhân” (Patient Protection and Affordable Care Act).

Vấn đề là khi thảo luận về luật tại Quốc hội, có nghị sĩ đề nghị: “Chúng ta cần phải đọc cho hết cái Dự luật 2700 trang này mới biết được nên làm như thế nào, có thông qua nó hay không”. Nhưng thực tế không ai đọc được hết ngần ấy trang dự luật cả, thậm chí các nghị sĩ bỏ phiếu thông qua cũng không thể đọc hết được Dự luật dài như thế trong thời gian ngắn.

Có nhận định, nguyên nhân quan trọng giúp cuối cùng Dự luật được ủng hộ vì những người chống đối kiện lên tòa án tối cao. Giới truyền thông đã nhắc lại những câu trả lời đầy ấn tượng của các quan tòa:

– Tư pháp Breyer thuộc phái cấp tiến nói: “Tôi chưa đọc qua một chữ. Không lẽ các vị bỏ ra thời gian một năm để đọc nó à?”

Khi luật sư kiến nghị Thẩm phán đọc qua Dự luật một lần rồi hãy quyết định xem bộ phận nào hợp hiến, Thẩm phán Scalia thuộc phe bảo thủ như phẫn nộ: “Anh không biết Tu chính án thứ 8 trong Hiến pháp à?” (luật cấm tra tấn và trừng phạt tàn nhẫn). Anh thật sự muốn tôi đọc hết 2700 trang dự luật này à? Anh thật sự muốn bổn tòa phải làm thế à?...”

Cuối cùng thì kế hoạch cải cách y tế của Obama đã được ủng hộ, thẩm phán Roberts đứng đầu phe bảo thủ cũng tán thành, trong khi ông mới chỉ “xem lướt qua một lần”.

Doanh nghiệp truyền thống vừa và nhỏ khác với các doanh nghiệp phi truyền thống

Trong vô số nội dung mà nhiều doanh nghiệp bức xúc, một người đưa dẫn chứng về một điều khoản như sau: Các hệ thống bán lẻ thực phẩm như máy bán hàng tự động, chuỗi nhà hàng và đại lý bán lẻ phải dán nhãn lượng calorie giúp người mua tính được lượng calorie mình ăn vào. Anh nhăn nhó: “Không biết người lập ra quy tắc này nghĩ gì. Họ có nghĩ đến quy định này sẽ gây gánh nặng kinh tế cho doanh nghiệp không? Họ có hiểu việc ép dán nhãn calorie là cách làm vô ích trong cuộc chiến với người béo phì không?”.

Còn cơ quan quản lý FDA cũng cho rằng cách làm này thất bại ngay từ khởi điểm, khiến những doanh nghiệp liên quan chuyển chi phí này vào giá thành cho người tiêu dùng gánh chịu. Tất cả mọi người đều phải chi trả thêm tiền vì chính sách này.

Nhưng đây chỉ là một điều khoản nhỏ liên quan đến chăm sóc sức khỏe, trong khi cái Dự luật 2700 trang còn rất nhiều những điều khoản phức tạp khác. Vô số gánh nặng kinh tế đổ lên đầu giới doanh nghiệp truyền thống ngoài sức chịu đựng của họ. Một chủ doanh nghiệp nói: “Tai vạ trong quy định dán nhãn này chỉ là chồng lên vô số tai vạ đổ vào đầu chúng tôi. Từ chuyện quy định dán nhãn dinh dưỡng cho thấy tư duy làm luật kiểu này hoàn toàn vô cảm với chuyện sống chết của doanh nghiệp”.

Trước đó các siêu thị đã nhận được luật dán nhãn nơi sản xuất thực phẩm. Chính phủ yêu cầu mỗi sản phẩm mà doanh nghiệp bán ra đều phải ghi nơi sản xuất. Luật này làm các siêu thị phải tiêu tốn rất nhiều công sức truy tìm nơi sản xuất từng miếng thịt bò, thịt gà… Ví dụ một con trâu sinh ở Canada, lớn lên ở một nơi khác, lại giết mổ, phân lô hàng ở một nơi khác. Doanh nghiệp bán lẻ phải lần theo dấu vết để quyết định nơi sản xuất, từ đó in và dán nhãn. Giá thành sản phẩm dĩ nhiên đã bị đôn lên nhiều lần theo những chi phí mà nhà bán lẻ phải bỏ ra.

Vì thế, khác với doanh nghiệp phi truyền thống mới nổi ở Silicon Valley, đa số doanh nghiệp kiểu truyền thống không ủng hộ Clinton. Vì phương thức hoạt động của giới doanh nghiệp phi truyền thống ở Silicon Valley hoàn toàn khác doanh nghiệp truyền thống, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sợi dây thừng “luật pháp” đã ngày càng xiết chặt vào giới doanh nghiệp truyền thống trong suốt thời gian dài.

Nhiều người trung lưu rơi vào cảnh khốn đốn

Có người mỉa mai về luật cải cách y tế của Obama là “Dự luật chăm sóc y tế không thể chi trả”, vì số chi phí mà người bệnh phải chi trả tăng vọt lên.

Trên kênh Money của CNN, cô Salieri (55 tuổi) thuộc bang Maryland là người tự chi trả toàn bộ phí bảo hiểm chia sẻ: “Đối với tôi thì đây là một chính sách thảm họa. Bảo hiểm y tế là để đảm bảo bạn không rơi vào cảnh khốn cùng tài chính khi chữa bệnh chứ không phải mang tạo ra gánh nặng tài chính cho bạn. Nhiều người trông thấy hóa đơn bảo hiểm y tế 2017 đã lập tức suy nghĩ phải bỏ bảo hiểm để chịu phạt. Bởi ngay cả có cắn răng chấp nhận đóng bảo hiểm thì có lẽ cũng không dám đi khám bệnh vì khoản phí phải tự trả quá cao. Ngoài ra, vị bác sĩ mà họ khám quen nhiều năm có thể không còn tiếp tục khám cho họ vì không có trong mạng lưới cải cách y tế Obama”.

Theo thông tin, với luật mới, tiền bảo hiểm y tế năm 2017 của một thanh niên 30 tuổi trung bình là 330 đô la mỗi tháng, còn với người 60 tuổi là 744 đô la. Nhưng với một bộ phận không nhỏ người Mỹ không có tiền tích lũy, việc phải chi thêm vài trăm đô la mỗi tháng là thách thức không nhỏ với họ.

Người đàn ông ở Philadelphia kể trên cho biết, anh rất lo lắng sau khi kiểm tra thông tin: “Tôi thấy thông tin biên độ tăng trung bình năm 2017 là 25%, nhưng đây chỉ là tính bình quân, ở bang của chúng tôi có thể còn tăng 65% – 80%. Có lẽ vì thế mà đến ngày hôm sau, mọi người ở Arizona quay sang ủng hộ Trump: họ đều đã biết biên độ tăng của phí bảo hiểm y tế hàng tháng ở Arizona vào năm 2017 là 116%”.

Sau bầu cử, cô Asra Q.Nomani (51 tuổi) chia sẻ với The Wall Street Journal: “Xưa nay tôi luôn ủng hộ đảng Dân chủ, hai lần bỏ phiếu cho Obama làm tổng thống. Lần này tôi quyết định bỏ phiếu cho Trump. Tuy còn có lý do khác, nhưng lý do quan trọng nhất: Tôi là người mẹ đơn thân, không thể chi trả được phí bảo hiểm y tế do Obama cải cách”.

Có nhận định: Trong bầu cử lần này, bài toán kinh tế đã áp đảo những bài toán khác. Nhưng đây không phải chuyện kinh tế đơn thuần, mà là chuyện tồn tại, là chuyện “To be or not to be”.

Mộc Vệ

Xem thêm: