Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ra lệnh ngăn chặn một thương vụ trong đó tập đoàn tài chính có liên quan tới chính phủ Trung Quốc muốn mua lại một công ty sản xuất chip bán dẫn của Mỹ.

Tru so cong ty ban dan Lattice
(Ảnh qua: mergr.com)

>> Tổng thống Trump ký lệnh điều tra hoạt động thương mại Trung Quốc

Theo Bloomberg, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã không cho phép Canyon Bridge Capital Partners – một công ty Trung Quốc mua lại Lattice Semiconductor, công ty sản xuất bán dẫn của Mỹ sau khi có các bằng chứng cho thấy Canyon được cấp vốn bởi chính phủ Trung Quốc.

Đây là lần thứ tư trong gần 30 năm nay, một tổng thống Mỹ ngăn chặn một vụ mua lại của hãng nước ngoài đối với một công ty Mỹ vì lý do an ninh.

Canyon Bridge là một công ty đầu tư tư nhân, đại diện đầu tư cho một quỹ đầu tư mạo hiểm thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc. Chiến lược của Canyon là đầu tư vào các công ty trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm bán dẫn chủ yếu ở Mỹ. Trong quá khứ, hầu hết các thương vụ mua lại của tập đoàn tài chính này tại Mỹ và Châu Âu đều trót lọt, nhưng gần đây một số công ty công nghệ cao lên tiếng lo ngại rằng hoạt động của Canyon có thể gây ra các mối đe dọa an ninh và nguy cơ mất mát tài sản an ninh quốc gia quan trọng.

Có bằng chứng đáng tin cậy khiến tôi tin tưởng rằng, công ty mua lại Lattice có thể thực hiện các hành động đe dọa làm hại tới an ninh quốc gia Hoa Kỳ” ABC News dẫn lời Tổng thống Trump nói trong lệnh cấm.

Trong khi đó Lattice là công ty Mỹ chuyên sản xuất chip bán dẫn loại đơn giản được áp dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ quốc phòng tới dân sự.

Măc dù đang cần sự trợ giúp của Trung Quốc trong vấn đề khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên, chính quyền Trump vẫn giữ lập trường cứng rắn đối với các thương vụ mua lại các công ty Mỹ của Trung Quốc. Ngoài việc ra tay ngăn cản mua lại Lattice, ông Trump cũng đang xem xét các vụ mua lại MoneyGram International Inc của công ty Ant Financial thuộc sở hữu của tỷ phú Trung Quốc Jack Ma, và vụ mua cổ phần trong Sky Bridge Capital LLC của tập đoàn Trung Quốc HNA Group.

>> Chính phủ Trump kiểm soát chặt việc các công ty Trung Quốc mua lại doanh nghiệp Mỹ

Thời gian gần đây, Tổng thống Trump đang yêu cầu cơ quan đại diện thương mại Mỹ điều tra về hoạt động thương mại với Trung Quốc như các sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc xem xét mức độ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc. Mỹ lo ngại rằng các hoạt động thâu tóm có thể khiến Trung Quốc có được công nghệ ưu việt trong lĩnh vực thương mại và quân sự, đồng thời tạo nên cuộc đua trong các ngành công nghiệp Mỹ.

Ủy ban về đầu tư nước ngoài (CFIUS) là cơ quan tư vấn giúp tổng thống ra quyết định có cho phép một thương vụ thâu tóm của công ty nước ngoài đối với Mỹ có được thực hiện hay không. Trong trường hợp của Lattice, các khía cạnh được xem xét đến là vai trò của chính phủ Trung Quốc trong việc hỗ trợ thương vụ này, tầm quan trọng của chuỗi cung ứng sản phẩm bán dẫn đối với chính phủ Mỹ và mức độ chính phủ Mỹ sử dụng các sản phẩm của Lattice.

CFIUS được thành lập năm 1975, đứng đầu là Bộ trưởng Bộ Tài chính và 16 đại diện thuộc các bộ ngành khác. Cho đến nay, có rất ít thông tin về việc trong trường hợp nào CFIUS sẽ kiến nghị không cho phép một công ty nước ngoài mua lại công ty của Mỹ.

Tuy nhiên, các khía cạnh cơ bản thường được dùng để đánh giá là công ty thâu tóm nước ngoài có ý định hoặc có khả năng đe dọa tới an ninh của Mỹ không? Tài sản được mua lại có khả năng bị khai thác dẫn đến ảnh hưởng đến an ninh của Mỹ không? Và hậu quả của việc khai thác các tài sản này là gì.

Mặc dù Tổng thống có quyền bác bỏ các đề xuất của CFIUS, nhưng những gì đã diễn ra trong quá khứ cho thấy một khi CFIUS đánh giá là một vụ thâu tóm có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia thì các vụ mua bán này sẽ rất khó được thực hiện.

Liên Hương

Xem thêm: