Hôm nay (8/3) tại Thủ đô Santiago (Chile) sẽ diễn ra buổi lễ ký kết chính thức Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Sau nhiều sự gián đoạn và có lúc dường như đã đi đến bế tắc bởi sự rút lui của Mỹ, hiệp định thương mại mới trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ bắt đầu có hiệu lực sau 60 ngày kể từ hôm nay.

CPTPP
CPTPP được ký kết chính thức. (Ảnh: Viễn Thông/hiephoidoanhnghiep.vn)

Chủ trì buổi lễ có sự tham gia của Tổng thống Chile bà Michelle Bachelet và Ngoại trưởng Heraldo Muños. Bên cạnh đó, buổi lễ hôm nay còn có sự góp mặt của Bộ trưởng thương mại 11 nước thành viên Nhật Bản, Úc, Canada, Chile, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam.

Tưởng chừng như lâm vào bế tắc khi Mỹ rút lui khỏi hiệp định vào năm ngoái, thỏa thuận tự do thương mại đầy tham vọng đã được tái khởi động bởi Nhật Bản – quốc gia đi đầu trong việc thúc đẩy tiến trình đàm phán “TPP không có Mỹ”.

Bên lề Hội nghị APEC 2017 diễn ra tại Đà Nẵng, các thành viên còn lại đã đi đến đồng nhất đổi tên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thành Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Tháng trước (21/2), bản chi tiết cuối cùng của Hiệp định CPTPP đã được công bố nhằm mục tiêu giảm bớt các rào cản thương mại giữa 11 nền kinh tế thành viên tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

CPTPP về cơ bản không khác nhiều so với phiên bản gốc TPP và chỉ tạm hoãn thực thi 22 điều khoản nhằm đảm bảo tính hợp lệ cho hiệp định được thông qua và đảm bảo sự cân bằng giữa 11 nước thành viên.

Vẫn còn nhiều nghi ngại

Các nước thành viên tỏ ý rất vui mừng khi Hiệp định CPTPP đã đi được đến bước cuối cùng, nó được xem như một món quà cho sự kiên trì của họ. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm của CPTPP được giới làm chính sách nhấn mạnh như: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, giảm đói nghèo và nâng cao đời sống của người dân…, nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại về một số điều khoản quan trọng đã bị bỏ lỡ.

Đáng chú ý, không có cam kết về nông nghiệp xuất hiện trong danh sách các quy định được tạm đình chỉ. Đối với nông dân ở những nước đang phát triển tham gia vào hiệp định, mối đe doạ từ việc bán phá giá của nông sản nhập khẩu giá rẻ và trợ giá cao sẽ làm cho các nông dân có nguy cơ bị lấy mất thị phần hợp lý và kết quả là ‘phá hủy’ toàn bộ hệ thống sản xuất nông nghiệp địa phương họ.

>> CPTPP có ý nghĩa như thế nào đối với Việt Nam?

Trên thực tế, CPTPP sẽ làm xấu đi điều kiện lao động của người lao động ở các nước thành viên. Như Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Malaysia Male Datuk Seri Mustapa Mohamed thừa nhận: “Các công nhân làm việc trong các nhà máy sản xuất ô tô Malaysia sẽ phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp do ngành công nghiệp ô tô Malaysia phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt đến từ các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản”.

Cạnh tranh về việc làm được chứng minh bằng kinh nghiệm của người lao động ở các nước đang phát triển cũng sẽ làm giảm mức lương, phúc lợi và tiêu chuẩn lao động, ông Mustapa Mohamed cho biết thêm.

Giáo sư Jomo Kwame Sundaram, cựu Trợ lý Tổng thư ký LHQ và là đồng tác giả của một nghiên cứu quan trọng đo lường chi phí lao động của TPP ban đầu, đã bác bỏ điểm chính của Thỏa thuận dưới cái tên bóng bẩy là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Thỏa thuận, ông giải thích, là về việc thúc đẩy các quy tắc “tổ chức thân thiện” đối với các nhà đầu tư nước ngoài hơn là thương mại gia tăng. Tăng cường độc quyền sở hữu trí tuệ cho các tập đoàn xuyên quốc gia sẽ “không nghi ngờ gì” nữa làm tăng giá mà không tạo ra thêm hàng hoá và dịch vụ.

Dù gì đi nữa, CPTPP đã chính thức được thông qua vào hôm nay, hãy cùng chờ đợi trong những tháng tới, mức độ mà CPTPP sẽ đạt được các thành quả mà nó hứa hẹn và ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế của các nước thành viên.

Vũ Phong

Xem thêm: