Chúng ta hãy thử ôn lại những kinh nghiệm mà bao đời thế hệ cha ông ta đã đúc kết được, đã gây dựng nên một nền văn minh lúa nước đậm bản sắc dân tộc mà đến Pháp và các nền văn minh lớn của nhân loại cũng ngả mũ kính phục:

Gạo bán ra nước ngoài, tức xuất khẩu, trong những năm tệ nhất không bao giờ dưới 700.000 tấn. Gạo xuất khẩu có thể đạt đến một triệu tấn, tính ra thành tiền từ khoảng 80 đến 100 triệu phờ-răng”

“Xứ Đông Dương”, NXB Alpha Books.

(Ảnh: Pixabay)
(Ảnh: Pixabay)

Tự hào nền văn minh lúa nước 4000 năm danh tiếng

Các nhà nghiên cứu cho rằng nền văn minh lúa nước xuất hiện tại khu vực Nam Trung Quốc và Đông Nam Á cách đây khoảng 1 vạn năm. Và kể từ thuở sơ khai cho đến hiện tại, Việt Nam luôn nằm trong top đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới. Điều này đã nói lên tính hiệu quả cũng như năng suất cao của nền nông nghiệp chúng ta.

Từ lâu, các nhà khảo cổ, sử học của Nga, Mỹ đều ghi nhận: “Ðông Nam Á, trong đó có Việt Nam đã sở hữu một nền văn hóa tiền sử phát triển từ rất sớm, tiên tiến, sáng tạo và sống động chưa từng thấy ở đâu trên thế giới. Đông Nam Á chính là cái nôi của nền nông nghiệp xưa nhất”.

Trong quyển “Agricultural Orgins and Dispersals” xuất bản tại New York năm 1952, tác giả cuốn sách, ông C.O. Sauer đã viết: “Tôi đã chứng minh Ðông Nam Á là cái nôi của nền nông nghiệp xưa nhất. Và tôi cũng chứng minh rằng văn hóa nông nghiệp có nguồn gốc gắn liền với đánh cá bằng lưới ở xứ này. Tôi cũng chứng minh rằng những động vật gia súc xưa nhất bắt nguồn từ Ðông Nam Á, và đây là trung tâm quan trọng của thế giới về kỹ thuật trồng trọt và cải biến cây cối bằng cách tái sinh sản thực vật.”

Đồng quan điểm với tác giả này, năm 1967, GS Wilhelm G. Solheim – Tiến sĩ về nhân chủng học tại Đại học Hawaii (Mỹ) trong quyển “Southeast Asia and the West” xuất bản năm 1967 cũng đưa ra những nhận định mang tính xác quyết: “Tôi cho rằng khi chúng ta nghiên cứu lại nhiều cứ liệu ở lục địa Ðông Nam Á, chúng ta hoàn toàn có thể phát giác ra rằng việc thuần thục hóa cây trồng đầu tiên trên thế giới đã được dân cư Hòa Bình (Việt Nam) hoàn thành vào khoảng 10.000 năm Trước Công nguyên…”.

Như vậy, có thể thấy văn minh lúa nước chính là gốc tích của văn hóa Việt, nhưng giờ đây khi đồng ruộng ngày càng thu hẹp, nền văn minh ấy liệu có còn chỗ đứng?

Dù thuộc quốc gia có sản lượng xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, hạt gạo Việt đánh mất danh tiếng, đánh mất phần lợi ích lớn nhất mà chúng ta đáng được hưởng.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 24/3/2017, xuất khẩu gạo 3 tháng đầu năm 2017 ước đạt 542 nghìn tấn với giá trị đạt 251 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 3 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1,28 triệu tấn và 566 triệu USD, giảm 18,1% về khối lượng và giảm 17,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Dù luôn là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, chiếm 20% thị phần xuất khẩu gạo, đứng thứ hai sau Thái Lan (theo tradingeconomics.com), nhưng hiếm khi chúng ta thấy gạo mang thương hiệu Việt trên thị trường nước ngoài. Sau khi được xuất khẩu sang các nhà phân phối nước ngoài, gạo “Made in Vietnam” được gán nhãn mác và bao bì của hãng nước ngoài rồi mới tung ra thị trường. Chúng ta bán được hàng, nhưng không có thương hiệu và bị cắt ngọn phần giá trị gia tăng lớn nhất.

Trong khi nếu gạo xuất khẩu có thương hiệu riêng, thì lợi nhuận nhiều hơn ít nhất 200 USD/tấn so với xuất khẩu thô theo cách truyền thống. Vậy điều gì đã giới hạn các doanh nghiệp chúng ta xuất khẩu gạo gắn liền thương hiệu riêng như vậy?

(Ảnh: Pixabay)
(Ảnh: Pixabay)

Theo Nghị định 109/2010 về xuất khẩu gạo hiện hành, một doanh nghiệp được phép xuất khẩu gạo chỉ khi đạt được các điều kiện như: phải có kho dự trữ có sức chứa 5.000 tấn/năm, nhà máy xay xát có công suất 10 tấn/giờ, phải xuất khẩu trên 20 nghìn tấn/năm… Và thực tế không có mấy doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu trên, bởi nó ép doanh nghiệp phải bao sân từ đầu vào, phát triển vùng nguyên liệu, cho đến xay xát, lưu kho và tìm bạn hàng xuất khẩu. Cho nên, nếu muốn xuất khẩu thì họ phải nhờ một bên khác xuất khẩu hộ – thuật ngữ chuyên môn là “uỷ thác” – với giá 2 USD/tấn.

Với đất nước ta, lúa gạo là ngành kinh tế quan trọng, Việt Nam vẫn có lợi thế khi tham gia thị trường thế giới. “Tuy nhiên, tôi thấy tư duy cũ vẫn chưa thay đổi được, chúng ta mới nhìn thấy lúa gạo là đảm bảo an ninh lương thực nên cứ thế tăng sản lượng mà không tính đến lợi ích của người dân, giá cả, thị trường như thế nào. Trong khi đó Thái Lan đã vượt chúng ta về chất lượng và giá trị rất nhiều”, một chuyên gia kinh tế cho biết.

Giải pháp tháo gỡ khó khăn, nâng tầm giá trị hạt gạo Việt

Theo TS. Đào Thế Anh, Phó Viện trưởng Viện cây lương thực và cây thực phẩm, thách thức lớn nhất hiện nay là thay đổi thế chế quản lý ngành lúa gạo và chuỗi giá trị lúa gạo theo hướng quản lý chất lượng và thúc đẩy hợp tác liên kết trong chuỗi.

Từ giống lúa không đồng nhất đã đưa tới chất lượng không đồng đều. Hệ quả, gạo Việt Nam xuất khẩu sang những thị trường yêu cầu chất lượng cao thường bị “chê” chất lượng thấp, thậm chí, bán sang Châu Phi còn bị “lắc đầu”. Một thời gian dài chúng ta đã cố làm ra thật nhiều gạo, rồi không tiêu thụ hết đành “bán đổ, bán tháo”, dẫn đến giá thấp là điều đương nhiên. Vấn đề này không chỉ riêng với ngành lúa gạo mà có rất nhiều ngành khác cũng rơi vào vòng luẩn quẩn như chuối, dưa hấu…

Do vậy, để tháo gỡ những vướng mắc, việc đầu tiên phải chuyển mô hình từ quản lý xuất khẩu với các yếu tố cứng như kho, bãi, hợp đồng… sang hướng tiêu chuẩn chất lượng. Đơn giản, nếu ai ký được hợp đồng với nước ngoài thì phải cho xuất khẩu, không nên để tình trạng như một số doanh nghiệp sản xuất gạo hữu cơ tại Cà Mau vì không có giấy phép xuất khẩu nên đã phải đi mua lại hoặc nhờ “ông khác” mới được quyền xuất khẩu.

Thách thức lớn nhất hiện nay là thay đổi thể chế quản lý ngành lúa gạo và chuỗi giá trị lúa gạo theo hướng quản lý chất lượng và thúc đẩy hợp tác liên kết trong chuỗi. Nếu làm được hai vấn đề này thì mới hy vọng cải thiện được năng lực cạnh tranh của gạo Việt Nam. Gạo Campuchia đã vượt qua gạo Việt Nam chỉ đơn giản là gạo của họ “sạch” hơn chúng ta, tức là không bị pha tạp nên ngon và chất lượng tốt hơn. Riêng gạo của Lào thì hơn hẳn Việt Nam.

Chân Hồ (T/h)

Xem thêm: