Hiệp định Hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ký hồi tháng 2/2016 gồm có 12 thành viên là Mỹ, Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Tới tháng 1/2017, tân chính quyền Mỹ của Tổng thống Donald Trump rút hỏi hiệp định này, các thành viên còn lại tiếp tục và hiệp định được gọi là TPP-11. Tới tháng 11/2017, toàn bộ 11 thành viên đã gặp mặt tại Thượng đỉnh APEC Đà Nẵng và quyết định đổi tên TPP thành CPTPP: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. 

Embed from Getty Images

Nguyên thủ các quốc gia tới dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng Việt Nam. Tại đây, 11 quốc gia còn lại của Hiệp định TPP đã nhất trí đổi tên thành CPTPP

CPTPP khác gì với TPP?

GDP của toàn bộ nền kinh tế thành viên của TPP đạt 28,7 nghìn tỷ USD, (chiếm 40% GDP thế giới) phần lớn là nhờ đóng góp của Mỹ. Trong khi đó, CPTPP vì thiếu Mỹ nên tổng GDP còn 10,1 nghìn tỷ USD, chiếm 13,5% GDP thế giới. Quy mô thị trường của CPTPP cũng giảm xuống 499 triệu người từ 822 triệu người.

Về mặt nội dung hiệp định, hầu hết các cam kết thành viên liên quan tới hàng hóa, dịch vụ, mua hàng, đầu tư vẫn giữ nguyên như cũ. Chỉ có 20 điều khoản của TPP bị đình chỉ trong CPTPP. Hầu hết các điều khoản này là do phía Mỹ yêu cầu đưa vào TPP và thuộc phần Tài sản sở hữu Trí tuệ, chẳng hạn quy định bảo vệ bản quyền, mở rộng đăng ký bằng sáng chế, bảo vệ dữ liệu và các quy định về vi phạm liên quan tới bảo vệ các chương trình mã hóa truyền qua vệ tinh và tín hiệu cáp.

Ngoài các điều khoản bị tạm dừng, dưới đây là 4 điều khoản chưa được Việt Nam, Brunei, Canada và Malaysia thông qua:

  • Miễn trừ văn hóa cho Canada;
  • Miễn trừ liên quan tới chế tài thương mại cho Việt Nam;
  • Miễn trừ cho doanh nghiệp nhà nước của Malaysia; và
  • Miễn trừ liên quan tới sản xuất than ở Brunei

Ngoài ra, 11 nước thành viên của CPTPP vẫn chưa thống nhất được hệ thống luật ISDS (Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước), đảm bảo công cụ cho phép nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài kiện các nước vi phạm cam kết đầu tư ban đầu.

Lợi ích của Việt Nam bị suy giảm

Việt Nam bị giảm lợi ích khi Mỹ vắng mặt và TPP trở thành CPTPP. Theo Trung tâm Quốc gia về Thông tin và Dự báo Kinh tế – Xã hội Việt Nam, CPTPP sẽ chỉ giúp GDP Việt Nam tăng thêm 1,32%, ít hơn nhiều so với con số 6,7% nếu còn TPP. Xuất khẩu với CPTPP tăng thêm 4%, trong khi nếu còn TPP là  15%. Nhập khẩu cũng bị giảm xuống còn chỉ tăng 3,8% từ co số 10,5% do vắng Mỹ.

Lợi ích giảm thuế của Việt Nam cũng bị giảm từ 6,79% xuống còn 1,1%, tính theo GDP.

Việt Nam được gì?

Mặc dù vắng Mỹ, CPTPP vẫn sẽ đóng góp nhiều cho kinh tế và thương mại Việt Nam. Quan trọng nhất, hiệp định đa phương này sẽ dẫn đến một loạt các thay đổi chính sách để buộc nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa này phải linh hoạt hơn. Việt Nam sẽ được tiếp cận tới những thị trường mới và mở rộng xuất khẩu tại các nước như Canada, Mexico và Peru, những nước hiện tại chưa có thỏa thuận thương mại với Hà Nội. Dự đoán xuất khẩu Việt Nam sẽ tăng thêm 4% nhờ CPTPP.

Các ngành nghề sử dụng nhiều lao động như dệt may, gia công dày dép được hưởng lợi nhiều nhất nhờ xuất khẩu tăng. Song song với đó, nhập khẩu cũng sẽ tăng, nhưng ảnh hưởng không nhiều, bởi Việt Nam đã có thỏa thuận thương mại với hầu hết các quốc gia trong hiệp định mới.

Thêm vào đó, tham gia vào CPTPP sẽ dẫn tới nhiều đổi mới thể chế, chẳng hạn đổi mới luật lao động giúp Việt Nam gia nhập dễ dàng và nhanh chóng hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Thỏa thuận này cũng sẽ giúp Việt Nam cải thiện hệ thống pháp luật, đổi mới thủ tục hành chính và gia tăng đầu tư vào sáng tạo để tăng sức cạnh tranh.

Không có Mỹ, CPTPP cũng là một cơ hội giúp các thành viên tự lập hơn, giảm phụ thuộc vào các nền kinh tế lớn như Mỹ và Trung Quốc.

Hiệp định này sẽ có hiệu lực sau 60 ngày sau khi đạt được ít nhất 6 quốc gia phê chuẩn. Sau đó hầu hết các quy định miễn giảm thuế đối với hàng hóa cũng như các điều khoản đối với dịch vụ và đầu tư sẽ được kích hoạt khi hiệp định có hiệu lực bắt buộc với tất cả 11 thành viên. Các thành viên đang nỗ lực để đạt được mục tiêu này vào thời điểm từ giữa đến cuối năm 2018.

Theo báo cáo của công ty tư vấn đầu tư Dezan Shira & Associates, chuyên nghiên cứu về Việt Nam và Châu Á

Đức Trí (T/h)

Xem thêm: