Trước khi Mỹ chính thức áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc, vào thời điểm Tổng thống Donald Trump mới chỉ đưa ra những tuyên bố về việc việc áp thuế, nhiều người cho rằng việc áp đặt thuế quan này sẽ khiến cho kinh tế toàn cầu bị suy yếu và thậm chí rơi vào suy thoái. Tuy vậy, sự việc đã không hẳn diễn biến như vậy.

Tình huống của Đài Loan cho thấy, mặc dù quy mô thương mại của Đài Loan và Trung Quốc tương đối lớn, khu vực này đã không bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại.

Tong thong Dai Loan Thai Anh Van getty
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (phải) tham dự Lễ khánh thành trụ sở mới của Học viện Mỹ tại Đài Loan. (Ảnh: Ashley Pon/Bloomberg qua Getty Images)

Giảm phụ thuộc Trung Quốc giúp Đài loan đứng vững trước chiến tranh thương mại

Theo một quan chức thương mại Đài Loan: “Sự bùng nổ của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến Đài Loan, vốn đã dành nhiều năm tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc của nền kinh tế vào Trung Quốc và đầu tư vào khu vực Đông Nam Á”.

Ông Liu Shih-chung, Phó chủ tịch Hội đồng phát triển ngoại thương Đài Loan (TAITRA), một tổ chức thúc đẩy thương mại do Chính phủ Đài Loan bảo trợ, cho hay: “Cách tiếp cận của Đài Loan trong việc xử lý những tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung là ‘không hoảng sợ, nhưng chuẩn bị sẵn sàng’.”

Tại diễn đàn Trung tâm Stimson ở Washington diễn ra hôm 12/7, ông Liu nói rằng Đài Loan đã sẵn sàng đa dạng hóa nền kinh tế để thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Đài Loan hiểu rằng, là một quốc đảo nhỏ, sẽ là rủi ro nếu “đặt tất cả trứng vào một giỏ.”

Theo ông Liu, các doanh nghiệp Đài Loan ở Trung Quốc đã bắt đầu dịch chuyển nhà máy sản xuất tới các quốc gia khác ở Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia trong những năm gần đây và các doanh nghiệp đang hoạt động ở Đại Lục thì vẫn chưa có dấu hiệu trải qua cú sốc.

Chúng tôi đã gửi bản nghiên cứu khảo sát tới hơn 200 công ty Đài Loan ở tất cả các thành phố lớn Trung Quốc, hỏi xem họ có cảm thấy bị sốc [từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung] hay không. Hầu hết câu trả lời mà chúng tôi nhận được là các doanh nghiệp đó không có cảm giác như vậy”, ông Liu nói.

Những thiết bị cơ khí và điện thoại thông minh là hai mục chính mà các doanh nghiệp Đài Loan sản xuất ở Trung Quốc và cả hai đều không trong danh sách 6000 loại sản phẩm mà chính quyền Trump dự định áp thuế.

“Tân phương Nam” – Kế hoạch giảm phụ thuộc vào Trung Quốc

Ông Liu cho biết việc các doanh nghiệp Đài Loan chuyển hướng sang Đông Nam Á phản ánh một xu hướng mới được hỗ trợ bởi kế hoạch đầy tham vọng của chính quyền Tổng thống Thái Anh Văn gọi là “Tân phương Nam” (NSP). Chính sách này có hiệu lực từ năm 2016 nhằm thúc đẩy đầu tư thương mại của Đài Loan với các nước láng giềng phía Nam.

Điều đó cho thấy Đài Loan đang mục tiêu giảm phụ thuộc vào Trung Quốc mặc dù chính quyền không chỉ rõ ra điều đó.

Liu Shih chung dailoan epoch
Ông Liu Shih-chung (giữa), Phó chủ tịch Hội đồng Phát triển ngoại thương Đài Loan (TAITRA), phát biểu tại diễn đàn Trung tâm Stimson ở Washington vào ngày 12 tháng 7 năm 2018. (Ảnh: Paul Huang/The Epochtimes)

Ông Liu là một trong những người đầu tiên khẳng định sự thành công của chương trình này. Trước đó vào đầu năm nay, một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) đề cập rằng “quá sớm để khẳng định” sự thành công của chính sách NSP của Đài Loan.

Bên cạnh đó, ông Liu cũng nói rằng chính phủ Modi của Ấn Độ đã làm việc rất chặt chẽ với Đài Loan để phát triển thương mại và mở ra cơ hội đầu tư.

TAITRA đã kết nối hai quỹ đầu tư chung giữa Đài Loan và các đối tác Ấn Độ trong 6 tháng qua, một trong số đó liên quan đến các thiết bị điện tử.

Các doanh nghiệp Đài Loan ở nước ngoài không phải là toàn bộ chiến lược mà NSP giúp giảm sự phụ thuộc của Đài Loan vào Trung Quốc.

Cũng giống như cách Bắc Kinh sử dụng rất nhiều doanh nghiệp Đài Loan hoạt động ở đại lục như con tin chính trị tiềm năng, nhà cầm quyền đại lục cũng cố gắng gây sức ép lên Đài Bắc bằng cách giảm lượng du khách Trung Quốc tới thăm Đài Loan.

Tuy nhiên, khách du lịch từ Thái Lan và Philippines đến quốc đảo này đã tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây, nhờ chính sách miễn visa. Đài Loan cũng đã mở rộng chương trình này tới các nước Đông Nam Á trong một nỗ lực nhằm thu hút khách du lịch.

Theo một thống kê gần đây, sự tăng trưởng trong lượng du khách đến từ Đông Nam Á và ở bất kỳ đâu trong những năm qua đã đủ để bù đắp sự sụt giảm du khách từ Trung Quốc.

Ông Liu thận trọng rằng Bắc Kinh vẫn đang chơi trò “tiếp cận hai mang” để gây áp lực về mặt kinh tế đối với Đài Loan. Bằng chứng là Trung Quốc đang nỗ lực lôi kéo các doanh nghiệp và cá nhân Đài Loan đến Đại Lục theo một chính sách khuyến khích quy mô có tên “gift package” (gói quà).

Nhưng theo ông Liu, những chiêu trò của Trung Quốc sẽ không giành được trái tim của người dân Đài Loan, bởi thế hệ trẻ Đài Loan coi họ là công dân của một quốc gia độc lập với Trung Quốc và nhiều người trong số họ đi tới Trung Quốc vài năm chỉ để kiếm tiền.

Theo The Epochtimes,
Ngọc Hằng

Xem thêm: