Một chuyên gia lâm nghiệp người Đức và nhà khoa học người Canada đã nghiên cứu sự liên lạc giữa cây cối trong nhiều thập kỷ; họ nhận ra rằng chúng là những sinh vật có tính xã hội rất cao.

(ảnh: Johnsmyth.je)
(ảnh: Johnsmyth.je)

Cây có cảm xúc. Chúng có thể cảm nhận đau đớn, và cả những cảm xúc, như sợ hãi.
Cây thích đứng gần nhau và âu yếm.
Có tồn tại tình bạn giữa cây cối.

Trên đây chỉ là một vài trong số các quan sát tuyệt vời của người hiểu ngôn ngữ của cây cối –  ông Peter Wohlleben. Ông là một chuyên gia lâm nghiệp người Đức, tác giả của cuốn sách thuộc loại best-selling “The Hidden Life of Trees.” (Cuộc sống bí ẩn của cây cối)

Ông Wohlleben là một chuyên gia có uy tín với thành tích cải thiện sức khỏe của các khu rừng và nhiều nghiên cứu khoa học về đời sống của cây. Ông mô tả rằng cây cối trong rừng cũng có những mối quan hệ xã hội.

Ông đã có thí nghiệm chứng minh rằng nhờ việc được đối xử như con người mà sức khỏe và sức chịu đựng của cây cối trong khu rừng được tăng lên. “Cây cối thường làm bạn với nhau. Ta thấy các tán cây dày thường không che lên các cây khác vì chúng không muốn chặn ánh sáng của bạn bè”, ông nói.

“Chúng có thể đếm, học hỏi và ghi nhớ; chăm sóc cây hàng xóm bị bệnh, cảnh báo cho nhau về những mối nguy hiểm bằng cách gửi tín hiệu điện qua mạng lưới Internet rễ cây và giữ cho các gốc cây cổ thụ đã bị chặt sống qua nhiều thế kỷ bằng cách cung cấp một dung dịch đường qua rễ của chúng.”

Ông Wohellenben thích dùng ngôn ngữ bình dị, giàu hình ảnh và cảm xúc, thay cho ngôn ngữ khoa học khô cứng, ví dụ ông từng nói: “Cây cối cũng cho con cái của chúng bú”.

(ảnh qua metabili.com)
(ảnh qua metabili.com)

Tương tự như chuyên gia lâm nghiệp Wohellenben, nhà sinh thái rừng Suzanne Simard đến từ Đại học British Columbia, Canada đã có 30 năm tập trung vào việc tìm hiểu cách thức liên lạc giữa cây cối. Bà Simard cho biết trong bài thuyết trình TED:

“Loài người chúng ta luôn luôn bảo vệ con cái, và tôi tự hỏi, cây thông họ Douglas có thể nhận ra người thân của nó, ví dụ như cây mẹ đã già và cây con của nó hay không? Vì vậy, chúng tôi làm một thí nghiệm: chúng tôi trồng các cây mẹ với cây con của nó và các cây con lạ khác và phát hiện ra rằng cây cối phát hiện ra họ hàng của chúng.

Cây mẹ bao bọc cây con với mạng rễ lớn hơn. Cây mẹ cũng gửi cho cây con nhiều cacbon qua hệ thống rễ. Chúng thậm chí còn giảm bớt kích thước gốc của mình để nhường khoảng không cho cây con của chúng. Khi cây mẹ bị thương hoặc chết, chúng cũng có thể gửi các thông điệp để truyền lại sự khôn ngoan của chúng cho các cây con thế hệ tiếp theo.

Vì vậy, chúng tôi đã sử dụng kỹ thuật tìm kiếm đồng vị để truy tìm dấu vết cacbon di chuyển từ thân của một cây mẹ bị thương xuống mạng rễ và đi vào mạng rễ cây con bên cạnh, không chỉ cacbon mà còn cả tín hiệu cảnh báo nguy hiểm. Và hai hợp chất này đã làm tăng sức đề kháng của những cây con đối với áp lực trong tương lai. Vì vậy, cây có thể nói chuyện với nhau.”

(ảnh: Wiki)
(ảnh: Wiki)

Ông Wohlleben đã hợp tác với Suzanne Simard để cho ra đời một bộ phim tài liệu có tên Intelligent Trees (Trí tuệ của cây cối). Trong đó có đoạn:

“Cây cối không chỉ là những thân gỗ đang chờ đợi để được đốn hạ và biến thành đồ nội thất, các tòa nhà hoặc trở thành củi. Chúng cũng không chỉ những sinh vật sản xuất ra oxy hoặc làm sạch bầu không khí cho chúng ta. Chúng là những cá thể sống có cảm xúc, có tình bạn, có ngôn ngữ chúng và biết chăm sóc nhau.”

Như Wohlleben nói trong trailer dưới đây, “Có tồn tại tình bạn giữa các cây cối. Chúng có thể hình thành liên kết giống như một đôi vợ chồng già, người ngày chăm sóc người kia.”

Và, chúng ta cũng tin rằng trong thực tế có tồn tại tình bạn giữa cây cối và con người.

Video bài thuyết trình TED rất bổ ích (phụ đề tiếng Việt) của bà Suzanne Simard:

Theo TreeHugger.com
Thiện Tâm tổng hợp