Cán cân thương mại trong tháng 7 ước tính thâm hụt 300 triệu USD. Tính chung 7 tháng đầu năm 2017, Việt Nam nhập siêu 3,1 tỷ USD, bằng 2,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 14,7 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 11,6 tỷ USD.

can can thuong mai 7 thang dau nam 2017
(Số liệu: TCTK | Đồ họa: Trí thức VN)

Theo số liệu Tổng cục thống kê, 7 tháng đầu năm tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 115,2 tỷ USD, tăng trưởng 18,7% so với cùng kỳ năm 2016; trong khi đó nhập khẩu ở mức 118,3 tỷ USD, tăng trưởng 24%.

Tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu cao hơn tốc độ tăng của xuất khẩu đã khiến thâm hụt thương mại 7 tháng đầu năm lên mức 3,1 tỷ USD, bằng 2,7% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu.

Xuất khẩu tăng trưởng 18,7%, trong khi tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu nhanh hơn, ở mức 24%.

Theo khu vực kinh tế

xuat khau - nhap khau theo khu vuc kinh te
(Số liệu: TCTK | Đồ họa: Trí thức VN)

Trong 7 tháng đầu năm 2017, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 14,7 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 11,6 tỷ USD. Như vậy, có thể thấy cán cân thương mại của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào khối kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Thị trường xuất khẩu lớn

cac thi truong xuat khau lon
(Số liệu: TCTK | Đồ họa: Trí thức VN)

Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 23,4 tỷ USD, tăng 9,9%. Trong khi đó thị trường Trung Quốc tiếp tục có mức tăng trưởng cao nhất: 42,6% so với cùng kỳ năm 2016.

Thị trường nhập khẩu lớn

cac thi truong nhap khau lon
(Số liệu: TCTK | Đồ họa: Trí thức VN)

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với 31,7 tỷ USD trong 7T.2017, trong khi đó hàng hoá nhập khẩu từ Hàn Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất với 50,8%.

Cán cân thương mại với các nước

can can thuong mai so voi cac nuoc
(Số liệu: TCTK | Đồ họa: Trí thức VN)

Trong quan hệ song phương với các nước, Việt Nam thâm hụt thương mại với Hàn Quốc nhiều nhất, luỹ kế 7 tháng đầu năm 2017 đã thâm hụt -19,1 tỷ USD; kế đến là Trung Quốc với mức thâm hụt -16,2 tỷ USD. Đối với các thị trường trong khu vực ASEAN, chúng ta cũng tỏ ra lép vế khi nhập siêu từ khối này đã là 3,37tỷ USD sau 7 tháng.

Mỹ và EU chính là hai thị trường tiềm năng lớn mà Việt Nam cần chú trọng, đem về mức thặng dư 32,6 tỷ USD.

Các mặt hàng có số lượng và tốc độ nhập khẩu tăng cao

cac mat hang nhap khau chu yeu
(Số liệu: TCTK | Đồ họa: Trí thức VN)

Các mặt hàng có lượng nhập khẩu nhiều nhất đứng đầu là các máy móc thiết bị, phụ tùng với 21,4 tỷ USD.

Kế đến là các sản phẩm điện tử/máy tính và điện thoại/linh kiện có lượng nhập khẩu lần lượt là 19,2 và 7,3 tỷ USD.

Các mặt hàng có mức xuất khẩu bị sụt giảm

cac mat hang xuat khau giam
(Số liệu: TCTK | Đồ họa: Trí thức VN)

Có 3 nhóm hàng có mức xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2016, trong đó Đá quý và các sản phẩm kim loại quý có mức giảm lớn nhất -52,7%, sau đó là hạt tiêu -18% và sắn -7,5%.

Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực có tốc độ tăng mạnh

cac mat hang xuat khau tang manh
(Số liệu: TCTK | Đồ họa: Trí thức VN)

Cao su, sắt thép, và các sản phẩm công nghệ của các công ty FDI tiếp tục là những sản phẩm xuất khẩu chủ lực, có tốc độ tăng mạnh trong tháng.

Các nhóm hàng xuất khẩu có giá trị trên 1 tỷ USD trong tháng 7

cac mat hang xuat khau tren 1 ty USD
(Số liệu: TCTK | Đồ họa: Trí thức VN)

Chân Hồ

Xem thêm: