Đầu tháng 3/2017, ngọn núi lửa Etna của Ý đã bắn một lượng dung nham đáng kinh ngạc lên bầu trời trong lần phun trào thứ hai kể từ năm ngoái. Sự hoạt động của nó mang đến nguy hiểm cho giao thông hàng không và các làng mạc, nhà cửa xung quanh sườn núi.

Núi lửa Etna phun trào (ảnh: Getty Images)
Núi lửa Etna phun trào (ảnh: Getty Images)

Hiện tượng núi lửa phun trào không hiếm như mọi người nghĩ. Vụ việc của núi lửa Etna mới xảy ra nhất đã thu hút nhiều báo chí đưa tin, nhưng còn rất nhiều các vụ phun trào khác xảy ra khắp thế giới. Thực ra, núi lửa đang phun trào gần như ở mọi nơi. Có thể kể ra: núi lửa duy nhất của Ấn Độ hoạt động trở lại sau 150 năm, 4 núi lửa chính của Iceland được dự báo sắp phun trào…

Điều này đặt ra câu hỏi: Điều gì đang xảy ra trong lõi của Trái Đất?

Núi lửa nào đang phun trào hay được dự báo sắp phun trào?

Theo tổ chức Volcano Discovery, trên thế giới, có tới 35 núi lửa đang phun trào trong hiện tại hoặc vừa mới phun trào. Ngoài ra còn có nhiều núi lửa khác đang ở mức cảnh báo và các núi lửa đang hoạt động có thể phun trào bất cứ lúc nào (dù ít khả năng xảy ra).

Theo tổ chức Thăm dò địa lý Hoa Kỳ (USGS), hiện tại thứ gì đó bên trong Trái Đất đang làm cho nham thạch được đẩy lên qua hàng loạt núi lửa trên thế giới.

Núi lửa Etna cao 3329m ở phía đông đảo Sicily, Ý phun trào vào ngày 27/2. Thành phố nơi đây đã phải ban bố báo động vàng và thực hiện kế hoạch khẩn cấp, đồng thời ngăn cấm người dân tới gần ngọn núi lửa. Mặc dù không có thương vong, vụ phun trào đã gây ra lo ngại và sợ hãi của người dân sống ở xung quanh.

Núi lửa đảo Barren là núi lửa duy nhất còn đang hoạt động ở Ấn Độ, gần đây nó đã trở nên bất ổn hơn sau khi nằm im lìm trong 150 năm. Nó đã phun trào trong 4 giờ vào tháng 1/2017. Điều gì đã làm cho ngọn núi già cỗi này thức giấc?

Còn ở Iceland, 4 ngọn núi lửa chính của băng đảo này đang cho thấy ngày càng nhiều hoạt động, dự báo nguy cơ phun trào sớm trong tương lai. Một trong số đó, ngọn Katla, đã trở nên hoạt động mạnh nhất trong vòng 4 thập kỉ qua.

Đầu tháng 3 này, ngọn Sinabung nằm ở phía bắc tỉnh Sumatra, Indonesia đã phun trào 7 lần chỉ trong 1 ngày. Khách du lịch và người dân địa phương đã phải đeo khẩu trang và kính bảo vệ để tránh tiếp xúc trực tiếp với khói bụi núi lửa, và hàng ngàn người đã phải sơ tán. Sinabung là vụ núi lửa phun trào thứ 10 chỉ trong vòng 1 tuần trên khắp thế giới.

Núi lửa Sinabung phun khói bụi, ảnh chụp ngày 10/2/2017

Ngày 25/2, Volcano of Fire của Guatemala cũng phun trào – đây là lần thứ 2 trong năm nay. Núi lửa Kilauea ở Hawaii cũng tuôn ra một dòng dung nham mà dân địa phương gọi là “ống vòi rồng” vào ngày đầu năm mới, và kéo dài cho tới nay. Có rất nhiều ví dụ khác về núi lửa phun trào khắp thế giới, một số là hoàn bất ngờ.

Bạn có thể xem bản đồ các núi lửa đang hoạt động tại website của USGS.

Để nói rõ hơn, những vụ núi lửa phun trào này hoàn toàn không có liên quan tới địa điểm địa lý, bạn có thể thấy Iceland và Indonesia nằm cách xa nhau như thế nào. Vậy hẳn có một nguyên nhân sâu xa hơn làm gia tăng hoạt động địa chấn toàn cầu.

Nhưng sự gia tăng này lớn tới chừng nào?

Hãy nhìn vào hoạt động núi lửa trong 17 năm đầu của thế kỉ trước, so với 17 năm đầu thế kỉ này.

(ảnh qua collective-evolution.com)
(ảnh qua collective-evolution.com)
(ảnh qua collective-evolution.com)
(ảnh qua collective-evolution.com)

Theo số liệu của USGS, có 2697 vụ phun núi lửa từ tháng 1/2000 đến năm 2017, trong khi con số này từ tháng 1/1900 đến 1917 chỉ là 97 vụ.

Trong quá khứ, người ta tin rằng biến đổi khí hậu (băng tan nhanh, nước biển dâng lên) gây ra phun trào núi lửa. Tuy nhiên, trong trường hợp ngày nay thì không phải như vậy, vì phun trào núi lửa không phải luôn xảy ra sau biến đổi khí hậu. Người ta dự tính độ trễ lên tới ít nhất 1000 năm thì hậu quả núi lửa mới xảy ra.

Mặc dù vẫn chưa rõ vì sao có quá nhiều núi lửa đồng loạt phun trào như vậy, nhưng có lẽ chúng ta cần tìm hiểu rõ để xác định mức độ nghiêm trọng của vấn đề và xem lại những thay đổi mà con người đã gây ra trong một vài thế kỉ qua.

Có rất nhiều “siêu núi lửa” có thể ảnh hưởng tiêu cực và lấy đi sinh mạng của hàng triệu người, một trong số đó là “Campi Flegrei” ở Ý. Nhiều người đã quên mất các núi lửa có thể trở nên nguy hiểm ra sao, như vụ phun trào đã phá hủy toàn bộ thành phố Pompeii.

Các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra lời giải thích cho sự gia tăng hoạt động núi lửa này. Nhưng nếu xem tự nhiên là một thể thống nhất, chúng ta có thể thấy con người đã đối xử với tự nhiên tệ bạc ra sao: chúng ta đào bới để tìm tài nguyên, và thải đủ loại hóa chất ra môi trường. Từ quan điểm năng lượng mà nói, những vụ phun trào có thể là lời đáp lại cho cách chúng ta đối xử với môi trường. Rốt cuộc, nếu ai đó cứ đối xử tệ và bóc lột bạn, thì bạn hẳn sẽ rất dễ “phát nổ”, phải không?

Video mô phỏng số lượng tất cả các vụ phun núi lửa trong 15 năm đầu của thế kỉ 21:

Theo ET, Collective-evolution,
Phong Trần tổng hợp

Xem thêm: