Các cuộc đối thoại giữa tôn giáo và khoa học đã tồn tại từ rất xa xưa, tối thiểu là từ thời Plato, Aristotle và Leibniz. Trước thế kỷ 17, mục tiêu của khoa học là sự minh triết, sự hiểu biết về trật tự tự nhiên và sống một cách hài hòa với nó.

Bắt đầu từ “cuộc cách mạng lượng tử” khoảng 70 năm về trước, nhiều nhà khoa học đã tìm ra sự tương đồng đáng ngạc nhiên giữa các kết quả nghiên cứu của họ và tôn giáo thần bí, siêu việt.

Heisenberg, Bohm, Schrodinger, Eddington, Einstein – những nhà khoa học nổi tiếng – tất cả đều có quan điểm rằng thế giới là huyền bí, thuộc về tinh thần. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu sự tương đồng giữa quan điểm khoa học của họ và những điều được nói đến trong tôn giáo và tín ngưỡng.

—***—

Phần 1: Vũ trụ và não bộ là những toàn ảnh (hologram) – sự tương đồng giữa tôn giáo và khoa học hiện đại

Toàn ảnh ba chiều hologram là gì?

Gottfried Wilhelm Leibniz Bernhard Christoph Francke
Gottfried Leibniz (ảnh: Wiki)

Khoảng 3 thế kỷ trước, nhà bác học, triết học Gottfried Leibniz, người phát minh ra tích phân và vi phân, đã cho rằng một thực tại siêu hình nằm ở dưới và tạo ra vũ trụ vật chất. Trong tác phẩm “Monadology”, Leibniz viết:

“Mỗi phần của vật chất có thể xem như một vườn đầy cây cối, và một ao đầy cá. Nhưng mỗi nhánh cây, mỗi con động vật, mỗi giọt vật chất của nó, cũng là một vườn cây hoặc một ao cá như vậy”.[1]

Phát hiện ra phép tích phân của Leibniz 300 năm trước đã cho phép nhà vật lý người Hungary Dennis Gabor phát minh ra toàn ảnh (ảnh ba chiều – hologram) vào năm 1948, khám phá này sau đó đã giúp ông đoạt giải Nobel.

Thực chất, hologram là một ảnh hai chiều (2D), song khi được nhìn dưới những điều kiện chiếu sáng nhất định thì tạo nên một hình ảnh ba chiều (3D) trọn vẹn. Mọi thông tin mô tả vật thể 3D đều được mã hoá trong mặt biên 2D. Như vậy chúng ta có hai thực tại hai chiều và ba chiều tương đương với nhau về mặt thông tin. [2]

Tính chất quan trọng nhất của toàn ảnh (hologram) là nếu chỉ lấy một phần bất kỳ nào của nó, người ta cũng có thể khôi phục được toàn bộ hình ảnh ba chiều của vật. Nghĩa là, theo một khía cạnh nào đó, mỗi phần của toàn ảnh có chứa sự toàn thể.

toan anh dong ho
Ảnh ba chiều hologoram quảng cáo cho một chiếc đồng hồ (ảnh: 3dbaz.com)

Khoảng 30 năm trước, giáo sư khoa học thần kinh Karl Pribram tại Đại học Standford, Mỹ, tác giả cuốn sách nổi tiếng Các ngôn ngữ của não bộ (Languages of the Brain) và giáo sư vật lý lý thuyết David Bohm Đại học Lodon, Anh – người đã từng làm việc với Einstein, đã đề xuất các lý thuyết khoa học có nét tương tự đến ngạc nhiên với các tín ngưỡng truyền thống huyền bí của phương Đông và phương Tây.

Bước đột phá này hoàn thành các dự đoán rằng một lý thuyết vật lý được chờ đợi từ lâu sẽ (1) mô tả dựa trên toán học lý thuyết và (2) thiết lập cái được gọi là “siêu nhiên” như là một phần của tự nhiên.

Phân tích quan điểm khoa học của Bohm và Pribram được Giáo sư, Tiến sỹ vật lý Cao Chi – chuyên gia hàng đầu về vật lý hạt nhân Việt Nam tỏ ra rất tâm đắc.  

Vũ trụ là một toàn ảnh (hologram)?

Điều ngạc nhiên là mặc dù làm việc ở hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, nhưng cả hai nhà khoa học này lại cùng đi đến những kết luận giống nhau. Bohm đi đến kết luận về tính toàn ảnh của vũ trụ sau nhiều năm không hài lòng với cách giải thích các hiện tượng vi mô theo thuyết lượng tử, còn Pribram là vì sự thất bại của các lý thuyết sinh học cổ điển đối với những bí ẩn trong sinh lý học thần kinh (neurophysiology). [3]

Nguyên lý toàn ảnh có thể dẫn đến một triết học sâu sắc. David Bohm quan niệm rằng thực tại mà chúng ta tiếp xúc hằng ngày chỉ là một loại ảo tưởng giống như một bức tranh toàn ảnh. Dường như thực tại có hai mức: một mức ở sâu hơn gọi là mức tiềm ẩn (cuộn lại) /implicate (enfolded) và một mức gọi là mức tường minh (mở ra) /explicate (unfolded). Một film toàn ảnh và hình ảnh nó tạo ra là ví dụ của hai mức tiềm ẩn và tường minh. Cuộn film thuộc mức tiềm ẩn vì hình ảnh được mã hóa trong các dạng giao thoa chứa trong film, còn hình ảnh chiếu ra thuộc mức tường minh vì các giao thoa mã hóa được mở ra (unfolded). [3]

Nói một cách ngắn gọn, Bohm cho rằng, vũ trụ dường như là một bức toàn ảnh vĩ đại, với mỗi phần trong một toàn thể và một toàn thể lại ở trong mỗi phần.

vu tru toan anh 2
(ảnh: phys.org)

Bohm cho rằng phân biệt thế giới sống (living) và không sống (non-living) là điều vô nghĩa. Vì mỗi phần của một bức toàn ảnh đều chứa thông tin của toàn ảnh cho nên mỗi bộ phận của vũ trụ đều chứa thông tin của toàn vũ trụ. Điều đó có nghĩa là nếu biết cách tiếp cận thì có thể tìm thấy thiên hà Andromeda ngay trong bàn tay của chúng ta. [3]

>> Nghiên cứu thần kinh học: Có một vũ trụ đa chiều trong bộ não chúng ta

Não bộ cũng là một toàn ảnh (hologram)?

Pribram xuất phát từ việc tìm hiểu não bộ lưu trữ trí nhớ bằng cách nào và ở đâu. Trong những năm 1940 người ta tin rằng trí nhớ nằm trong não bộ. Mỗi dấu vết trí nhớ gọi là một engram, tuy chẳng ai biết engram được cấu tạo bằng gì. Các nghiên cứu của Pribram dẫn đến kết luận quan trọng: trí nhớ không được lưu trữ tại bất kỳ nơi nào trong não bộ, mà bằng một cách nào đó lan truyền và phân bố trong toàn não bộ. [3]

Trí nhớ được xem như là những xung lượng thần kinh đan chéo chằng chịt trong não bộ tương tự như những hình ảnh giao thoa tia laser trên một diện tích của hologram. Nếu như một phần của hologram có khả năng tái tạo toàn ảnh của một vật thì mỗi phần của não bộ cũng chứa tất cả thông tin để phục hồi toàn bộ trí nhớ. [3]

vu tru toan anh bo nao
(ảnh: shutterstock)

Các lý thuyết của Bohm và Pribram đã tạo nên một quan điểm sâu sắc về nhận thức luận đối với thế giới khách quan: toàn bộ vũ trụ là một toàn ảnh, bộ não là một hologram cuộn vào, trong vũ trụ toàn ảnh (the brain is a hologram enfolded in a holographic universe). [3]

Rộng hơn, mọi thành phần của vũ trụ ở một mức sâu đều liên thông với nhau (interconnectedness) và ngược lại, toàn vũ trụ hiện hữu trong mỗi bộ phận (“whole in every part”). Theo Bohm, ta thấy được những thực thể riêng biệt vì ta chỉ nhìn được một khía cạnh của thực tại. Các thực thể riêng biệt đó chỉ là những bóng ma (eidolon) còn vũ trụ tự thân là một hình chiếu, nói cách khác là một hologram. [3]

Các electron của nguyên tử carbon trong não bộ con người liên thông với các nguyên tử của mỗi con cá hồi đang bơi, của mỗi quả tim đang đập và của những vì sao đang chiếu sáng trên bầu trời. [3]

Chẳng phải cách mà các hành tinh quay quanh mặt trời cũng giống hệt như cách các electron chuyển động quanh hạt nhân nguyên tử hay sao? Những mô thức này tồn tại ở cả vũ trụ vĩ mô và thế giới vi mô.

Vì sự liên thông phổ quát này mà trong vũ trụ toàn ảnh, thậm chí không gian và thời gian không còn là cơ bản nữa. Những khái niệm như tọa độ và thời điểm sẽ không còn ý nghĩa trong một vũ trụ nơi không vật gì được tách rời với vật khác trong không gian và thời gian. Tại mức sâu hơn này, thực tại là một siêu hologram trong đó quá khứ, hiện tại và tương lai quyện vào nhau và tồn tại đồng thời. Tại mức sâu của siêu hologram, nếu tìm được phương pháp thích hợp, chúng ta có thể làm tái hiện được những cảnh tượng từ quá khứ xa xôi. [3]

>> Có một ý thức vĩ đại kết nối tâm trí mỗi chúng ta và giữa vạn vật

Sự tương đồng giữa tôn giáo và khoa học hiện đại

Có một điều thú vị là: các tôn giáo và một số tín ngưỡng từ xa xưa trên trái đất đã nhìn nhận rằng vạn sự vạn vật trong vũ trụ, bao gồm cả con người, đều có mối giao hòa, liên thông và tương tác với nhau. Tại những “thế giới” khác hay chính là các không gian và thời gian khác, vạn sự vạn vật và con người cũng tồn tại những thành phần của bản thân họ ở đó.

Lý thuyết của Đạo gia còn cho rằng “cơ thể người là một tiểu vũ trụ” nằm trong vũ trụ bao la mà con người vẫn thường nhìn thấy. Phật gia giảng rằng mỗi thân thể người đều có sự “đối ứng” với những thiên thể vĩ đại trong vụ trụ, trong có vô số sinh mệnh, những thay đổi tại mỗi người cũng dẫn đến những thay đổi tại những thiên thể xa xôi kia. Những quan điểm này là tương hợp với quan điểm của Bohm cho rằng vũ trụ là một bức toàn ảnh với mỗi phần trong một toàn thể và một toàn thể lại ở trong mỗi phần.

Trong quá trình nghiên cứu, Pribram đã ngạc nhiên và chỉ ra hiểu biết phi thường của các nhà thần bí và các nhà triết học xa xưa về vũ trụ, vạn sự vạn vật và con người, những điều đã đứng vững trước các kiểm chứng của khoa học hàng thế kỷ.

Một trong những ví dụ mà Pribram đưa ra là mô tả siêu hình về tuyến tùng (thể tùng) với vai trò “con mắt thứ ba”. Ngày nay, các nhà khoa học đã có lý giải rằng thể tùng này chính là một con mắt đặc biệt ẩn sâu trong não người. Nó được ví như một cửa sổ bẩm sinh nhìn vào các chiều không gian khác, cho phép những người thực hành tôn giáo, tín ngưỡng và thiền định có thể nhìn được vũ trụ, vạn sự, vạn vật và con người dưới một góc độ khác, chân thực, rõ ràng và siêu việt hơn.

con mat thu ba
Con mắt thứ ba có thể khiến người ta nhìn thấy các cảnh tượng ở không gian khác (ảnh: shunynews)

Pribram cũng thấy rằng cách đây hơn 300 năm, nhà bác học, nhà triết học Gottfried Leibniz đã phát biểu một tư tưởng được gọi là lý thuyết đơn tử (Monadology) hay còn gọi là thuyết đơn nguyên. Ông nói rằng một vũ trụ là do vô số những đơn tử (monad) cấu thành, trong mỗi đơn tử có một vũ trụ hoàn chỉnh. Chính điều này đã giúp cho Dennis Gabor phát minh ra toàn ảnh.

“Những ý tưởng này được đưa ra hàng ngàn năm trước như thế nào trước khi chúng ta dùng đến toán học để hiểu chúng?” Pribram đặt câu hỏi, “Có lẽ trong trạng thái ba chiều – trong miền tần số – 4.000 năm trước là ngày mai”.

Một nhà vật lý lý thuyết và năng-lượng-cao nổi tiếng, Tiến sĩ F. Capra trong cuốn sách nổi tiếng “Đạo của vật lý” đã nói rằng “ở trình độ của khoa học hiện nay, điều được thấy một cách rõ ràng là những điều thần bí hay triết học cổ xưa cung cấp một nền tảng nhất quán cho tất cả lý thuyết khoa học.”[4]

Theo bookhunterclub.com và ET
Thiện tâm tổng hợp

Đón đọc tiếp phần 2

Xem thêm:

Tài liệu tham khảo:

  1. N. Rescher,”G. W. Leibniz’s Monadology,” University of Pittsburgh Press, 1991.
  2. Quantum questions: Mystical Writings of the World’s Great Physicists, edited by Ken Wilber, 2001.
  3. GS-TS. Cao Chi, “Thi sĩ William Blake và vũ trụ toàn ảnh”
  4. F. Capra, “The Tao of Physics,” Shambala, Boston, 2000.