Những hình vẽ trên cao nguyên Nazca cho tới ngày nay vẫn là một trong những bí ẩn thú vị nhất của lịch sử. Ai đã thiết kế và làm nên những hình vẽ này, và vì sao? Làm sao người xưa có thể tạo ra những hình vẽ khổng lồ, chính xác trên mặt đất mà chỉ có thể thấy rõ từ trên cao?

(ảnh: Paul Williams, Flickr/CC BY-SA 2.0)
(ảnh: Paul Williams, Flickr/CC BY-SA 2.0)

Có hơn 13.000 đường thẳng và 800 hình vẽ khổng lồ, đa phần mô tả các động vật, thực vật. Những hình vẽ này mãi tới năm 1927 mới được phát hiện, khi một phi công tên Toribio Mejia Xespe bay qua khu vực và nhìn thấy nhiều hình dạng khổng lồ qua cửa sổ máy bay.

Hình vẽ con vẹt (ảnh: BigStockPhotos)
Hình vẽ con vẹt trên cao nguyên Nazca (ảnh: BigStockPhotos)
Các hình vẽ khổng lồ mô tả động vật trên cao nguyên Nazca (ảnh: ancient-origins.net)
Các hình vẽ khổng lồ mô tả động vật trên cao nguyên Nazca (ảnh: ancient-origins.net)

Trong những năm sau đó, đã có rất nhiều giả thuyết được đưa ra nhằm giải thích cho những hình dạng cỡ lớn này:

  • Nhà nghiên cứu Erich Von Däniken tin rằng các hình vẽ Nazca là một loại “đèn báo hạ cánh” mà chỉ các vị thần mới nhìn thấy, giúp đánh dấu trên mặt đất và đợi sự trở lại của họ tới Trái Đất.
  • Cũng có giả thuyết cho rằng đây là những đường hạ cánh cho tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh.
  • Nhà khảo cổ Maria Reiche cho rằng những đường kẻ này có liên hệ với thiên văn học. Một vài hình vẽ có vẻ tương ứng trực tiếp với các chòm sao mà chỉ xuất hiện trong một vài mùa nhất định. VD: hình vẽ con khỉ tương ứng với chòm sao Đại Hùng, hình Cá heo và Nhện tương ứng với chòm Orion.
  • Nhà nghiên cứu độc lập David JOhnson đưa ra giả thuyết rằng những hình vẽ này đánh dấu các đường nước ngầm, giếng bên dưới cao nguyên. VD: hình thang dùng để chỉ giếng nước bên dưới, chim ruồi (với mỏ dài và nhọn) chỉ một cái giếng lớn. Đây là một giả thuyết thú vị, nhưng chưa giải quyết được nhiều bí ẩn khác của cao nguyên này. Và tại sao phải làm ra những hình vẽ “hoành tráng” đến thế chỉ để đánh dấu mạch nước?
  • Viện Khảo cổ Đức và Viện Khảo cổ vùng Andes cùng chia sẻ một giả thuyết. Họ đã tìm ra các đồ cúng tế trong những hố nhỏ gần các hình vẽ, nên họ cho rằng tất cả những điều này dường như là để cầu xin vụ mùa tốt tươi và có nguồn nước dồi dào.
Hình vẽ của một con cá voi giữa sa mạc (ảnh: Wiki)
Hình vẽ của một con cá voi giữa sa mạc (ảnh: Wiki)

Có lẽ hình vẽ bí ẩn làm các nhà khoa học bối rối nhất chính là con nhện. Các nhà côn trùng học phát hiện rằng đây chính là một loài nhện hiếm nhất thế giới thuộc giống Ricinulei.

Hình con nhện trên cao nguyên Nazca (ảnh: funkz, Flickr/CC BY 2.0)
Hình con nhện trên cao nguyên Nazca (ảnh: funkz, Flickr/CC BY 2.0)

Đây là giống nhện không có ở Peru mà chỉ sống sâu trong vùng xa xôi nhất của rừng Amazon, cách cao nguyên này 1500 km. Về danh tính giống nhện này thì không có gì phải nghi ngờ, nhưng điều đáng kinh ngạc là sự chính xác của hình vẽ. Con nhện này có cơ quan sinh sản ở cuối một chân của nó, mà chỉ có thể quan sát được dưới kính hiển vi. Vì vậy, câu hỏi làm sao mà người cổ đại biết được điều này vẫn còn là một bí ẩn.

Con nhện Ricinulei (ảnh: Cryptocellus goodnighti)
Con nhện Ricinulei (ảnh: Cryptocellus goodnighti)

Ngoài ra, phương pháp thi công cũng còn chưa được xác định: các hình vẽ kéo dài hàng km, một số hơn 8km, 1 số lên tới 65km, và chỉ có thể nhìn rõ toàn bộ khi bay thật cao khỏi mặt đất.

Những bí ẩn vẫn còn đó và chưa có câu trả lời chính thức từ các nhà khảo cổ. Tuy nhiên, Peru và các nước nằm trên dãy núi Andes, trong những năm qua đã xuất hiện rất nhiều cổ vật thú vị, mà khi đặt cạnh nhau có thể cho chúng ta thấy trình độ công nghệ cao cấp của một nền văn minh cổ đại.

Trong phần 2, chúng tôi sẽ phân tích một giả thuyết có nhiều khả năng xảy ra nhất tính tới thời điểm này.

Theo Massimo Bonasorte/ Ancient Origins
Phong Trần biên dịch

Xem thêm: