Nếu bạn nhìn một vài công trình và bức tường cự thạch ở Nam Mỹ, ví dụ tảng đá 12 cạnh ở di chỉ Saksaywaman, Peru, bạn sẽ nhận ra ngay rằng chúng được xếp quá khéo léo, và khít vào nhau đến mức khó tin.

Di chỉ Saksaywaman, Peru: Người cổ đại biết cách làm mềm đá? Tảng đá 12 cạnh nổi tiếng ở Peru (ảnh: Shutterstock)
Tảng đá 12 cạnh nổi tiếng ở Peru (ảnh: Shutterstock)

Sách giáo khoa lịch sử của chúng ta nói rằng người Inca đã sống ở Peru vào thời điểm Tây Ban Nha đi xâm chiếm, và rằng người Inca đã tạo ra tất cả các công trình tìm thấy trong khu vực.

Nhưng làm sao người Inca có thể xây dựng với độ chính xác cực cao một công trình như Saksaywaman – các tảng cự thạch nặng tới 150 tấn, đan xen và khóa vào nhau, mà không có dấu vết của công nghệ cần có?

Lý giải “tiêu chuẩn” là, người Inca bằng cách nào đó đã dùng phương pháp “đoán và thử” để đục đẽo đá bằng công cụ đá, sau đó đặt chúng ta xem có khít không, rồi lại tháo ra và đục đẽo tiếp, v.v…

Phương pháp này rất có khả năng được dùng trong thế kỉ 16 và 17, khi những kẻ xâm chiếm và người truyền giáo quan sát người Inca lao động. Nhưng khi đó, họ chỉ xây dựng với các tảng đá nhỏ hơn nhiều, cũng không có độ chính xác cao như khối đá 12 cạnh. Việc tạo hình cho một khối đá như vậy, với độ khít như vậy mà chỉ dùng búa đá, khả năng là cực kỳ thấp, đặc biệt là khi xử lý các tảng 100 tấn.

Giả thuyết này cũng không ổn khi xét tới việc làm sao người Inca có thể vận chuyển các tảng đá lớn này, trong khi một số mỏ đá nằm cách xa tới 32 km, ở vùng núi xa xôi.

Di chỉ Saksaywaman, Peru: Người cổ đại biết cách làm mềm đá? Toàn cảnh Saksaywaman (ảnh: Wiki)
Toàn cảnh Saksaywaman (ảnh: Wiki)

Việc di chuyển các tảng cự thạch không phải lúc nào cũng là bất khả thi. Nếu mỏ đá ở cao hơn so với điểm xây dựng, và mặt đất khá bằng phẳng, có nhiều không gian và nhiều nhân lực để kéo, thì có thể di chuyển ngay cả những tảng đá khổng lồ. Ví dụ như Tảng đá Sấm làm bệ cho bức tượng Kị sĩ đồng ở St. Petersburg, Nga. Nặng tới 1500 tấn, tảng đá này đã được di chuyển năm 1768, dùng sức người và sự khéo léo sáng tạo của các kĩ sư.

Nhưng đối với một xã hội chỉ có công cụ thô sơ, không tồn tại kĩ thuật tiên tiến, làm sao họ di chuyển các tảng đá 100 tấn qua 32 km đồi núi?

Ít ra thì điều này có nghĩa là, cho dù ai đã xây dựng chúng, họ cũng tiên tiến hơn so với nhận thức của chúng ta về họ. Nhưng những điều người Tây Ban Nha ghi nhận cho thấy người Inca không hề sở hữu kĩ thuật cần thiết để xử lý các tảng cự thạch.

Vì thế, phải chăng ai đó khác đã xây dựng các công trình đáng kinh ngạc này?

Thực ra, chính người Inca cũng xác nhận với người Tây Ban Nha xâm chiếm rằng các công trình này đã ở đó từ rất lâu trước khi người Inca xuất hiện. Người Inca cũng hay bàn luận và phỏng đoán xem làm thế nào người cổ đại có thể xây các bức tường đá tảng xếp khít đến như vậy.

Sách giáo khoa ghi rằng công trình Saksaywaman được hoàn thành năm 1508, nhưng những người sống sau đó chỉ vài thập kỉ, như Garcilaso de la Vega sinh năm 1539 và lớn lên trong vùng, thì lại công khai nói rằng họ không biết các bức tường đã được dựng lên như thế nào. Và mọi người khác cũng không biết.

Có khả năng là người Inca đã xây dựng trên nền của các công trình có sẵn từ trước, và các sử gia Tây Ban Nha đã nhầm lẫn cho rằng họ xây nên toàn bộ công trình. Trường hợp “xây chồng” tương tự đã xảy ra ở ngôi đền Jupiter ở Li-băng.

Văn minh cổ đại không có nghĩa là sơ khai

Di chỉ Saksaywaman, Peru: Người cổ đại biết cách làm mềm đá? Một mảnh tường ở Saksaywaman (ảnh: Wiki)
Một mảnh tường ở Saksaywaman (ảnh: Wiki)
Di chỉ Saksaywaman, Peru: Người cổ đại biết cách làm mềm đá? Các tảng đá khít tới mức một tờ giấy cũng không thể lọt vào giữa (ảnh: Ancient Origins)
Các tảng đá khít tới mức một tờ giấy cũng không thể lọt vào giữa (ảnh: Ancient Origins)

Nếu tồn tại một nền văn minh cổ đại tiên tiến trước người Inca, chúng ta cũng không biết thông tin gì về họ, ngoại trừ khả năng tạo ra các công trình như Saksaywaman.

Cách họ di chuyển các tảng đá cũng vẫn là bí ẩn, tương tự như ở các công trình cự thạch nổi tiếng khác như Đại kim tự tháp Giza. Mặc dù ngày nay chúng ta cũng có thể nâng và di chuyển những tảng đá lớn như vậy, nhưng chúng ta vẫn không công nhận đúng đắn trình độ của người xưa – vốn đã thể hiện quá rõ trên các công trình này.

Tuy nhiên, cũng có một số giả thuyết về cách tạo hình đá của người cổ đại. Vài truyền thuyết địa phương có nói về một loại chất lỏng làm từ cỏ cây, có thể làm cho các tảng đá mềm ra.

Một số nhà thám hiểm nổi tiếng như Percy Fawcett hay Hiram Bingham (người phát hiện ra Machu Picchu) cũng từng nói về các truyền thuyết như vậy. Ngoài ra, Jorge A. Lira, một thầy tu Công giáo, năm 1983 đã nói rằng ông có thể tạo ra dung dịch làm mềm đá này, nhưng không biết làm sao để đá cứng trở lại.

Đáng chú ý, một vài dấu vết trên các tảng đá ở Saksaywaman nhìn rất giống với vết khuôn đúc như của bê tông hiện đại.

Tuy chúng ta vẫn còn đang phỏng đoán, nhưng ít nhất có thể chắc chắn rằng búa đá và kĩ thuật nâng lên hạ xuống đơn thuần không thể giải thích cho sự chính xác và năng lượng cần có để xây dựng Saksaywaman. Những công trình như thế này khuyến khích chúng ta tìm hiểu thêm về quá khứ, và nhận ra rằng người cổ đại có thể đã tiên tiến hơn rất nhiều so với chúng ta nghĩ.

Theo Ben Bendig, ET,
Phong Trần

Xem thêm: