Ngày 18/4/2017 vừa qua, tòa án quốc tế tại La Haye (Hà Lan) đã công bố kiến nghị tham vấn dày 60 trang kết luận tập đoàn Monsanto đã hủy diệt môi trường và vi phạm nhân quyền.

Tòa án quốc tế về Monsanto tại La Haye (Hà Lan) mở phiên tòa vào tháng 10-2016. (Ảnh: Greenpeace)
Tòa án quốc tế về Monsanto tại La Haye (Hà Lan) mở phiên tòa vào tháng 10-2016. (Ảnh: Greenpeace)

Tòa kết luận Monsanto kinh doanh các sản phẩm độc hại làm hàng ngàn người thiệt mạng như hoạt chất glyphosate trong thuốc diệt cỏ Roundup, hóa chất 2,4,5-T trong chất độc da cam được máy bay quân đội Mỹ rải trong chiến tranh Việt Nam. Ngoài ra, tòa cũng đánh giá Monsanto đã vi phạm các quy định và xâm phạm các quyền cơ bản trong bảo vệ môi trường, lương thực y tế, tự do nghiên cứu khoa học, tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin…

Đặc biệt là hoạt động thương mại đối với hạt giống biến đổi gien, gây ảnh hưởng đến các quyền về lương thực và y tế vì đã ép buộc nông dân phải chấp nhận các phương thức canh tác xa rời truyền thống.

Monsanto hiện chiếm khoảng 30% thị phần hạt giống toàn cầu, nhưng bán đến 90% hạt giống biến đổi gen (GMO) cho Mỹ – nơi chiếm hơn một nửa sản lượng GMO thế giới.

Mặc dù lịch sử của Monsanto không trực tiếp liên quan đến công nghệ biến đổi gen mà công ty này thực hiện, nhưng cũng giống như việc các bậc phụ huynh sẽ dè chừng không cho con tiếp xúc với kẻ có tiền án tiền sự, qua lịch sử của Monsanto, chúng ta có quyền đặt câu hỏi về đạo đức khoa học của công ty công nghệ sinh học này.

Những sản phẩm đầu độc cả thế giới

Biểu tượng tẩy chay Monsanto trên cánh đồng ở Philippines (ảnh: Greenpeace)
Biểu tượng tẩy chay Monsanto trên cánh đồng ở Philippines (ảnh: Greenpeace)

Monsanto từng là một trong những công ty lớn nhất về hóa chất từ khi thành lập năm 1901.

Trên website chính thức, họ có ghi những giá trị như “tính chính trực, sự tôn trọng, hành vi hợp đạo đức, quan điểm rõ ràng và trung thực.” Nhưng khi xem xét kỹ các sản phẩm của họ trong hàng chục năm qua, những điều họ thực hiện lại dường như trái ngược với tuyên bố này.

1. Phụ gia cách điện – Chất độc PCB

PCB (còn có tên là Aroclor) là hóa chất được Monsanto phát minh ra được sử dụng rộng rãi như một loại phụ gia của chất cách điện trong các thiết bị như máy biến áp, tủ lạnh… PCB là niềm tự hào của Monsanto cho đến khi nó bị cấm tại khắp nơi trên thế giới vì tạo ra những nguy cơ nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người, bao gồm: ung thư, tác động nghiêm trọng đến hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến sinh sản, thần kinh, nội tiết.

Mặc dù bị cấm từ cuối những năm 1970, nhưng những vụ rò rỉ chất độc PCB do Monsanto phát minh trong quá khứ cũng đã gây ra nhiều nỗi kinh hoàng cho hàng vạn nạn nhân trên thế giới: tại Nhật Bản năm 1968; tại New York, Mỹ năm 1977; tại Bỉ năm 1999; tại Michigan, Mỹ năm 2010; tại Anniston, Alabama, Mỹ năm 2002. Chi phí khắc phục phục hậu quả mỗi nơi lên đến hàng trăm triệu USD.

ảnh hưởng về môi trường nước do PCB chỉ riêng tại Mỹ
Tổ chức Water Keeper thống kê ảnh hưởng về môi trường nước do PCB chỉ riêng tại Mỹ

Một tổ chức môi trường của Washington đã công bố các tài liệu nội bộ tuyệt mật của Monsanto bị rò rỉ. Theo đó, Monsanto đã biết rằng PCB là chất cực độc cho con người ngay từ năm 1937. Tuy vậy, họ vẫn cung cấp chúng ra thị trường và gây nên những hậu quả hết sức nghiêm trọng sau đó.

Tài liệu nội bộ của Monsanto cho thấy hãng đã biết PCB (Aroclor) là cực độc cho con người từ năm 1937 (nguồn: chemicalindustryarchives.org)
Tài liệu nội bộ của Monsanto cho thấy hãng đã biết PCB (Aroclor) là cực độc cho con người từ năm 1937 (nguồn: chemicalindustryarchives.org)

Một việc đáng sợ là, trong lá thư gửi cho những nhân viên bán hàng về vấn đề ô nhiễm vào năm 1970, Monsanto đã thông báo sẽ tiếp tục sản xuất và bán các sản phẩm có PCB và “không thể mất một đồng đô la lợi nhuận”. Thực tế là Monsanto đã tiếp tục sản xuất và cung ứng PCB ra thị trường. Hãng cũng thải trực tiếp chất PCB ra mương lộ thiên tại Anniston, Alabama, Hòa Kỳ và che giấu việc gây ô nhiễm môi trường hàng chục năm trước khi bị kiện ra tòa vì có hàng nghìn người dân ở đây bị ung thư.  

Năm 1970, Monsanto nói hãng sẽ tiếp tục bán sản phẩm PCB và “không thể mất một đồng đô la lợi nhuận” (nguồn: chemicalindustryarchives.org)
Năm 1970, Monsanto nói hãng sẽ tiếp tục bán sản phẩm PCB và “không thể mất một đồng đô la lợi nhuận” (nguồn: chemicalindustryarchives.org)

2. Thuốc diệt cỏ 2,4,5-T – chất độc da cam

Chất độc da cam (Agent Orange) là tên gọi khác của thuốc diệt cỏ và làm rụng lá cây 2,4,5-T vì chúng được đặt trong các thùng màu da cam. Chất này được quân đội Mỹ rải xuống các cánh rừng miền Nam Việt Nam nhằm làm rụng lá cây rừng khiến cho đối phương không thể trú ẩn, từ năm 1961 đến 1971.  

Thuốc diệt cỏ 2,4,5-T được đựng trong các thùng có màu da cam (ảnh: naturalsociety.com)
Thuốc diệt cỏ 2,4,5-T được đựng trong các thùng có màu da cam (ảnh: naturalsociety.com)

Monsanto là công ty chủ chốt trong 37 công ty hóa chất của Mỹ sản xuất 2,4,5-T. Hợp đồng chất diệt cỏ 2,4,5-T với quân đội Mỹ cũng là hợp đồng có trị giá lớn nhất trong lịch sử của Monsanto.

WHO đánh giá chất độc da cam là nguyên nhân của nhiều bệnh như ung thư, dị dạng và nhiều rối loạn chức năng. Các cơ quan y tế ở Việt Nam ước tính khoảng 400.000 người đã bị giết hoặc tàn tật, khoảng 500.000 trẻ em ở Việt Nam sinh ra bị dị dạng, dị tật bởi chất độc hóa học này. Chất độc da cam còn làm tổn thương sức khỏe của những người lính Mỹ cũng như quân đồng minh của Mỹ tại Việt Nam có tiếp xúc với chất này.

Vậy liệu Monsanto có biết rằng thuốc diệt cỏ 2,4,5-T có tác hại ghê gớm về mặt sức khỏe đối với người bị phơi nhiễm trước khi chúng được chuyển cho quân đội Mỹ sử dụng? Câu trả lời là có.

Năm 1949, một vụ nổ do tai nạn đã xảy ra tại nhà máy sản xuất 2,4,5-T tại Nitro, West Virginia, Mỹ. Trong các tuần tiếp theo, những công nhân phơi nhiễm với thuốc diệt cỏ này đã xuất hiện các bệnh ngoài da lạ, nôn mửa, và đau đầu dai dẳng. Ban quản lý của Monsanto yêu cầu Raymond Suskind, một bác sĩ tại Phòng thí nghiệm Kettering ở Cincinnati, tiến hành các cuộc theo dõi những người bị ảnh hưởng một cách kín đáo. Liên tục từ năm 1949 đến 1953, Raymond Suskind có các báo cáo về tình hình sức khỏe xấu đi nghiêm trọng của các công nhân này. Năm 1976, trong một phiên tòa của Kemner, một nông dân Mỹ phơi nhiễm chất 2,4,5-T kiện Monsanto, Raymond tiết lộ 13 người trong 36 công nhân phơi nhiễm đã chết ở độ tuổi trung bình 44 tuổi.

Mặc dù biết được tác hại ghê gớm của chất độc da cam bởi nghiên cứu của Raymond Suskind, 2,4,5-T vẫn được Monsanto đưa ra thị trường dân dụng và chuyển cho quân đội Mỹ. Monsanto cũng ngăn cản các công ty hóa chất khác như Dow Chemical tiết lộ về ảnh hưởng đối với sức khỏe của 2,4,5-T trước khi giao chúng cho quân đội Mỹ.

3. rBGH – Hormon tăng trưởng tái kết hợp cho bò

rBGH là hormon tăng trưởng cho bò, có tác dụng tăng lượng sữa của bò lên đến 20%. rBGH được Monsanto gọi với cái tên là Posilac, nó là sản phẩm có nguồn gốc biến đổi gen đầu tiên của Monsanto và được đưa vào thị trường Mỹ từ năm 1994.

Tuy vậy, vào năm 1989, Bác sỹ Samuel Epstein, lãnh đạo tổ chức Liên minh chống ung thư thế giới đã được một người nặc danh gửi cho toàn bộ tài liệu nội bộ của Monsanto từ năm 1984 đến 1989 về các kết quả thử nghiệm trên bò được tiêm hormon trăng trưởng rBGH. Tài liệu này đã cho thấy hormon tăng trưởng rBGH có ảnh hưởng tới buồng trứng và khả năng sinh sản của bò. Ngoài ra, theo Bác sỹ Samuel Epstein, có mối quan hệ giữa nồng độ IGF-1 cao với hormon trăng trưởng rBGH. Và từ năm 1980 người ta cũng đã phát hiện có mối quan hệ giữa nồng độ IGF-1 cao đến bệnh ung thư vú, ung thư ruột và ung thư tuyến tiền liệt. Hormon rBGH này sau đó đã bị cấm ở Châu Âu và Canada. Tuy nhiên, với sự tác động của Monsanto, cho đến nay rBGH vẫn được sử dụng ở Mỹ.

Tranh biếm họa về ảnh hưởng của rGBH đối với sức khỏe con người (ảnh: Bizopro.com)
Tranh biếm họa về ảnh hưởng của rGBH đối với sức khỏe con người (ảnh: Bizarro.com)

4. Roundup – thuốc diệt cỏ có gốc glyphosate

Thuốc diệt cỏ gốc glyphosate có tên Roundup là loại bán chạy nhất trên thế giới, do Monsanto phát minh và đưa vào thị trường năm 1974. Sản phẩm này có sự thành công nhanh chóng vì Monsanto quảng cáo nó có thể tự phân hủy và tốt cho môi trường.

Tuy vậy, đã có báo cáo chỉ ra rằng Roundup chỉ phân hủy 2% sau khi phun 28 ngày. Điều này khiến dư lượng của Roundup trực tiếp đi vào cây trồng, thực phẩm và đất, gây hại cho con người và môi trường. Giáo sư Robert Bellé, nhà nghiên cứu ở CNRS, Pháp đã chỉ ra rằng Roundup làm ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào, nó khuyến khích giai đoạn đầu dẫn đến ung thư của tế bào. Theo các nhà nghiên cứu Samsell và Seneff: “Glyphosate ức chế các enzym cytochrome P450 (CYP), gây ra độc tính đối với loài hữu nhũ… Hậu quả bao gồm rối loạn tiêu hoá, béo phì, tiểu đường, bệnh tim, trầm cảm, tự kỷ, vô sinh, ung thư và bệnh Alzheimer”.

Monsanto đã 2 lần bị tòa án phán quyết là lừa dối trong quảng cáo về Roundup tại Mỹ năm 1996 và tại Pháp năm 2007. Tuy bị nhiều nơi trên thế giới tẩy chay, nhưng Monsanto vẫn tiếp tục sản xuất Roundup và cung cấp trên thị trường. Điều đáng buồn là sản phẩm này vẫn được sử dụng tràn lan ở Việt Nam hiện nay.

Thuốc trừ cỏ gốc glyphosate được quảng cáo ở Việt Nam (ảnh: soha.vn)
Thuốc trừ cỏ gốc glyphosate được quảng cáo ở Việt Nam (ảnh: soha.vn)

Các sản phẩm khác

Ngoài 4 sản phẩm vô cùng độc hại kể trên, Monsanto còn sở hữu một loạt sản phẩm khác cũng đang gây tranh cãi: Đường hóa học Aspartame, đường hóa học Saccharin bị cáo buộc là gây ung thư, ngoài ra còn có chất dẻo tổng hợp polystyrene, được EPA đánh giá là tạo ra tổng số chất thải nguy hại nhiều nhất trong quá trình sản xuất.

Qua lịch sử của Monsanto, liệu chúng ta có an tâm và tuyệt đối tin tưởng khi Monsanto nói rằng thực phẩm biến đổi gen là hoàn toàn vô hại cho con người, động vật và môi trường?

Nhiều người vẫn cho rằng GMO không gây hại đối với con người, hoặc chưa có bằng chứng rõ ràng về tác dụng gây hại của nó đối với con người, tuy nhiên đã xuất hiện các thí nghiệm trên động vậttế bào người chứng minh rằng GMO thực sự nguy hại cho con người. Ngoài ra, có nhiều báo cáo đã chứng minh rằng GMO cũng trực tiếp gây ra những phá hủy nghiêm trọng đến thế giới tự nhiên. Vì lý do đó, Nhật, Hàn Quốc, Nga và nhiều nước châu Âu… đã cấm GMO.

Phim tài liệu (thuyết minh tiếng Việt) : Cây trồng biến đổi gen – Thế giới của Monsanto

Trong bài tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về chiến lược mà Monsanto đưa sản phẩm GMO ra thị trường Mỹ và thế giới.

Thiện Tâm (t/h)

Xem thêm:

Tài liệu tham khảo: