Ở Pháp, lò phản ứng nhiệt hạch lớn nhất thế giới đang được xây dựng. Tên tiếng Anh của nó là International Thermonuclear Experimental Reactor (ITER). Lò phản ứng này có thể đưa đến một kỷ nguyên năng lượng sạch mới. Gần đây người ta đã đạt được một cột mốc mới, đó là hoàn thành một nửa dự án.

Có tới 6 quốc gia kết hợp với nhau để xây dựng lò phản ứng ITER, đó là Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhận Bản, Nga và Hàn Quốc. ITER sẽ sử dụng phản ứng nhiệt hạch để tạo ra năng lượng.

Phản ứng nhiệt hạch (hay còn gọi là phản ứng hợp hạch) là quá trình 2 hạt nhân hợp lại với nhau để tạo nên một nhân mới nặng hơn, nó trái với phản ứng phân hạch. Nguồn năng lượng của Mặt Trời cũng là đến từ loại phản ứng nhiệt hạch này.

Phản ứng nhiệt hạch hứa hẹn một tương lai hạt nhân sạch và an toàn hơn phản ứng phân hạch đang được dùng hiện nay, bởi mật độ năng lượng rất cao (hơn hàng chục lần mật độ năng lượng của nhiên liệu phân hạch), hoàn toàn không gây ô nhiễm môi trường (nếu nhiên liệu là các đồng vị hydro như deuteri, triti thì sản phẩm thải là heli, khí hiếm hoàn toàn không gây bất kì ảnh hưởng nào đến môi trường).

>> Cuộc tranh cãi về ‘lò phản ứng hạt nhân’ cổ đại ở Gabon, châu Phi

Hiện nay chúng ta chưa từng xây dựng thành công lò phản ứng nhiệt hạch nào đủ để cung cấp năng lượng cho một thị trấn nhỏ, chứ chưa nói đến một thành phố, tỉnh hay quốc gia. Nhưng lò phản ứng ITER có thể làm được điều này.

lo phan ung iter
Toàn cảnh dự án Lò phản ứng nhiệt hạch ITER đang xây dựng (ảnh: ITER)

Các quốc gia đã bắt đầu kế hoạch xây dựng ITER từ 10 năm trước và dự định hoàn thành vào năm 2023. Nhưng có quá nhiều thứ ngoài dự kiến phát sinh khiến người ta phải lùi thời gian kết thúc vào năm 2035.

ITER được mô tả là dự án khoa học phức tạp nhất trong lịch sử. Dự án yêu cầu hydro ở trạng thái plasma được làm nóng tới 150 triệu độ C – gấp 10 lần so với lõi của Mặt Trời. Một lò phản ứng hình vành khăn gọi là kotamak, với những thanh nam châm khổng lồ, sẽ giữ cho phần plasma siêu nóng tránh xa khỏi các bức tường của bệ chứa. Để làm được điều đó, các thanh nam châm cần được làm lạnh đến -269 độ C.

Đạt đến được giai đoạn này của dự án, các kỹ sự cũng đã thực hiện được một số kỳ công trong ngành xây dựng, ví dụ như sản xuất hơn 100.000 km các thanh siêu dẫn niobi-thiếc để chế tạo nam châm. Họ đã phải huy động 9 nhà cung cấp, sản xuất trong 7 năm.

Dự án này hiện vượt qua ngân sách đến 4 lần và một số người còn đang chất vấn rằng liệu công nghệ này có thể thành công hay không. Dự tính chi phí để hoàn tất cỗ máy là khoảng hơn 20 tỷ USD. Khó khăn là chắc chắn, bởi mô phỏng và kiểm soát được cách Mặt Trời vận hành để tạo ra năng lượng là không hề dễ dàng.

Theo Business Insider,
Thành Đô

Xem thêm: