Một trong những kẻ địch khó đối phó nhất của tàu sân bay hùng mạnh là những sinh vật không có xương sống, thậm chí không có não: những con sứa khổng lồ.

Tàu sân bay của Trung Quốc có thể bị chết máy giữa biển, chỉ vì... những con sứa
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc (ảnh qua news.usni.org)

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang tên Liêu Ninh được đóng ở Đại Liên và thường tập trận ở khu vực biển Hoàng Hải. Vùng biển này đã bùng nổ số lượng sứa trong thời gian gần đây, đặc biệt là loại sứa Nomura, một trong những loại động vật không xương sống lớn nhất thế giới với cân nặng mỗi con có thể lên tới 200 kg.

Tàu sân bay của Trung Quốc có thể bị chết máy giữa biển, chỉ vì... những con sứa
Sứa Nomura có kích thước khá ấn tượng (ảnh qua wikia.com)

Mặc dù Liêu Ninh không phải là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân nhưng nó cần hút nước để làm mát. Nếu nước biển đầu vào bị tắc thì cũng khiến cho hệ thống bị nóng lên nhanh chóng, làm các thiết bị hỏng hóc và thậm chí gây ra hỏa hoạn.

Để xử lý vấn đề gây đau đầu này, các kỹ sư tại Viện nghiên cứu Thủy sản và Đại dương Liêu Ninh đang phát triển một loại máy “xé sứa” như mô tả ở dưới hình dưới đây.

Tàu sân bay của Trung Quốc có thể bị chết máy giữa biển, chỉ vì... những con sứa
Máy xé sứa (Ảnh: SCMP)

Cụ thể người ta dùng một chiếc tàu chạy nhanh, kéo theo một chiếc lưới dài hàng trăm mét, phía cuối có gắn những lưỡi dao bằng thép sắc để cắt sứa. Chiếc máy này sẽ cắt mọi con sứa ra thành mảnh nhỏ cỡ khoảng 3cm, chỉ bằng 1/10 con sứa thông thường và xóa sổ đàn sứa để dọn đường cho chiếc hàng không mẫu hạm.

Tuy vậy còn có vấn đề về môi trường: chiếc máy sẽ tạo các mảnh xác sứa gây ô nhiễm và làm nước đục trong 4 ngày. Sau 1 tuần, xác chết phân hủy toàn bộ và nước mới trong trở lại – theo kết quả thí nghiệm của nhóm nghiên cứu. Ngoài ra còn mối lo rằng các xúc tu của sứa có thể trôi dạt vào bờ gây ra dị ứng da, bỏng rát và thậm chí tử vong cho người tắm biển.

Nhóm nghiên cứu cũng thử nghiệm một giải pháp khác, đó là bơm một lượng khí lớn xuống đại dương để tạo ra rất nhiều bong bóng. Bong bóng sẽ đẩy sứa lên mặt nước và người ta sẽ diệt chúng bằng thuốc trừ sâu. Tuy vậy cách này không được thân thiện với môi trường lắm vì thuốc trừ sâu có thể giết chết cả những loài động vật biển khác.

>> 21 bức ảnh cho thấy sự đồ sộ của các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ

Vì sao sứa lại phát triển mạnh ở vùng biển của Trung Quốc?

Lý do cho sự bùng nổ số lượng sứa ở vùng biển Trung Quốc đã được đưa ra bàn luận khá sôi nổi. Có ý kiến cho rằng vì Trái Đất nóng lên, nên nhiệt độ vùng biển cũng ấm hơn, thích hợp cho sự sinh trưởng của sứa.

Một nhà nghiên cứu tại viện sinh thái học Thanh Đảo lại cho rằng sự ô nhiễm ở vùng biển này đã cung cấp nhiều thức ăn cho các loài vi sinh vật như rong biển, rong biển lại là thức ăn cho sứa.

Còn một ý kiến khác nữa liên quan đến cá mập, vì cá mập là kẻ săn mồi chính của sứa. Hàng năm có tới 100 triệu con cá mập bị giết, một số trong đó dùng làm súp vi cá – món đặc sản ở Trung Quốc. Mặc dù nhu cầu cho loại súp này đã giảm trong những năm gần đây nhưng số cá mập vẫn giảm mạnh. Một số nhà khoa học tin rằng chính điều này là nguyên nhân cho sự bùng nổ số lượng sứa.

USSRONALDREAGANgoodshot
Tàu USS Ronald Reagan tại Eo biển Magellan năm 2004 (ảnh: US Navy)

Không chỉ gây rắc rối ở Trung Quốc, năm 2006 đàn sứa đã từng khiến cho tàu sân bay USS Ronald Reagan phải ngừng hoạt động trong chuyến thăm thành phố Brisbane của Australia. Năm 2009, một tàu đánh cá của Nhật đã bị lật vì có đầy sứa Nomura trong lưới mà người lái tàu vẫn cố cất lưới.

Thành Đô tổng hợp

Xem thêm: