Nằm trên độ cao gần 3.900 mét so với mực nước biển, thành phố cổ Tiwanaku và di chỉ cự thạch Puma Punku cách đó chỉ vài trăm mét là hai địa điểm khảo cổ bí ẩn nhất thế giới của Bolivia.

Hai công trình này không chỉ gây sửng sốt cho thế giới về kỹ thuật chế tạo đá hết sức cao, mà còn hé lộ về một nền văn minh tiền sử đã biến mất.

Phần 1: Di chỉ đá Puma Punku có phải đã được ‘khoan cắt’ bằng công nghệ tiên tiến?

Trong phần 2, chúng ta sẽ tìm hiểu kiến thức thiên văn ẩn chứa trong thành phố cổ Tiwanaku và phương pháp tính độ tuổi của di chỉ này.

Kiến thức thiên văn ẩn chứa trong công trình ở Tiwanaku

Cho đến nay, nhiều nhà khảo cổ dòng chính vẫn cho rằng Tiwanaku là một quần thể công trình dành cho các nghi lễ tín ngưỡng. Tuy nhiên nhà văn, nhà nghiên cứu Arthur Posnansky (1873–1946) và nhà nghiên cứu về Atlantic, Jim Allen đã phát hiện rằng ban đầu Tiwanaku được xây dựng cho mục đích quan sát thiên văn nhằm tính được chính xác ngày tháng và mùa trong năm.

Cụ thể, Arthur Posnansky và Jim Allen xác định 11 cột đá nằm ở bức tường phía tây của đền Kalasasaya chính là một hệ thống lịch đá cổ đại. Nếu đứng tại vị trí cách viên đá trung tâm 52,5m và nhìn về phía bức tường này để quan sát thì sẽ xác định được các ngày, tháng trong năm dựa theo vị trí tương quan của Mặt Trời với các cột đá.

Bức tường lịch đá và điểm quan sát vị trí Mặt Trời để tính ra lịch trong năm (ảnh: atlantisbolivia.org)
Bức tường lịch đá và điểm quan sát vị trí Mặt Trời để tính ra lịch trong năm (ảnh: atlantisbolivia.org)
Hệ thống bức tường lịch đá gồm 11 cột đá bên cạnh cổng Mặt Trời (ảnh: atlantisbolivia.org)
Hệ thống bức tường lịch đá gồm 11 cột đá bên cạnh cổng Mặt Trời (ảnh: atlantisbolivia.org)

Jim Allen đã phát hiện rằng hệ thống lịch thiên văn được biểu diễn ở Kalasasaya là hệ thống lịch một năm bao gồm 10 tháng, mỗi tháng có 36,52 ngày hoặc 20 nửa tháng, mỗi nửa tháng có 18,26 ngày, một năm có 365,24 ngày. Vị trí Mặt Trời đứng tại cột đá ở giữa tương ứng với ngày xuân phân (tương ứng ngày 20/3 lịch hiện đại 12 tháng hiện nay) hoặc thu phân (tương ứng ngày 22/9 lịch hiện đại 12 tháng hiện nay), vị trí Mặt Trời đứng tại cột đá ngoài cùng bên trái và ngoài cùng bên phải tương ứng với các ngày hạ chí (21/6) và đông chí (21/12).

Vị trí của Mặt Trời tương quan với các cột đá khi nhìn từ cổng Mặt Trời biểu diễn các ngày tháng trong năm theo hệ lịch 10 tháng (ảnh: atlantisbolivia.org)
Vị trí của Mặt Trời tương quan với các cột đá khi nhìn từ cổng Mặt Trời biểu diễn các ngày tháng trong năm theo hệ lịch 10 tháng (ảnh: atlantisbolivia.org)

Phát hiện cho thấy hệ thống lịch đá cổ đại tại Kalasasaya biển diễn chính xác 365,24 ngày trong một năm quả thực mang đến cho chúng ta sự sửng sốt lớn. Điều này chứng tỏ những người xây dựng quần thể các công trình tại Tiwanaku không chỉ có kỹ thuật xây dựng rất cao mà còn sở hữu kiến thức thiên văn hết sức chính xác.

Vị trí của Mặt Trời trên 11 cột đá trong bức tường lịch đá. Mỗi cột đá đánh dấu vị trí của Mặt Trời khi nó di chuyển 1/20 quỹ đạo của Trái Đất và tháng âm lịch hiện nay (12 tháng) tương ứng với khoảng cách của Mặt Trời di chuyển 1,5 cột đá (3/40 quỹ đạo của Trái Đất) (ảnh: atlantisbolivia.org)
Vị trí của Mặt Trời trên 11 cột đá trong bức tường lịch đá. Mỗi cột đá đánh dấu vị trí của Mặt Trời khi nó di chuyển 1/20 quỹ đạo của Trái Đất và tháng âm lịch hiện nay (12 tháng) tương ứng với khoảng cách của Mặt Trời di chuyển 1,5 cột đá (3/40 quỹ đạo của Trái Đất) (ảnh: atlantisbolivia.org)

Tiwanaku được xây dựng khi nào?

Hiện nay, dựa vào việc phân tích đồng vị phóng xạ carbon, nhiều người vẫn tin rằng đế chế Tiwanaku là những người đã xây dựng nên thành phố Tiwanaku vào những năm từ 200 đến 1000 sau công nguyên.

Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng cấc nhà khảo cổ học đã xác định Tiwanaku là nền văn minh không có chữ viết, đồng thời việc xác định niên đại qua đồng vị phóng xạ carbon chỉ xác định được các đồ vật được chế tác trong niên đại của đế chế Tiwanaku chứ không thể xác định chính xác thời điểm xây dựng của các công trình đá ở Tiwanaku. Một nền văn minh không có chữ viết, chưa biết đến sự tồn tại của bánh xe mà có thể xây dựng nên những công trình vĩ đại, kỳ bí, có trình độ cao và kiến thức thiên văn chính xác như ở thành phố Tiwanaku thì quả là quá kỳ lạ.

Để xác định tuổi của các công trình cổ đại, các nhà thiên văn học và khảo cổ học còn sử dụng đến phương pháp bản đồ thiên văn. Nghĩa là, người ta xác định độ lệch của các công trình cổ đại trong quá khứ và hiện tại trên mặt thiên cầu so với các điểm mốc được biết trước, xác định được quãng đường di chuyển của chúng, từ đó suy ra độ tuổi tương đối của của công trình trong quá khứ so với hiện tại. Đây là phương pháp được phát minh bởi Norman Lockyer, Chủ tịch Cơ quan Quan sát Mặt Trời London từ năm 1909. Phương pháp này sau đó đã được sử dụng để xác định độ tuổi của các công trình cổ đại tại Ai Cập, Châu Á, Châu Âu và Anh.

Các nhà thiên văn và khảo cổ học có thể tính tuổi công trình cổ đại thông qua bản đồ thiên văn (ảnh: wikipedia; bổ sung và Việt hóa bởi TTVN)
Các nhà thiên văn và khảo cổ học có thể tính tuổi công trình cổ đại thông qua bản đồ thiên văn (ảnh: wikipedia; bổ sung và Việt hóa bởi TTVN)

Năm 1930, nhà văn, nhà nghiên cứu Arthur Posnansky (1873–1946) và các đồng sự là tiến sỹ Rolf Müller và Arnold Kohlschütter đã sử dụng phương pháp này để đánh giá độ tuổi của đền Kalasasaya. Arthur xác định rằng bức tường lịch 11 cột đá khi được xây dựng phải nằm trọn trong 1 đường kinh tuyến, đồng thời khoảng cách giữa 2 cột đá bên ngoài phải phù hợp để Mặt Trời tại 2 điểm đông chí và hạ chí xuất hiện tại chính giữa cột đá.

Dựa vào:

  • độ lệch vị trí Mặt Trời tại các cột đá vào thời điểm đo (năm 1930) so với vị trí Mặt Trời tại các cột đá tại thời điểm bắt đầu xây dựng đền Kalasasaya (vị trí mốc),
  • giá trị độ nghiêng mặt phẳng hoàng đạo (so mặt phẳng xích đạo của Trái Đất) vào thời điểm đo năm 1930 là 23° 27′ 
  • công thức xác định độ nghiêng mặt phẳng hoàng đạo được đưa ra tại hội nghị thiên văn quốc tế tại Paris năm 1911,

Arthur Posnansky và các đồng sự xác đã xác định được độ nghiêng của mặt phẳng hoàng đạo (so với mặt phẳng xích đạo của Trái Đất) khi xây dựng Kalasasaya.

Arthur Posnansky và các đồng sự xác định rằng việc xây dựng Kalasasaya ở Tiwanaku đã diễn ra trong 3 giai đoạn, giai đoạn đầu tiên là khi Trái Đất có độ nghiêng mặt phẳng hoàng đạo là 23° 8′ 48″, tương ứng với thời gian 15.450 năm trước công nguyên. Tức là, đến nay, phần cổ nhất của Kalasasaya đã có tuổi thọ hơn 17.000 năm. Dưới đây là đồ thị biểu thị độ lệch của trục Trái Đất cùng với thời gian trong quá khứ được Arthur Posnansky và các đồng sự của ông sử dụng để xác định độ tuổi của Tiwanaku.

Đồ thị biến thiên độ nghiêng của mặt phẳng hoàng đạo theo công thức năm 1911 và thời gian tương ứng để xác định tuổi thọ của Kalasasaya ở Tiwanaku (nguồn: bibliotecapleyades.net)
Đồ thị biến thiên độ nghiêng của mặt phẳng hoàng đạo theo công thức năm 1911 và thời gian tương ứng để xác định tuổi thọ của Kalasasaya ở Tiwanaku (nguồn: bibliotecapleyades.net)

Khám phá về tuổi thọ Tiwanaku của Arthur Posnansky cũng gây ra khá nhiều tranh cãi trong giới khoa học, tuy nhiên ông không phải là trường hợp duy nhất cho rằng Tiwanaku có tuổi thọ trên 10.000 năm. Trong cuốn sách có tên “Lịch của Tiahuanaco: Khám phá về hệ thống đo lường thời gian của nền văn minh cổ nhất trên thế giới”, Giáo sư Hans Schindler-Bellamy tin rằng Tiwanaku đã được xây dựng 12.000 năm trước thời đại hiện nay.

Tuy các tảng đá lớn không thể áp dụng phương pháp đồng vị carbon, các nhà khảo cổ tìm thấy rất nhiều các tảng đá trong khu di chỉ tại Tiwanaku có độ sâu 2m dưới mặt đất. Họ tính toán rằng, nếu Tiwanaku chỉ được xây dựng và bỏ lại từ khoảng thế kỷ 12 sau công nguyên thì dòng chảy của nước và sự bồi đắp của gió từ các khu vực xung quanh không thể đủ để chôn các di chỉ này ở độ sâu như vậy tại vùng đất khô cằn này.

Thiện Tâm tổng hợp

Xem thêm: