Tất cả màn hình TV, smartphone và màn hình máy tính mà chúng ta bỏ đi, hay gọi chung là rác thải điện tử, sẽ phải được đổ đi đâu đó…

Các công nhân Trung Quốc đang vận chuyển các tivi bóng đèn điện tử cũ để tái chế tại một sân tập kết trong thành phố Nội Giang, Tứ Xuyên, năm 2013 (ảnh: Liu Aiguo - ImageChina)
Các công nhân Trung Quốc đang vận chuyển các tivi bóng đèn điện tử cũ để tái chế tại một sân tập kết trong thành phố Nội Giang, Tứ Xuyên, năm 2013 (ảnh: Liu Aiguo – ImageChina)

Ở phía đông và đông nam châu Á, các thiết bị điện tử bị bỏ đi đang chất đống với một tốc độ đáng báo động. Một báo cáo mới cho thấy rằng hàng triệu tấn rác thải điện tử đã được tạo ra trong 5 năm qua ở khu vực này, có nguy cơ gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Nghiên cứu của Trường đại học Liên Hợp Quốc (UNU) về 12 nước – Campuchia, Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam – cho biết số lượng rác thải điện tử được tạo ra ở khu vực này từ năm  2010 đến 2015 tăng trung bình 63% mỗi năm.

Ví dụ, ở Trung Quốc, lượng rác thải điện tử tăng hơn gấp đôi, lên thành  6,7 triệu tấn trong 5 năm. Nhưng Hồng Kong, Singapore và Đài Loan là nơi tạo ra rác thải điện tử bình quân theo đầu người cao nhất.

Các nước phía Tây cũng không phải ngoại lệ, tỉ lệ đóng góp rác thải điện tử trên đầu người của ở châu Á là 3,7kg trong khi đó lượng rác thải điện tử trên đầu người ở châu Âu và Mỹ là 15,6kg.

Một lượng rác thải điện tử khổng lồ từ Mỹ và các quốc gia khác cũng tập kết ở các nước đang phát triển. Báo cáo của The Intercept năm 2016 cho biết khoảng 1/3 các thiết bị điện tử của Mỹ kết thúc hành trình ở các nước như Đài Loan, Pakisstan và Kenya, nơi mà chúng được tháo dỡ tại các công xưởng thủ công.

“Ngay cả khi các sản phẩm điện tử đã qua sử dụng và còn tốt này được nhập khẩu với thiện ý và hợp pháp, chúng vẫn là nguồn gốc của khối lượng lớn rác thải điện tử, bởi vì chúng là các sản phẩm đã lỗi thời và không có thị trường thậm trí ở các nước đang phát triển”, báo cáo của UNU kết luận.

(ảnh: Chen Jie Gx - ImageChina)
(ảnh: Chen Jie Gx – ImageChina)

Theo báo cáo này, châu Á vừa là nơi sản xuất lớn nhất vừa là nơi tiêu thụ mạnh nhất các sản phẩm điện tử trên thế giới. Lý do cho khối lượng rác thải điện tử ngày càng gia tăng ở châu Á là sự gia tăng trong tiêu dùng, cùng với hiện tượng các sản phẩm điện tử có tính năng mới liên tục được ra đời với số lượng lớn và vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn lại.

>> Tại sao phải mua điện thoại mới? Điện thoại tốt nhất là cái bạn đang dùng

Đồng hành cùng với sự gia tăng rác thải điện tử này, người ta có xu hướng phá hủy hoặc đốt cháy ngoài trời các thiết bị điện tử cũ – dẫn đến những tác động về môi trường và ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng do hóa chất độc hại và kim loại nặng như chì và thủy ngân bị rò rỉ.

Các hoạt động tái chế thủ công cũng là vấn đề. Bản báo cáo cho biết nhiều đơn vị tái chế đang sử dụng hóa chất trong quá trình “bể axit” hóa để tách vàng, bạc, paladin và đồng từ các bo mạch và dây dẫn.

“Tiếp xúc gián tiếp với các chất độc hại cũng là một nguyên nhân của nhiều bệnh tật. Đặc biệt là đối với các hộ gia đình thực hiện các công tác tái chế nhỏ lẻ, những người thường sinh hoạt và làm việc tại cùng một địa điểm, cũng như cộng đồng sống trong và xung quanh khu vực tái chế tự phát,” Deepali Sinha Khetriwal, nhân viên chương trình liên kết tại UNU, đồng tác giả của báo cáo cho biết trong một tuyên bố.

“Việc gia tăng gánh nặng đối với hệ thống thu gom và xử lý chất thải hiện tại dẫn đến việc tái chế và xử lý rác thải điện tử không an toàn cho môi trường,” đồng tác giả, người đứng đầu chương trình tái chế bền vững của UNU, Ruedieger Kuehr cho biết.

Theo Mashable,
Thiện Tâm biên dịch

Xem thêm: