Ô nhiễm đô thị là một vấn đề lớn đối nhiều thành phố khắp thế giới. Chất lượng không khí tệ hại có thể gây ra nhiều bệnh mãn tính như hen suyễn, và làm người ta không thể có nhiều hoạt động ngoài trời như đi bộ hay đạp xe đạp.

(ảnh: Green City Solutions)
(ảnh: Green City Solutions)

Giải pháp dễ thấy là trồng thêm nhiều mảng xanh, giúp tăng chất lượng không khí và lọc bụi hữu hiệu. Nhưng khi giá đất đai trong thành phố ngày càng đắt đỏ, người ta càng dễ dùng đất làm nhà ở thay vì công viên.

Một công ty khởi nghiệp của Đức đang đề xuất giải pháp táo bạo: một “bảng hiệu” kết hợp giữa công nghệ sinh học và Internet của vạn vật (IoT), thiết bị có tên CityTree.

Đây không phải cái cây (tree) thực sự, mà là một quần thể rêu dày đặc, nhìn từ xa hệt như một bảng hiệu màu xanh bình thường nào đó trong đô thị. Trong một khu vực rộng 3,5 m2, thiết bị này có khả năng lọc bụi mịn, NO2 và CO2 tương đương với 275 cái cây (khoảng 250g bụi mịn/ngày, và góp phần thu giữ 240 tấn CO2/năm).

>> Hà Nội ô nhiễm không khí ở mức báo động: Bạn có thể làm gì?

(ảnh: Green City Solutions)
(ảnh: Green City Solutions)
(ảnh: Green City Solutions)
(ảnh: Green City Solutions)

Người ta chọn dùng rêu là vì các đặc tính sinh học của nó. Rêu có vô số chiếc lá li ti, do đó diện tích bề mặt lá của loại thực vật này là cao hơn bất kỳ cái cây nào, từ đó tăng khả năng bắt giữ các chất ô nhiễm.

CityTree không chỉ làm sạch không khí trong bán kính 50m, nó còn có thể làm một tấm bảng hiệu, hiển thị các chữ cái, hình ảnh hay dữ liệu kỹ thuật số (mã QR, kết nối không dây iBeacon, NFC).

“Bảng hiệu rêu” cao 4m, rộng 3m, dày 2m và có thể lắp kèm băng ghế. Thiết bị này tự tạo ra và sử dụng điện năng nhờ tấm năng lượng mặt trời; nước mưa được thu thập và tự động tái phân bổ cho rêu qua hệ thống dẫn nước bên trong. Các cảm biến sẽ tự động thu thập dữ liệu hoạt động và hiệu suất của CityTree. Vì thế, về cơ bản thiết bị này là tự động và không cần người quản lý hay theo dõi thường xuyên.

(ảnh: Green City Solutions)
(ảnh: Green City Solutions)
(ảnh: Green City Solutions)
(ảnh: Green City Solutions)

Vị trí của thiết bị cũng được chọn kĩ lưỡng, thường là nơi có mật độ giao thông dày đặc và ít gió. Các nhà phát minh cho biết họ đang thử nghiệm một hệ thống thông gió để đưa không khí bẩn đi qua ‘cái cây’ này.

Theo CNN, các thành phố có thể đầu tư cho CityTree với giá mỗi thiết bị là 25.000 USD, và công ty này đã lắp đặt khoảng 20 cái ở các thành phố như Oslo, Paris, Hồng Kông… và đang mở rộng sang Italy, Ấn Độ.

Dù đây không phải một cái cây thật và đồ sộ với bóng mát xanh tươi, nó vẫn là ý tưởng sáng tạo đáng xem xét để làm sạch không khí.

Video CEO Dénes Honus giải thích về khả năng của CityTree:

Theo TreeHugger, CNN
Phong Trần tổng hợp

Xem thêm: