Các bộ phim về ngày tận thế, từ thiên tai cho đến người ngoài hành tinh… mang đến những cảm xúc rất mạnh cho người xem. Nhưng viễn cảnh sự hủy diệt của thế giới được các nhà khoa học đưa ra dựa trên các nghiên cứu thậm chí còn đáng sợ hơn nhiều các câu chuyện phim ảnh Hollywood.

Từ đại dịch nấm cho đến cuộc nổi loạn của người máy, sau đây là 9 viễn cảnh đáng sợ về ngày tận thế mà các nhà khoa học dự báo trong tương lai.

1. Trái Đất nóng lên

Đảo Maldives, một địa điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng hiện đang bị đe dọa bởi mực nước biển gia tăng
Đảo Maldives, một địa điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng hiện đang bị đe dọa bởi mực nước biển gia tăng

Đáng sợ hơn bất cứ viễn cảnh nào về ngày tận thế, sự biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất mà Trái Đất đang phải đối mặt, đây là điều mà rất nhiều nhà khoa học nhận định.

Biến đổi khí hậu toàn cầu có thể khiến các hiện tượng khí hậu cực đoan ngày càng trở nên nghiêm trọng, gia tăng hạn hán ở một số khu vực, thay đổi phân bố của động vật và các dịch bệnh trên toàn thế giới, và khiến cho các khu vực thấp trên Trái Đất bị ngập do nước biển dâng cao.

Những thay đổi liên tục này sẽ dẫn đến sự bất ổn về chính trị, hạn hán nghiêm trọng, nạn đói, hệ sinh thái sụp đổ và các thay đổi khác khiến cho Trái Đất không còn là nơi phù hợp cho sự sống con người.

2. Thiên thạch rơi

Thiên thạch nổ ở Chelyabinsk, Nga vào ngày 15/2/2013
Thiên thạch nổ ở Chelyabinsk, Nga vào ngày 15/2/2013

Đây là đề tài mà các bộ phim vẫn khai thác, nhưng các nhà khoa học thực sự lo lắng rằng một một thiên thạch rơi sẽ quét sạch Trái Đất. Một thiên thạch khổng lồ có thể đã đặt dấu chấm hết cho loại khủng long trên Trái Đất, và trong sự kiện Tunguska, một thiên thạch lớn đã phá hủy một khu vực rừng Siberia có diện tích 2.000km2 trong năm 1908.

Điều đáng sợ hơn là, các nhà thiên văn học chỉ mới biết được một phần nhỏ trong các thiên thạch đang lang thang trong hệ Mặt Trời.

>> Một tiểu hành tinh vừa bay sượt qua Trái Đất

3. Đại dịch

Các tác nhân gây bệnh mới được tìm thấy mỗi ngày: Cách đại dịch gần đây bao gồm SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng), cúm gà và gần đây nhất là MERS (hội chứng viêm đường hô hấp) bắt nguồn từ Ả rập Saudi. Trong nền kinh tế toàn cầu và giao thông thuận tiện, một căn bệnh chết người có thể sẽ lan rộng nhanh như đám cháy rừng.

“Mối đe dọa từ một đại dịch toàn cầu là rất cao”, theo Joseph Miller, đồng tác giả của cuốn sách “Biology – Sinh học (Xuất bản bởi Prentice 2010).

>> Virus COVID-19 mang đặc tính của robot nano sát thủ hoàn hảo

4. Bệnh truyền nhiễm do nấm

Embed from Getty Images

Dù các vi khuẩn là rất nguy hiểm, nhưng mối đe dọa từ nấm còn đáng sợ hơn rất nhiều, theo David Wake, quản lý tại Bảo tàng Động vật có xương sống tại Đại học California, thành phố Berkeley.

“Chúng tôi phát hiện một loại bệnh nấm mới có sức tàn phá khủng khiếp đối với các loài lưỡng cư”, ông Wake nói rằng loại nấm có tên Chytrid đang quét sạch loài ếch ở Mỹ.

Nếu có một loại nấm tương tự xuất hiện với con người thì hậu quả sẽ rất thảm khốc. Và, mặc dù vi khuẩn là nguy hiểm chết người nhưng chúng ta có nhiều loại kháng sinh có thể kháng khuẩn. Trong khi đó, chúng ta rất hạn chế trong việc hiểu và điều trị các nhiễm trùng gây ra bởi loại nấm này, ông Wake chia sẻ với tạp chí Live Science.

5. Bệnh nhân tạo

Các bệnh tật có nguồn gốc tự nhiên không phải là đe dọa duy nhất. Vào năm 2011, cộng đồng khoa học phẫn nộ khi các nhà nghiên cứu đã cố tình tạo ra một biến thể của virus cúm gà H5N1, loại virus có thể lây truyền ở chồn sương và qua không khí.

Vụ việc này làm dấy lên lo ngại rằng các căn bệnh nhân tạo chết người có thể vô tình bị lọt ra ngoài phòng thí nghiệm hoặc bị phát tán một cách có chủ ý, gây nên một đại dịch toàn cầu.

>> Vì sao xuất hiện nghi vấn virus viêm phổi Vũ Hán là nhân tạo?

6. Chiến tranh hạt nhân hủy diệt

(ảnh qua Youtube)
(ảnh qua Youtube)

Rất nhiều nhà khoa học vẫn lo lắng về mối đe dọa kết thúc thế giới đã có từ lâu: chiến tranh hạt nhân toàn cầu.

Ngoài mối nguy hiểm khó lường từ lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và các nỗ lực hạt nhân bí mật của Iran, các kho dự trữ vũ khí hạt nhân khổng lồ có thể tàn phá thế giới nếu rơi vào tay những kẻ xấu.

Tháng 1/2017, Bản tin Khoa học nguyên tử đã tăng kim Đồng hồ Ngày tận thế thêm 30 giây và chỉ còn kém 2 phút rưỡi là đến nửa đêm. Đồng hồ Ngày tận thế (Doomsday Clock) là chiếc đồng hồ mang tính tượng trưng được ban lãnh đạo của tờ báo Bản tin khoa học nguyên tử thuộc Đại học Chicago lập ra năm 1947 nhằm đưa ra mức độ cảnh báo về thời điểm tận thế của thế giới do chiến tranh hạt nhân, do vũ sinh học hoặc biến đổi khí hậu. Theo đó, hiểm họa càng lớn bao nhiêu thì chiếc đồng hồ càng chạy gần lại thời điểm nửa đêm bấy nhiêu.

>> Khi nào thì Tổng thống Mỹ có thể kích hoạt bom nguyên tử?

7. Người máy nổi dậy

Bộ phim Terminator (Kẻ hủy diệt) có thể là một viễn tưởng khoa học, nhưng các máy móc giết người đã không còn xa so với thực tế. Liên Hiệp Quốc năm 2013 đã kêu gọi một lệnh cấm về robot sát thủ – nguyên nhân có thể là vì các chuyên gia lo ngại rằng một số nước đang phát triển chúng.

Nhiều nhà khoa học máy tính đang lo lắng về thời điểm mà trí tuệ nhân tạo vượt trên sự thông minh của người, viễn cảnh này cũng không còn xa nữa. Việc người máy sẽ là những trợ thủ đắc lực hay là tai họa của nhân loại vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Nhưng hậu quả sẽ ra sao nếu một ngày kia xuất hiện những con robot có trí tuệ nhân tạo và được trang bị vũ khí giết người?

>> Stephen Hawking: Trí tuệ nhân tạo có thể là dấu chấm hết cho loài người

8. Bùng nổ dân số thế giới

tang dan so

Sự sợ hãi về một thế giới bùng nổ dân số đã xuất hiện từ thế kỷ 18, khi mà Thomas Matthus dự đoán rằng dân số phát triển quá mức sẽ gây ra nạn đói nghiêm trọng và tác động lớn đến Trái Đất.

Với dân số thế giới là 7 tỷ người và không ngừng tăng lên, nhiều người cho rằng tốc độ tăng trưởng dân số là một trong những mối đe dọa chính đối với hành tinh. Tất nhiên, không phải ai cũng đồng ý với ý kiến này. Rất nhiều người nghĩ rằng tốc độ tăng trưởng dân số sẽ ổn định trong vòng 50 năm tới và rằng nhân loại sẽ xử lý được những hậu quả tiêu cực của bùng nổ dân số.

>> Thí nghiệm: Cho chuột sống ở ‘thiên đường’ kết quả lại là sự tuyệt diệt

9. Hiệu ứng quả cầu tuyết

Theo tác giả Miller, tuy các viễn cảnh trên đều có thể xảy ra, hầu hết các nhà khoa học lại cho rằng hiệu ứng quả cầu tuyết của nhiều vấn đề là có khả năng cao nhất.

Ví dụ, hiện tượng ấm lên toàn cầu có thể tăng số lượng các tác nhân gây bệnh trong khí cũng như tạo ra sự thay đổi lớn về khí hậu. Đồng thời, sự sụp đổ của hệ sinh thái có thể gây khó khăn trong việc sản xuất lương thực, không có ong để thụ phấn cho cây trồng hoặc không có cây cối để làm sạch nước nông nghiệp. Vì vậy, thay vì một thảm họa lớn, các nhân tố nhỏ kết hợp có thể làm xấu dần cuộc sống trên Trái Đất khiến nó từ từ bị suy thoái.

Trong kịch bản đó, ngày tận thế của Trái Đất sẽ không diễn ra chớp nhoáng, mà sẽ bị rút tỉa và bào mòn dần dần.

Theo Live Science,
Thiện Tâm biên dịch

Xem thêm: