Theo con số chính thức được công bố, số rác thải nhựa toàn cầu nhiều đến mức nếu đem chia đều cho dân số thế giới, mỗi người sẽ “gánh” khoảng 1 tấn rác. Một di sản chúng ta để lại là những vi hạt nhựa li ti, nhiều màu sắc và cực kỳ bền trong tự nhiên.

rac thai nhua 1
Chúng ta đã tạo ra nhiều tỷ tấn rác thải nhựa kể từ năm 1950, và hầu hết trong số đó bị thải ra môi trường. (Ảnh: deviantart)

Trong một nghiên cứu đăng ngày 19/7 trên tờ Science Advances, lần đầu tiên, người ta xem xét tổng quát mọi sản phẩm nhựa từng được sản xuất. Và thực trạng không lấy làm tươi sáng cho lắm.

Tính từ năm 1950 cho tới ngày nay, các nhà nghiên cứu đưa ra con số 8,3 tỷ tấn nhựa, đủ để đổ cao đến mắt cá chân một diện tích gấp 8 lần đất nước Việt Nam.

Và một con số nữa còn đáng lo hơn: một nửa số nhựa trên được sản xuất trong 13 năm qua (từ 2004 tới nay) và chỉ có 9% tổng số nhựa được tái chế.

Vậy 91% còn lại đi đâu?

Khoảng 12% được đốt đi (cách người ta hay dùng để loại bỏ nhựa). Còn lại đều nằm ở các bãi chôn, hoặc tệ hơn, trôi nổi ngoài môi trường.

Đây là một báo cáo rất hữu ích, bởi trước đây mọi người mới chỉ phỏng đoán chứ chưa đào sâu tổng hợp dữ liệu đồ sộ để tính toán ra con số chính xác.

Ngoài ra, theo một nghiên cứu năm 2014, có hơn 5 nghìn tỷ mẩu nhựa đang trôi nổi dưới biển, 92% trong số đó là vi hạt nhựa có kích cỡ dưới 5mm.

>> Nghiên cứu: Hầu hết muối biển đều bị nhiễm vi hạt nhựa

da ket nhua
“Đá kết nhựa” tìm thấy ở bãi biển Kamilo. Nó bao gồm “đá basalt (đá tổ ong), san hô, vỏ sò ốc và vụn gỗ” được “gắn kết với nhau bằng các hạt cát, trong một ma trận chất dẻo” (Ảnh: Patricia Corcoran)

Vậy vì sao người ta không đơn giản là đốt hết đi? Một lý do là: chế tạo nhựa mới thì rẻ hơn là xử lý nhựa cũ. Nếu xu hướng này vẫn tiếp tục, chúng ta sẽ có 12 tỷ tấn rác thải nhựa phải chôn hoặc trôi nổi ngoài môi trường vào năm 2050.

Một lý do nữa là có quá nhiều loại nhựa phải phân ra. “Việc tái chế nhựa ít ỏi đơn giản là vì không có nhiều lợi ích kinh tế,” theo Roland Geyer – nhà sinh thái học công nghiệp tại ĐH California, và cũng là 1 tác giả của nghiên cứu trên.

Video các vi hạt nhựa xâm nhập vào các sinh vật phù du – tầng thấp nhất của chuỗi thức ăn

Theo theatlantic.com, TroyMedia.com
Phong Trần tổng hợp

Xem thêm: